Phát hiện bẫy voi ma mút 15.000 năm tuổi ở Mexico
Những nhà khảo cổ học tại Mexico cho biết họ vừa phát hiện hai hố lớn được người tiền sử đào từ 15.000 năm trước để bẫy voi ma mút.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico ngày 6/11 cho biết hai bẫy voi ma mút được phát hiện trong quá trình giải tỏa một khu đất để làm bãi đổ rác, theo AP.
Hai hố chứa nhiều mảnh xương từ ít nhất 14 cá thể voi ma mút. Địa điểm khai quật nằm tại vùng Tultepec, phía bắc thủ đô Mexico City. Nhiều mẫu vật cho thấy các con vật đã bị xẻ thịt.
Các nhà khảo cổ phát hiện được xương của ít nhất 14 cá thể voi ma mút và nhiều loại động vật khác trong 2 hố bẫy. Ảnh: AFP.
Các hố này sâu khoảng 1,7 m và có đường kính gần 22 m. Các nhà nghiên cứu cho biết thợ săn thời tiền sử có thể đã vây bắt, săn đuổi các con vật đến cái hố.
Video đang HOT
Họ còn tìm thấy xương của hai loài ngựa và lạc đà đã tuyệt chủng từ lâu tại châu Mỹ.
Giới chức Mexico chưa thông báo về số phận của dự án bãi rác ngoại ô Mexico City sau phát hiện khảo cổ này.
Địa điểm khai quật nằm gần thủ đô Mexico City. Ảnh: AFP.
Loài voi ma mút từng sinh sống đông đúc tại châu Âu và Bắc Mỹ trong gần 140.000 năm, cho đến khi kỷ băng hà kết thúc gần 10.000 năm trước.
Voi ma mút đực thường cao gần 3,5 m, còn những con cái có kích thước nhỏ hơn không quá nhiều. Ngà voi ma mút có thể dài đến 5 m. Phần lông dày dưới bụng được cho là dài gần 1 m.
Các nhà nghiên cứu ước tính hố bẫy được đào từ gần 15.000 năm trước. Ảnh: AFP.
Voi ma mút có tai nhỏ và đuôi ngắn để giảm mất nhiệt. Ngà voi thường có phần sừng nhô ra như hai “ ngón tay”, giúp chúng đào bới cỏ, rễ cây và các loại thực vật dưới nền tuyết dày.
Đây là một trong những loài động vật tiền sử ít bí ẩn nhất với khoa học. Xác voi ma mút phần lớn được bảo quản bởi băng tuyết chứ không phải hóa thạch.
Theo news.zing.vn
Phát hiện răng người 40.000 năm tuổi tại Israel
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tel Aviv, Israel ngày 5/11 cho biết 6 chiếc răng người có niên đại cách đây 40.000 năm được cho là của tổ tiên người hiện đại (Homo sapien) và người Neanderthal vừa được tìm thấy bên trong một hang động ở vùng Galilee, miền bắc Israel.
Những chiếc răng vừa được tìm thấy trong hang động ở vùng Galilee, miền bắc Israel. Ảnh: jpost
Theo các nhà nghiên cứu, những chiếc răng được tìm thấy tại những di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Aurignacian phong phú và phát triển, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Âu khoảng 43.000 năm trước. Nền văn hóa này cũng gắn liền với việc chấm dứt kỷ nguyên của người Neanderthal ở châu Âu.
Các nhà khoa học tin rằng những chiếc răng được phát hiện là bằng chứng nhân chủng học đầu tiên về việc di cư của một bộ phận người Neanderthal từ châu Âu tới Israel cổ đại cách đây 40.000 năm để tránh điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt trong giai đoạn cuối của kỷ băng hà.
Qua nghiên cứu, một trong những chiếc răng được tìm thấy có các đặc điểm của cả người Neanderthal và tổ tiên người hiện đại. Phát hiện này cho thấy người Neanderthal đã bị đồng hóa vào người châu Âu hiện đại hay nói đúng hơn là tổ tiên của người hiện đại và người Neanderthal đã có sự giao phối với nhau.
Người Neanderthal tuyệt chủng ở châu Âu cách đây khoảng 40.000 năm trước. Họ xuất hiện trên Trái Đất sớm hơn cả tổ tiên của người hiện đại. Cho đến 30.000 năm trước đây, tổ tiên của chúng ta vẫn chia sẻ hành tinh với người Neanderthal. Tuy nhiên, sau đó, người hiện đại đã nhanh chóng thống trị Trái Đất.
Thanh Hải
Theo baotintuc.vn
Giật mình dấu vết người ngoài hành tinh nằm im dưới đáy biển Nằm ngoài khơi bờ biển Yonaguni, Nhật Bản, các chuyên gia phát hiện quần thể kiến trúc dưới đáy biển có tên Yonaguni Monument. Nguồn gốc của kiến trúc này là một bí ẩn lớn trong suốt nhiều năm. Có người nghi ngờ Yonaguni Monument do người ngoài hành tinh tạo ra. Vào năm 1985, các nhà khoa học phát hiện quần thể...