Phát hiện bộ đôi tiểu hành tinh trẻ nhất của hệ mặt trời
Cặp tiểu hành tinh gần trái đất đang di chuyển cách nhau khoảng 1 triệu km, và các nhà khoa học tính toán được nhiều khả năng chúng vỡ ra từ một tiểu hành tinh duy nhất cách đây vài thế kỷ.
Mô phỏng 2019 PR2 và 2019 QR6 vào thời điểm chúng vừa tách rời UC BERKELEY/SETI INSTITUTE
“Thật tuyệt vời khi tìm được một bộ đôi tiểu hành tinh mới hình thành khoảng 300 năm trước, có nghĩa là giống như mới diễn ra sáng nay, theo chuẩn mực thời gian của thiên văn học”, Space.com dẫn lời tác giả Petr Fatka, nhà thiên văn học thuộc Viện Thiên văn của Viện Hàn lâm Khoa học CH Czech.
Để rút ra kết luận trên, nhóm của ông dựa trên nhiều nguồn dữ liệu, trong đó có dữ liệu từ Đài thiên văn Lowell ở bang Arizona.
Video đang HOT
Hai tiểu hành tinh, tên gọi lần lượt 2019 PR2 và 2019 QR6, được phát hiện 2019. Một nhóm chuyên gia đã tìm thấy 2019 PR2 nhờ vào hệ thống kính thiên văn Pan-STARRS1 tại bang Hawaii của Mỹ. Khoảng một tháng sau, tiểu hành tinh còn lại được phát hiện trong quá trình triển khai dự án Khảo sát bầu trời Catalina ở bang Arizona (Mỹ).
Tuy nhiên, phải đợi đến mới đây, các nhà thiên văn học mới xác định độ tuổi cũng như nguồn gốc của chúng. Trong đó, 2019 PR2 có bề ngang khoảng 1 km, và 2019 QR6 chỉ bằng phân nửa kích thước này.
Dựa trên các mô hình khác nhau, hai tiểu hành tinh có thể tách ra cách đây 230 đến 420 năm, hoặc từ 265 đến 280 năm trước.
Vẫn còn nhiều điều bí ẩn liên quan bộ đôi trên. Hai tiểu hành tinh đã đến khoảng cách gần trái đất nhất vào tháng 10.2019 và lần kế tiếp vào tháng 11.2047. Tuy nhiên, giới thiên văn học hy vọng có thể nghiên cứu chúng một lần nữa vào năm 2033, theo chuyên gia Fatka.
Khoảnh khắc hiếm hoi một thiên thể đâm vào Sao Mộc
Một tia lửa lóe sáng đã được các nhà khoa học quan sát trên Sao Mộc, khả năng là hiệu ứng của một vụ va chạm với sao chổi, thông tin đăng tải trên Phys.org.
Một tia sáng trên Sao Mộc đã được quan sát và ghi nhận vào ngày 13/9, lần đầu được công bố bởi nhà thiên văn nghiệp dư Brazil, Jose Luis Pereira.
Thông tin được xác nhận một ngày sau đó bởi nhà thiên văn Đức, Harald Paleseke. Cả hai đều ghi được những hình ảnh về sự kiện hiếm trên Sao Mộc và công bố với cộng đồng khoa học để nghiên cứu.
Mark Delcroix, nhà nghiên cứu cấp cao tại Phòng thí nghiệm Khoa học Truyền thông NTT, Kyoto, Nhật Bản, cho rằng, vật thể va vào hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời có thể là tàn tích của một sao chổi hoặc một tiểu hành tinh. Thiên thể, có lẽ, đã bị "hút" bởi lực hấp dẫn của Sao Mộc và sau đó tan rã thành nhiều phần.
Đã có 8 vụ va chạm đã được các nhà thiên văn học ghi nhận trên sao Mộc, kể từ tháng 7/1994. Ảnh minh họa: K.Suda.
"Vụ va chạm này có thể là vụ va chạm sáng nhất mà các nhà thiên văn nghiệp dư từng quan sát được kể từ năm 1994.", nhà thiên văn học Delcroix cho biết.
Theo Sky & Telescope, nếu được xác nhận, đây sẽ là vụ va chạm thứ 8 được ghi nhận tại Sao Mộc, kể từ lần đầu tiên vào tháng 7/1994, khi các mảnh vỡ của sao chổi Shoemaker-Levy 9 đâm vào Mộc tinh.
Theo Nasa, sao chổi Shoemaker-Levy 9 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993, đã bị vỡ thành 20 mảnh bay quanh quỹ đạo Sao Mộc trong hai năm.
Các mảnh vỡ đập vào Sao Mộc với sức mạnh của 300 triệu quả bom nguyên tử tạo ra những cột khói khổng lồ cao từ 2.000 - 3.000km và đốt nóng bầu khí quyển với nhiệt độ cao tới 30.000 - 40.000 độ C.
Phát hiện hố đen 'lang thang' đầu tiên của Dải Ngân hà Lần đầu tiên, một đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đã tìm được hố đen đang "lang thang" cô độc ở cách trái đất gần 5.200 năm ánh sáng, theo báo cáo đăng trên cổng thông tin arXiv. Mô phỏng một hố đen đang "ngốn" vật chất NASA Đội ngũ thiên văn học do tiến sĩ Kailash Sahu của Viện Khoa...