Phát hiện bộ hài cốt còn nguyên vẹn hơn 1.000 năm tuổi tại Mexico
Bộ hài cốt trên, được cho là của một người đàn ông ở độ tuổi từ 21-35 tuổi, được đặt trong một tấm thảm dệt cùng với đồ lễ cúng là chiếc cối nhỏ có ba chân bằng đá.
Bộ hài cốt 1.000 năm tuổi của một người đàn ông thời tiền Tây Ban Nha đã được phát hiện tại khu vực Đông Bắc của Mexico và đây là một trong số bộ hài cốt của thời gian trên được tìm thấy còn nguyên vẹn.
Trong thông báo phát ngày 10/8, Viện Lịch sử và Nhân chủng học quốc gia của Mexcio cho biết bộ hài cốt trên, được cho là của một người đàn ông ở độ tuổi từ 21-35 tuổi, được đặt trong một tấm thảm dệt cùng với đồ lễ cúng là chiếc cối nhỏ có ba chân bằng đá.
Theo các nhà khảo cổ học, dựa vào chiếc cối đá, họ xác định người đàn ông này sống trong khoảng thời gian từ năm 400 đến 700 sau Công nguyên.
Video đang HOT
Người dân tại một khu vực ở bang Tamaulipas đã phát hiện bộ hài cốt trên vào ngày 8/7 khi đang đào móng một bể nước và ngay lập tức thông báo với nhà chức trách về thông tin này./.
Khai quật khu chôn cất gần 10.000 năm tuổi
Phát hiện khảo cổ mới ở Belize cho thấy người Trung Mỹ cổ đại bắt đầu sử dụng ngô làm thực phẩm chủ lực từ cách đây hàng nghìn năm.
Khu chôn cất được bảo quản tốt bên trong các hầm đá ở Belize. Ảnh: Mail.
"Việc tìm thấy khu chôn cất nguyên vẹn từ bất kỳ khoảng thời gian nào đều rất hiếm trong môi trường nhiệt đới vì nhiệt độ và độ ẩm cao thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân phân hủy khác phát triển", Mark Robinson, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Exeter ở Anh nhấn mạnh về tầm quan trọng của phát hiện mới. "Các hầm đá mà chúng tôi khai quật tập hợp những yếu tố hoàn hảo để bảo vệ mộ cổ, tạo ra một trầm tích rất khô, xốp và không có rễ cây làm xáo trộn xương."
Những ngôi mộ lâu đời nhất được phục hồi từ các hầm đá có niên đại từ cách đây 8.600 đến 9.600 năm. Robinson cho biết thêm rằng con người vẫn tiếp tục sử dụng địa điểm này làm nơi chôn cất cho tới 1.000 năm trước.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích 44 bộ hài cốt từ các ngôi mộ và nhận thấy tỷ lệ đồng vị trong xương cổ tiết lộ con người cổ đại ở Trung Mỹ bắt đầu ăn ngô từ cách đây ít nhất 4.700 năm.
"Thực phẩm mà chúng ta ăn được hấp thụ để xây dựng các mô của cơ thể. Dấu vết hóa học mà chúng để lại thực sự có thể giúp xác định những gì con người cổ đại đã ăn. Do đặc tính quang hợp độc đáo, ngô tạo ra dấu vết carbon khác biệt với các loại hạt, trái cây và rau xanh thông thường", Robinson giải thích.
Phân tích hài cốt tiết lộ thời điểm người Trung Mỹ cổ đại bắt đầu ăn ngô. Ảnh: Mail.
Trước khi ngô được thuần hóa làm cây lương thực chính, người cổ đại đã dựa vào các loại hạt, trái cây và thảo mộc từ cây thân gỗ và cây bụi, kết hợp với săn bắn động vật bản địa để sinh tồn.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ngô chiếm tới 70% chế độ ăn của một số cộng đồng Trung Mỹ từ 4.000 năm trước. Vào thời điểm các nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ, ngô đã được trồng ở khắp nơi.
Nghiên cứu mới có thể giúp các nhà khoa học tái cấu trúc tầm quan trọng của ngô trong cộng đồng dân cư bản địa. Không chỉ là nguồn thực phẩm thiết yếu, ngô còn có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, kinh tế, tín ngưỡng và cảnh quan qua nhiều thế hệ.
"Toàn bộ hệ thống kinh tế - xã hội thời kỳ đó được xây dựng xung quanh nông nghiệp, với cảnh quan được chuyển đổi để tối đa hóa canh tác ngô", Robinson cho hay. "Khám phá mới cung cấp những bằng chứng đầu tiên cho thấy quá trình đó diễn ra như thế nào và mất bao lâu".
Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Advances hôm 3/6.
Phát hiện 28 hài cốt trong mộ tập thể Thi thể của hàng chục sĩ quan quân đội liên quan đến cuộc đảo chính chống cựu tổng thống Omar al-Bashir vào năm 1990 được tìm thấy ở Sudan. Đây là ngôi mộ tập thể thứ hai được phát hiện trong ba thập kỷ qua, kể từ khi Bashir lên nắm quyền đất nước vào năm 1989 trước khi bị lật đổ vào...