Phát hiện bệnh nhân mắc thoát vị hoành hiếm gặp tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông
Vừa qua, bệnh nhân Đậu Thị L. (77 tuổi), ở huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh) đến thăm khám Phòng khám Giáo sư, Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông (TP. Vinh, Nghệ An) và đã được phát hiện bệnh lý thoát vị hoành hiếm gặp.
Bà L. năm nay 77 tuổi, có thể trạng hơi mập nhưng khá nhanh nhẹn, hoạt bát. Bà đến thăm khám tại bệnh viện trong tình trạng bị váng đầu chếnh choáng. Cảm giác khó chịu này bà đã gặp phải trong khoảng 2 tuần nay.
Kết quả chụp X-quang của bệnh nhân L., bác sỹ phát hiện bệnh nhân mắc thoát vị hoành.
Tại phòng khám, bà được đo các chỉ số, huyết áp đo được190/100mmHg, nhịp tim 88 nhịp/phút đều, tiếng tim bình thường, nhịp thở bình thường, phổi không có rale bệnh lý và bụng mềm, không có điểm đau. Biểu hiện váng đầu, chếnh choáng được chẩn đoán do tăng huyết áp độ III, giai đoạn I.
Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu tăng, men gan và mỡ máu tăng, X-quang ngực phim thẳng có hình mức nước mức hơi sau bóng tim (dấu hiệu Felson dương tính), phim nghiêng hình mức nước mức hơi nằm sau tim che lấp khoảng sáng sau tim (dấu hiệu Felson dương tính); hình ảnh chụp CTscan xuất hiện một phần dạ dày đã chui qua cơ hoành lên khoang lồng ngực. Bệnh nhân được chẩn đoán bị thoát vị khe thực quản (thoát vị hoành).
Video đang HOT
Phó Giáo sư ,Tiến sỹ, BSCKII Nội tổng quát Hà Hoàng Kiệm đã từng phát hiện được rất nhiều trường hợp bệnh hiếm, thuộc chuyên khoa sâu; tuyến dưới khó phát hiện, chẩn đoán ra. Ảnh: Cao Phương
Theo PGS. TS Hà Hoàng Kiệm, thoát vị cơ hoành là tình trạng một phần dạ dày hoặc một phần các tạng trong ổ bụng thoát qua lỗ cơ hoành, nằm trong lồng ngực. Bệnh có 2 loại, bẩm sinh và mắc phải. Thoát vị hoành mắc phải còn gọi là thoát vị khe thực quản, thường gặp ở người bệnh trên 40 tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng tăng và hay gặp nhiều hơn ở phụ nữ, người béo phì.
Triệu chứng lâm sàng thoát vị hoành mắc phải hầu như không có, chỉ có những bệnh nhân có biến chứng trào ngược thực quản thì mới có thể có triệu chứng của hội chứng dạ dày (chỉ chiếm khoảng 20-30%). Vì vậy, bệnh thường không được phát hiện hoặc tình cờ phát hiện khi đi khám do bệnh lý khác.
Hậu quả của thoát vị hoành mắc phải có thể gặp như: Viêm thực quản, bào mòn thực quản (loét Cameron), ra máu từ các tổn thương viêm hay loét thực quản, loạn sản, ung thư thực quản, một số trường hợp có thể xảy ra biến chứng xoắn dạ dày trên cơ hoành là một cấp cứu ngoại khoa.
Có thể người bệnh không có triệu chứng gì, hoặc có triệu chứng khác nhau tùy mức độ ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa hoặc hô hấp; có thể ợ nóng, ợ hơi hoặc khó nuốt, có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, triệu chứng tắc ruột thấp hoặc cao, khó thở… Bởi vậy, bệnh rất có thể bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với một số bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau thắt ngực… Hầu hết người bệnh thoát vị hoành không có triệu chứng khó chịu gì và không cần điều trị, tuy nhiên, nếu ợ chua thường xuyên và trào ngược acid, bác sỹ cần cho toa thuốc hay chỉ định phẫu thuật.
PGS. Tiến sỹ Hà Hoàng Kiệm hiện đang khám và điều trị trực tiếp tại Phòng khám Giáo sư, Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông. Ảnh: Cao Phương
Để phòng tránh thoát vị hoành, PGS. TS Hà Hoàng Kiệm khuyến cáo: Người dân cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ để tránh béo phì, táo bón, tránh gây tăng áp lực ổ bụng, duy trì vận động, tập luyện thể dục, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần; để kịp thời phát hiện các trường hợp bệnh lý không có triệu chứng./.
Ruột non nằm trên khoang màng phổi
Bệnh nhi bị thoát vị hoành khiến ruột non đi lên lồng ngực, nằm trên khoang màng phổi bên trái.
Bệnh nhi N.N.S. (9 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng đau bụng, ngực, kèm theo nôn, người mệt mỏi.
Kết quả chụp CT-Scanner cho thấy ruột non và đại tràng của bệnh nhi thoát vị, nằm trên khoang màng phổi bên trái. Bé S. được chẩn đoán mắc thoát vị hoành trái, theo dõi viêm dạ dày. Các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhi này.
Ruột non của bệnh nhi chui qua lỗ thoát vị nằm trên khoang màng phổi trái. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi khoang màng phổi trái, đẩy tạng thoát vị vào đúng vị trí, khâu phần cơ hoành bị khuyết.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi hết nôn, không đau ngực. Ngày thứ 2 sau mổ, bé S. có thể trung tiện, ăn uống tốt. Ngày thứ 5, sức khỏe bệnh nhi ổn định.
Thoát vị hoành là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi đó, các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành.
ThS.BS Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại Nhi tổng hợp, cho biết trường hợp thoát vị hoành không được phẫu thuật kịp thời, các tạng sẽ chèn ép vào phổi, gây ảnh hưởng huyết động và thông khí ở cơ quan này, dẫn đến suy hô hấp.
Ngoài ra, các tạng nằm trên khoang màng phổi có nguy cơ bị nghẹt, gây tắc ruột, thậm chí hoại tử, nhiễm trùng, nhiễm độc, ảnh hưởng tính mạng bệnh nhi.
Cụ bà U90 bị 3 thoát vị hoành hiếm gặp Ngày 2/10, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ (BVĐKCT) cho biết, các bác sĩ (BS) của BV vừa nội soi thành công cho cụ bà 84 tuổi bị 3 thoát vị hoành rất hiếm gặp. Theo đó, bệnh nhân Huỳnh Thị B. (SN 1936, ngụ TP Cần Thơ), nhập viện trong tình trạng mệt, đau thượng vị và nôn nhiều. Người nhà cho...