Phát hiện biến đổi gien ngăn ngừa bệnh sốt rét
Nghiên cứu biến đổi gien của muỗi để không đánh hơi được tại Mỹ dấy lên hy vọng ngăn bệnh sốt rét.
Giáo sư Leslie Vosshall, thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Rockefeller (Mỹ) cho biết:
Có những con muỗi chỉ chuyên tìm hút máu người. Và mùi của con người có vai trò quan trọng đối với ’sở thích’ này của muỗi.
Ảnh minh họa
Có nhiều yếu tố khiến muỗi đánh hơi ra được con người, chẳng hạn như mùi mồ hôi, hơi nóng của cơ thể và khí CO2 mà con người thở ra. Trong số đó, mùi cơ thể đóng vai trò quan trọng nhất.
Nhóm nghiên cứu đã thử loại bỏ một gien có liên quan đến khả năng đánh hơi của muỗi. Kết quả là muỗi không thể nào phân biệt được con người và lợn Guinea.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu hứa hẹn khả năng phát triển một cách mới ngăn ngừa bệnh sốt rét và các bệnh khác do muỗi làm vật trung gian truyền bệnh.
Theo Datviet
"Trại chăn nuôi" kỳ lạ
Đó là tên gọi hài hước của một phòng thí nghiệm thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Cho chân vào lồng, sau đó luồn máy ảnh vào trong để chụp ảnh muỗi đang "ăn máu"
Tại đây, các cán bộ của viện và cộng tác viên từ nhiều năm nay đã tình nguyện cho muỗi "ăn máu" để phục vụ dự án thay thế loài muỗi vằn có tên Aedes aegypti mang virút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết bằng cách lai tạo chúng với những con muỗi đã mang vi khuẩn Wolbachia (loại vi khuẩn có khả năng làm ức chế tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết của virút Dengue), tiến tới nhân rộng đàn muỗi không có khả năng gây bệnh sốt xuất huyết. Dự án được Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế tài trợ và do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương chủ trì, triển khai tại đảo Trí Nguyên (TP Nha Trang, Khánh Hòa). Một trong những phần quan trọng của dự án có việc nuôi muỗi mang vi khuẩn Wolbachia lấy trứng ở Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Vào thứ hai mỗi tuần, những người phục vụ dự án phải đưa chân, tay vào các lồng vải cho hàng trăm con muỗi đốt cùng lúc. "Trại chăn nuôi" này được bảo vệ nghiêm ngặt với nhiều màn che, nhiệt độ 27 độ C, độ ẩm 70%...
Trứng muỗi được thu hồi và kiểm tra sau mỗi đợt "thu hoạch"
CTV Bùi Đình Chuyền cho hai tay vào lồng để muỗi "ăn máu", trong lúc ông Simon Kutcher, cán bộ phụ trách dự án tại Việt Nam, bôi kem chống dị ứng sau khi cho muỗi hút máu
Kiểm tra xem muỗi đã no máu hay chưa
Bôi kem chống dị ứng để chống mẩn ngứa sau khi bị hàng nghìn nốt muỗi đốt. Trước đó, họ phải rửa vết muỗi đốt bằng xà phòng để trung hòa axit do muỗi tiết ra
Để ra vào "trại chăn nuôi" phải chui qua nhiều lớp màn chống muỗi bên ngoài xâm nhập
Các tình nguyện viên nữ dùng túi nilông trùm kín bàn chân, chỉ cho muỗi "ăn" ở ống chân
"Bữa ăn" của muỗi kéo dài 20 phút nên người nuôi muỗi thường giải trí bằng điện thoại di động
Lê Trần Lan Phương, cán bộ phòng tổ chức của viện, đã cho muỗi "ăn" từ năm 2010
Theo Chuyenla
Khám phá bí ẩn 'người voi' Liệu việc nghiên cứu ADN có thể tiết lộ bí ẩn cả thế kỷ qua đằng sau sự biến dạng khủng khiếp của "người voi" nước Anh? Joseph Merrick, sinh năm 1862 ở Leicester, là nỗi kinh hoàng của trẻ nhỏ, bị xã hội nước Anh thời nữ hoàng Victoria rẻ rúng và ruồng bỏ. Nhưng Merrick "người voi" sau đó trở thành...