Phát hiện bốn loài sâu biển mới
Theo một nghiên cứu mới, nhóm sâu biển Elvis sống ở đáy biển sâu gồm có ít nhất bốn loài khác nhau.
Những loài mới này được các nhà khoa học thu thập trong vài năm qua. Về mặt kỹ thuật, bốn loài này là sâu có vảy, tuy nhiên các nhà nghiên cứu lại gọi chúng là sâu Elvis do vẻ ngoài độc đáo của chúng.
Những con sâu có vảy sống ở biển sâu này chưng ra lớp vỏ phiến mái óng ánh, nên gợi nhớ đến phong cách thời trang lấp lánh của ông vua dòng nhạc Rock’n'roll.
Các nhà khoa học gần đây mới phân biệt được sự khác nhau giữa các loài sâu Elvis nhờ phân tích gen. Các nhà nghiên cứu đã mô tả bốn loài này – Peinaleopolynoe goffrediae, P. mine, P. orphanae và P. elvisi trong một bài báo mới được công bố trên tạp chí ZooKeys.
Loài Peinaleoplynoe Orphanae với vẻ ngoài lộng lẫy
Đó là một điều bí ẩn khi sống ở nơi gần như bóng tối mà chúng lại lấp lánh như vậy
Bên dưới lớp vảy lấp lánh của chúng là những cấu trúc phân nhánh giống như phổi. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ cơ quan này đã tiến hóa phức tạp để giúp cho những con sâu có thể thở trong môi trường oxy thấp. Hầu hết các loài sâu Elvis đều được tìm thấy gần xác cá voi và các dạng hữu cơ đang phân hủy khác. Một trong những loài mới được đặt tên này được tìm thấy đang sống ở gần một lỗ thông hơi thủy nhiệt.
Tất cả bốn loài mới được đặt tên này đều được phát hiện ở độ sâu ít nhất 1000 mét dưới mặt nước biển – quá sâu để ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới.
So sánh bốn loài mới
Sâu Elvis không có mắt trong khi một số sinh vật biển sâu vẫn có. Những con sâu này cũng không tự tạo ra ánh sáng, và chúng không thể nhìn thấy ánh sáng mà không có mắt, vì vậy lớp vỏ óng ánh của chúng không phục vụ cho mục đích giao tiếp.
Thay vào đó, các nhà khoa học cho rằng lớp vảy lấp lánh của chúng mang đến một số lợi ích phòng thủ. Những kẻ săn mồi ở dưới đáy biển sâu có đèn dưới mắt có thể bị chói mắt khi nhìn vào sâu Elvis. Cũng có thể, màu sắc óng ánh ở lớp vỏ của chúng không đóng vai trò chức năng nào cả.
Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận ra thứ mà họ cho là các vết khía trên vỏ của những con sâu. Sau khi quay một cặp sâu đánh nhau, các nhà khoa học đã nhận ra họ không nhìn đến các vết khía. “Mãi cho đến khi chúng tôi xem đoạn phim chúng đang đánh nhau thì nó mới xuất hiện. Kiểu như ‘đợi đã, có thứ này ở trong lớp vảy, những vết khía này, là vết cắn”. Greg Rouse, một nhà sinh vật học hải dương tại Viện Hải dương học Scripps của Đại học California, San Diego cho biết.
Bạn thậm chí có thể thấy vết cắn trên cơ thể kẻ chiến thắng
Giải mã âm thanh bí ẩn, đánh đố con người dưới lòng đại dương
Thời Chiến tranh Lạnh, một âm thanh bí ẩn có tên 'Quacker' trong lòng đại dương được ghi lại. Tốc độ âm thanh kỳ lạ này lớn hơn nhiều so với tốc độ tàu ngầm hay bất cứ sinh vật biển nào từng được biết đến.
Vào những năm 1960, các thiết bị công nghệ cao đặt tại Bắc cực và Đại Tây Dương có nhiệm vụ thu nhận tín hiệu từ lòng đại dương của Liên Xô lần đầu tiên thu được một âm thanh bí ẩn.
Âm thanh này xuất hiện ít dần vào những năm 1980 và từ từ biến mất. Các chuyên gia cho hay âm thanh kỳ lạ nghe khá giống âm thanh của một con ếch bị ngập nước.
Giới khoa học gọi âm thanh kỳ quái này là "Quacker" (tiếng vịt kêu). Ngay sau khi thu được âm thanh bí ẩn trên, các nhà khoa học vào cuộc truy tìm nguồn gốc của nó.
Theo các chuyên gia, âm thanh Quacker tự động tránh các tàu ngầm và sóng siêu âm.
Tốc độ của âm thanh bí ẩn này lên đến 200 km/h. Tốc độ này lớn hơn nhiều lần so với tốc độ tàu ngầm của các nước thời điểm trên.
Vì vậy, giả thuyết cho rằng, Quacker có nguồn gốc từ tàu ngầm bị giới khoa học loại bỏ.
Một số nhà khoa học đặt ra những giả thuyết khác như đây là âm thanh của loài sinh vật biển kỳ lạ mà con người chưa biết đến.
Thậm chí, có giả thuyết có phần điên rồ cho rằng âm thanh lạ mà con người thu được dưới lòng đại dương có liên quan đến người ngoài hành tinh hay thậm chí là tiếng động đến từ các công nghệ, vũ khí quân sự bí mật.
Phải đến năm 2014, các chuyên gia tại Trung tâm Khoa học Thủy sản của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho hay đã giải mã thành công nguồn phát của âm thanh bí ẩn trên.
Các chuyên gia xác định âm thanh Quacker phát ra từ loài cá voi minke Nam Cực. Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu gắn micro vào 2 con cá voi minke Nam Cực. Trong quá trình theo dõi chúng, các nhà khoa học phát hiện hai con vật này tạo ra âm thanh bí ẩn đánh đố nhân loại suốt nhiều thập kỷ.
Mời độc giả xem video: Đại dương đang 'ngạt thở' vì rác nhựa từ châu Á. Nguồn: VTV24.
Ngón tay tử thần đóng băng mọi sinh vật biển như phim bom tấn Chỉ trong tích tắc, mọi sinh vật đóng băng trong vòng xoáy cực khủng của tử thần. Clip ngón tay tử thần đóng băng mọi sinh vật biển như phim bom tấn: Các sinh vật đang tung tăng bơi lội, bỗng từ ở đáy đại dương, một "ngón tay" khổng lồ chỉ xuống. Mọi sự sống đóng băng, mọi sinh vật bị hút...