Phát hiện bất thường 3 năm trước nhưng chủ quan người phụ nữ sốc khi biết mình ung thư
Bình thường phụ nữ mãn kinh thì độ dày niêm mạc tử cung chỉ khoảng 3mm nhưng ở nữ bệnh nhân này lại tới 15mm. Kết quả sinh thiết cho thấy chị bị ung thư nội mạc tử cung.
Phát hiện bất thường 3 năm trước nhưng chủ quan người phụ nữ sốc khi biết mình ung thư
Người bệnh N. T. M. (sinh năm 1960, tại Thành phố Uông Bí) mãn kinh đã 8 năm nay. Năm 2017 người bệnh đã đến Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí khám và được tư vấn nhập viện làm xét nghiệm sinh thiết niêm mạc tử cung do niêm mạc tử cung dày bất thường (7 mm).
Tuy nhiên người bệnh chủ quan không vào viện ngay mà chỉ khám định kỳ tại Phòng khám tư.
Gần đây đi khám thấy niêm mạc tử cung dày thêm, người bệnh mới đến viện khám lại. Qua thăm khám, người bệnh được xác định niêm mạc tử cung dày khoảng 15mm (Với phụ nữ mãn kinh độ dày niêm mạc tử cung thường là khoảng 3mm).
Xét nghiệm sinh thiết nội mạc tử cung cho kết quả ung thư nội mạc tử cung giai đoạn I. Nhận được kết quả này, người phụ nữ chết lặng.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và 2 phần phụ, vét hạch chậu hai bên.
Video đang HOT
BSCKI. Đặng Ngọc Dương – Phó Trưởng khoa Phụ khoa- bác sĩ trực tiếp khám và tư vấn cho người bệnh năm 2017, và cũng là bác sĩ điều trị cho người bệnh đợt này cho biết, quá sản nội mạc tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, từ 45-75 tuổi.
Nếu người bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn này thì người bệnh chỉ cần phẫu thuật một lần là có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, nếu giai đoạn quá sản nội mạc tử cung không được điều trị thì một số thể quá sản sẽ tiến triển thành ung thư giống như trường hợp người bệnh N. T. M. Người bệnh sẽ được hẹn tái khám sau 1 tháng để đánh giá và có hướng điều trị tiếp theo.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh cần chú ý khám chuyên khoa định kỳ để kiểm soát tình trạng quá sản nội mạc tử cung, sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Không nên để đến khi có các triệu chứng như tăng dịch tiết âm đạo, rong máu, đau vùng hố chậu, thắt lưng… mới đi khám thì nhiều khả năng bệnh đã tiến triển thành ung thư, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
“Vấn đề này càng cần được quan tâm hơn khi hiện nay nữ giới có xu hướng tự sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nội tiết không theo tư vấn của bác sĩ, là một trong những nguy cơ làm gia tăng bệnh ung thư nội mạc tử cung”, BS Đặng Ngọc Dương khuyến cáo.
Ung thư nội mạc tử cung bắt nguồn từ lớp tế bào tạo nên đường giữa của tử cung, được gọi là nội mạc tử cung. Hầu hết những ca ung thư tử cung là ung thư của nội mạc tử cung. Một dạng khác của ung thư tử cung là ung thư cơ tử cung, xuất phát từ cơ tử cung.
Và 2 dạng ung thư này lại có cách điều trị khá khác nhau. Ung thư tử cung đứng thứ 4 trong những ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ tại Hoa Kì. Năm 2017 Viện Ung Thư Quốc Gia ghi nhận tới hơn 61,000 ca ung thư nội mạc tử cung và hơn 11,000 ca tử vong. Ung thư nội mạc tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 55 tuổi.
Những triệu chứng và dấu hiệu sớm bao gồm ra máu âm đạo bất thường, ví dụ như sau khi mãn kinh hoặc giữa chu kì.
Đau hạ vị có thể gặp nhưng không phổ biến, cũng có thể đau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp miêu tả rằng thấy đau khi đi tiểu hoặc rất khó tiểu hết. Khi bệnh lý tiến triển thì có thể có các dấu hiệu:
Cảm thấy có khối hoặc thấy nặng vùng chậu; Sụt cân không kiểm soát; Mệt mỏi; Buồn nôn; Đau một số vị trí khác của cơ thể, bao gồm cả chân, lưng hoặc vùng chậu.
Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này chẳng hạn như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung hoặc polyp buồng tử cung.
Chính vì vậy bạn cần được khám bác sĩ để loại trừ khả năng ung thư nội mạc tử cung nếu có các dấu hiệu trên.
Lần đầu tiên phẫu thuật nội soi thành công ung thư âm đạo '3 trong 1'
Cắt tử cung tận gốc, nạo hạch chậu, cắt toàn bộ đồng thời nối dài lại âm đạo là kỹ thuật phẫu thuật nội soi điều trị ung thư âm đạo "3 trong 1" lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Ngày 8-5, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết đơn vị vừa phẫu thuật nội soi "3 trong 1" thành công cho bệnh nhân N.N.T. (42 tuổi, quê Bình Dương) được chẩn đoán ung thư âm đạo.
Theo bác sĩ Tiến, trước đây khoa ngoại 1 phẫu thuật cắt tử cung, cắt toàn bộ âm đạo, kèm theo vét hạch chậu qua mổ hở đường bụng cho hàng trăm trường hợp điều trị ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, kỹ thuật phẫu thuật ung thư âm đạo "3 trong 1" này là lần đầu tiên khoa thực hiện và cũng là lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Trước đó bệnh nhân T. đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám và được chẩn đoán ung thư âm đạo giữa với kích thước bướu khoảng 3x4 cm. Với vị trí ung thư này, bác sĩ Tiến khẳng định bệnh nhân bắt buộc phải được phẫu thuật. Nếu không sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, khi khối bướu có khuynh hướng ăn lan sang trực tràng, bàng quang và niệu đạo.
Trải qua gần bốn giờ căng thẳng, kíp phẫu thuật khoa ngoại 1 phẫu thuật nội soi thành công khi cắt tử cung tận gốc, nạo hạch chậu 2 bên, cắt và nối dài âm đạo. Mặc dù trải qua ca mổ phức tạp, nhưng chỉ sau một ngày, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, đỡ đau hơn, vết mổ rất nhỏ bảo đảm tính thẩm mỹ. Hiện tại bệnh nhân đã ăn và đi lại bình thường.
Theo bác sĩ Tiến, điểm khó khăn giữa phẫu thuật nội soi "3 trong 1" này với phẫu thuật bình thường là do vị trí bướu âm đạo liên quan phức tạp với nhiều cơ quan quan trọng trong vùng chậu như bàng quang, niệu đạo, trực tràng... Và đây cũng là phương pháp điều trị gây tàn phá nhất cho bệnh nhân.
Nếu mổ lấy không đủ rộng, không đủ an toàn về mặt ung thư thì dễ tái phát, còn phẫu thuật triệt để trong những trường hợp bướu to, lan rộng thì cần phẫu thuật cắt âm đạo gần như hoàn toàn hay đoạn chậu (cắt toàn bộ các cơ quan trong vùng chậu).
"Với phương pháp phẫu thuật nội soi 3 trong 1 này, bệnh nhân ngoài điều trị được ung thư, còn được tái tạo âm đạo để duy trì cuộc sống tình dục bình thường cho các cặp vợ chồng", bác sĩ Tiến nói.
Ung thư âm đạo có xu hướng trẻ hóa
Ung thư âm đạo là bệnh lý hiếm gặp ở nữ giới, ước tính mỗi năm có chưa đến 1/100.000 người mắc bệnh và chiếm khoảng 2% trong các bệnh lý ung thư phụ khoa. Bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi khoảng 50-60 và có xu hướng trẻ hóa, thường liên quan đến tình trạng nhiễm virus sinh u nhú ở người (human papillomavirus - HPV).
Đối với ung thư âm đạo, việc điều trị hiện nay được cá thể hóa cho từng bệnh nhân với 3 loại vũ khí gồm phẫu - xạ - hóa. Trong đó phẫu trị là vũ khí điều trị đầu tiên và quyết định sinh tồn cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ.
Đã mãn kinh đột nhiên xuất huyết âm đạo coi chừng ung thư Sau 10 năm mãn kinh, nữ bệnh nhân bất ngờ bị xuất huyết âm đạo từng đợt không rõ nguyên nhân. Qua sinh thiết mẫu bệnh phẩm, bác sĩ xác định người bệnh bị ung thư nội mạc tử cung. Đó là trường hợp của bà T.A. (67 tuổi, ngụ tại Long An) vừa được phát hiện, điều trị tại một bệnh viện...