Phát hiện bộ phận mới trong cơ thể người
Bộ phận mang tên interstitium mới được các nhà khoa học Mỹ phát hiện và có thể giải đáp câu hỏi ung thư di căn như thế nào.
Ảnh minh họa
Với những thành tựu ngày nay về giải phẫu cơ thể, ít ai nghĩ rằng y học sẽ phát hiện thêm các bộ phận mới cho đến khi nhóm nhà khoa học từ Đại học Y New York (Mỹ) công bố nghiên cứu. Trên tờ Scientific Reports, họ cho biết đã tìm thấy mạng lưới các kẽ chứa đầy chất lỏng trong mô có tên interstitium.
Theo Scientific America, những kẽ hở chứa chất lỏng trên nằm trong các mô liên kết ở dưới bề mặt da, thành hệ tiêu hóa, phổi, hệ thống tiết niệu cùng các cơ xung quanh. Trước đây, interstitium bị nhầm là collagen.
Không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi chấn thương nhờ khả năng hấp thụ chấn động, nhóm tác giả nhận định interstitium còn là lời giải đáp về quá trình ung thư di căn. Bộ phận này hỗ trợ vận chuyển chất lỏng đi khắp cơ thể nên nhiều khả năng bị ung thư “lợi dụng” để lan đến các hạch bạch huyết. Ngoài ung thư, phát hiện về interstitium còn quan trọng đối với công cuộc nghiên cứu chứng phù nề, xơ hóa cũng như hoạt động cơ học của mô tạng.
Video đang HOT
Theo Newsweek, nếu được cộng đồng khoa học chấp nhận, interstitium sẽ trở thành bộ phận chính thức thứ 80 của con người.
Minh Nguyên
Mỹ: Loài vật biết ngừng não, ngừng tim chờ hết rét kỷ lục để sống lại
Loài sinh vật máu lạnh này hoàn toàn giống xác chết trong điều kiện thời tiết giá rét ở Mỹ.
Theo NBC News, loài ếch gỗ bản địa ở New York nổi tiếng bởi khả năng chịu đựng giá rét tuyệt vời mặc cho nhiệt độ xuống tới âm 14 độ C.
Nó có thể hóa đá trong vòng 7 tháng liên tục ở nhiệt độ âm. Một khi mùa đông trôi qua và mùa xuân đến, những cá thể này lại hồi sinh như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Sống chủ yếu tại khu vực hồ Finger, ếch gỗ tồn tại qua mùa đông giá lạnh bằng cách tạo ra chất chống đông đặc biệt, giúp các tế bào không bị đóng băng trong nhiệt độ thấp.
"Da, máu của chúng hoàn toàn đóng băng. Nhưng các cơ quan bên trong cơ thể thì vẫn được bảo vệ bởi lượng đường glucose", Laine Sempler, nhân viên trung tâm bảo tàng thiên nhiên Tanglewood ở New York nói.
Quá trình thích nghi với thời tiết giá lạnh này kéo dài hàng tháng trời. "Trong thời điểm này, bạn có thể tình cờ phát hiện ra những cá thể ếch ngủ đông trong rừng, và chúng vẫn còn sống", Sempler nói.
Một khi lượng đường glucose đạt đến mức nhất định, tất cả các cơ quan trong cơ thể ếch gỗ đều ngừng hoạt động, bao gồm cả não bộ và tim. Trông chúng khi đó không khác gì một xác chết.
Jon Costanzo, nhà sinh thái học sinh lý thuộc Đại học Miami, Mỹ nói những cá thể ếch gỗ có thể tồn tại khi nền nhiệt xuống tới âm âm 14 độ C. Nhưng nhiệt độ thấp kỷ lục lên tới âm 50 độ C ở một số nơi tại Mỹ là điều mà loài ếch này chưa từng trải qua.
Để gia tăng khả năng sống sót, ếch gỗ tìm đến nơi trú ẩn như bên dưới tán lá cây, nơi khô ráo trước khi ngủ đông.
"Khi đó chúng hoàn toàn ngừng hoạt động não, tim cũng ngừng bơm máu", ông Sempler nói.
Khi thời tiết ấm áp vào mùa xuân, ếch gỗ trải qua quá trình rã đông, thức giấc tìm kiếm thức ăn và bạn tình.
"Đầu tiên là tim đập trở lại. Đến một mức nhiệt độ nhất định, ếch gỗ bắt đầu hít thở và phổi hoạt động", ông Sempler nói.
Giới chuyên gia hiện vẫn chưa hiểu rõ điều gì khiến trái tim ếch có thể đập trở lại, giống như tỉnh dậy từ cõi chết.
Thông qua việc tìm hiểu cơ chế đóng băng của ếch gỗ, các nhà khoa học cũng kỳ vọng về việc tìm ra phương pháp đông lạnh, rã đông các cơ quan, mô sống mới để phục vụ cho kỹ thuật cấy ghép ở con người.
Việc gia tăng thời gian sống của các cơ quan nội tạng là yếu tố quan trọng để cứu sống người được cấy ghép.
Theo Danviet
Thực hư dùng đỉa chữa 'bách bệnh' ở Trung Quốc Theo Đông Phương, gần đây, tại nhiều địa phương Trung Quốc lan truyền kiểu chữa bệnh bằng cach cho đỉa sống lên người hút máu, với quảng cáo co thê chưa tư bại liệt, đột quỵ, viêm khớp, phồng tĩnh mạch, cho tơi ung thư. Các phóng viên giả làm người bệnh đi sâu tìm hiểu thì phát hiện các cơ sở sử...