Phát hiện bộ sưu tập cổ vật quý hiếm
Một bộ sưu tập gồm đĩa, hũ, chum, đèn và một số cổ vật quý hiếm khác bằng chất liệu gốm sứ cổ thời Trần, Lê – Mạc có niên đại từ thế kỷ XIV – XVI vừa được phát hiện trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Một trong số những cổ vật quý hiếm được phát hiện tại huyện Nghi Xuân
Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết các cán bộ chuyên môn của cơ quan này vừa phát hiện được một bộ sưu tập cổ vật quý hiếm bằng chất liệu gốm sứ cổ thời Trần, Lê – Mạc có niên đại từ thế kỷ XIV – XVI trong quá trình sưu tập các tài liệu hiện vật trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Nhóm các cổ vật quý hiếm và độc đáo được phát hiện và sưu tập trên địa bàn các xã Xuân Hoa, Xuân Mỹ và Xuân Viên thuộc huyện Nghi Xuân. Bộ sưu tập gồm có đĩa, hũ (bình), chum, đèn và một số đồ vật quý hiếm khác.
Trong đó, chiếc đĩa cổ thời Lê (đĩa chàm Lê) được làm bằng chất liệu gốm, phủ men rạn trắng ngà, trang trí các họa tiết hoa văn màu xanh lam, có kích thước lớn với đường kính miệng 25 cm, đường kính đế 15 cm. Trong lòng đĩa được trang trí hai vòng tròn đồng tâm khép kín, chính giữa được tạo dáng hoa văn hoa lá, mặt trên có hai vòng tròn đồng tâm, ở giữa là các họa tiết hoa văn lá dây leo cách điệu nối liền nhau.
Video đang HOT
Chiếc chum làm bằng chất liệu gốm mỏng nhẹ, mặt ngoài phủ men ngà
Hai chiếc hũ (bình) thời Trần được làm bằng chất liệu gốm màu, kiểu dáng miệng chụm, đế loe, chiếc lớn có kích thước cao 40 cm, đường kính miệng 20 cm, đường kính đế 25 cm, thân bình phủ men màu nâu sẫm, có các hoa văn hình đường thẳng song song, phía trên miệng được phủ lớp men màu nâu đỏ, xung quanh được điểm hai vòng tròn gờ nổi đồng tâm.
Chiếc chum được làm bằng chất liệu gốm mỏng nhẹ, mặt ngoài phủ men ngà, màu trắng đục sáng bóng. Miệng và đế chum chụm lại, hai bên thành chum phình ra, có kích thước cao 50 cm, đường kính miệng 15 cm, đường kính đế 20 cm.
Đặc biệt, các cán bộ còn phát hiện chiếc chân đèn cổ thời Mạc (thế kỷ XVI) được chế tác bằng chất liệu gốm sứ màu trắng đục, men rạn, hình vuông kiểu chân tháp, chân đèn trang trí hoa văn hình dây leo, màu xanh lam, thân chân đèn 4 mặt được trang trí bằng hoa văn hình dây leo, màu xanh lam, thân chân đèn 4 mặt đều trang trí các họa tiết hoa văn hình hoa lá, dây leo cách điệu, ở 4 góc phía trên trang trí hình đầu Lân, mặt trên là biểu tượng hình bông sen cách điệu. Chân đèn có kích thước cao 40 cm.
Chân đèn màu tam thể thời nhà Mạc
Đây là chiếc chân đèn màu tam thể thời nhà Mạc, được tạo dáng cầu kỳ và rất đẹp, là cổ vật độc đáo, quý hiếm, lần đầu tiên được tìm thấy ở Hà Tĩnh và được bổ sung vào các cổ vật thời kỳ nhà Mạc vốn rất hiếm trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.
“Việc tìm thấy những bộ sưu tập cổ vật quý hiếm đó đã giúp các nhà nghiên cứu khảo cổ tìm hiểu thêm về địa bàn phát hiện và phân bố các di chỉ khảo cổ học liên quan đến các thời kỳ lịch sử trong giai đoạn Lý – Trần – Lê – Mạc trên địa bàn huyện Nghi Xuân, cần được sưu tầm, bảo tồn và tiếp tục nghiên cứu” – ông Lê Bá Hạnh cho biết.
Theo Ly An
Quảng Ngãi: Tìm thấy 40.000 cổ vật trên con tàu đắm
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, xác tàu cổ đắm ó giá trị to lớn trong quá trình nghiên cứu việc giao thương, mua bán của con đường tơ lụa trên biển.
Chồng chậu gồm 11 chiếc chậu gốm tráng men nâu kết dính thành khối cùng san hô và tiền đồng có dấu hiệu bị cháy
Ngày 3/1, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi cho biết UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt kết quả chỉ định thầu đơn vị khai quật khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn là Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (TP.HCM).
UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi và Bảo tàng Quảng Ngãi chủ trì, thực hiện khai quật, đồng thời mời một số chuyên gia khảo cổ học của Bộ VH-TT-DL tham gia khai quật, xử lý, giám định cổ vật; huy động lực lượng công an, biên phòng bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường con tàu cổ đắm...
Trước đó, trên cơ sở kết quả đợt thăm dò, khảo sát, các ngành chức năng xác định tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển có chiều dài 22 m, chiều ngang 4,8 m, mặt trên của tàu chia làm nhiều khoang đã bị phá vỡ và biến dạng. Vị trí tàu cổ đắm dưới biển cách bờ khi thủy triều lên là 150 m, khi thủy triều xuống là 70 m.
Tàu cổ đắm được xác định là thương thuyền của con đường tơ lụa trên biển, đi từ bắc xuống nam gặp mưa bão nên phải neo trú tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển chờ sóng êm để tiếp tục hành trình. Trong thời gian neo trú có thể tàu bị phát hỏa bốc cháy, chìm và gặp biển động nên xác tàu bị cát vùi lấp rất nhanh. Vì vậy, toàn bộ lượng hàng hóa được bảo quản tương đối tốt. Qua giám định, mẫu vật trên con tàu cổ đắm thu hồi từ việc lặn tìm trái phép của ngư dân, được chia thành 2 loại: đồ celadon men ngọc cao cấp và đồ gốm tráng men thông dụng có niên đại khoảng thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Ước tính số lượng cổ vật trên tàu khoảng 40.000 món.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, xác tàu cổ đắm ó giá trị to lớn trong quá trình nghiên cứu việc giao thương, mua bán của con đường tơ lụa trên biển; do vậy sau khi trục vớt, con tàu đắm này sẽ tổ chức trưng bày, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà khảo cổ học... tìm hiểu kỹ hơn về nguyên liệu, thiết kế của tàu cách đây khoảng hơn 600 năm, mà trước đây chưa có tàu cổ đắm nào được trục vớt.
Vào năm 1999, cũng tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, các ngành chức năng ở Quảng Ngãi phối hợp với Tổng công ty trục vớt và cứu hộ Visal (Cục Hàng hải, Bộ GTVT) thăm dò, khai quật đã phát hiện một chiếc tàu cổ đắm nằm cách bờ khoảng 20 m, ở độ sâu khoảng 4,5 m. Con tàu đắm này dạng thuyền buồm, có chiều dài khoảng 21 m, trên tàu có nhiều dây cột buồm bị cháy, các cổ vật gốm sứ bị cháy. Kết quả khai quật thu được nhiều cổ vật gốm sứ, đồ đá, đồ đồng ở các niên đại khác nhau, như đồ gốm sứ sử dụng của các thủy thủ ở thế kỷ 15, còn hàng hóa gốm sứ, đồ đồng buôn bán ở thế kỷ 17. Các cổ vật gốm sứ trên con tàu cổ đắm này bị ngư dân dùng mìn khai thác nên bị hủy hoại toàn bộ. Cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước sau đó cũng dừng lại.
Từ những phát hiện trên, các nhà khảo cổ học khẳng định vùng biển thôn Châu Thuận Biển có nhiều thương thuyền của con đường tơ lụa trên biển bị đắm chìm. Đây là tài sản quý giá của quốc gia cần được nghiên cứu, khai thác và phát huy giá trị.
Hơn 40,6 tỉ đồng thực hiện khai quật, xử lý hiện vật
Theo phương án khai quật khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt, thời gian khai quật là 60 ngày với diện tích khai quật 600 m2. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện khai quật, xử lý hiện vật sau khai quật khoảng hơn 40,6 tỉ đồng. Tổ chức cá nhân được giao thăm dò, khai quật, trục vớt cổ vật có trách nhiệm ứng trước toàn bộ kinh phí để thực hiện theo phương án. Chậm nhất đến ngày 31.1, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ quyết định chính thức phương án phân chia hiện vật khai quật, trục vớt được từ con tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển. Ngày 3.1, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xác định tỷ lệ phân chia hiện vật sau khi khai quật, do tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi làm chủ tịch hội đồng.
Theo xahoi
"Vua" bình trà cổ xứ Thái Từ trước tới nay, người ta biết tới Thái Nguyên là đất trồng chè nổi tiếng với hàng chục loại danh trà sánh tầm quốc tế. Thế nhưng, giờ đây giới sành trà còn biết tới một bộ sưu tập 300 bình trà cổ độc đáo mà không dễ ai có được. Ông Vũ Quý Nhân và bộ sưu tập bình trà "Gạ"...