Phát hiện bất ngờ về khả năng di chuyển cao của loài voi ma mút
Một con voi ma mút lông xoăn trong vòng đời 28 năm của mình đã di chuyển trên quãng đường với chiều dài tương đương 2 vòng quanh Trái Đất.
Ngà của một con voi ma mút lông xoăn được phát hiện tại đảo Wrangel, đông bắc Siberia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một con voi ma mút lông xoăn trong vòng đời 28 năm của mình đã di chuyển trên quãng đường với chiều dài tương đương 2 vòng quanh Trái Đất.
Phát hiện thú vị bất ngờ này đã được các nhà khoa học công bố trên tạp chí uy tín Science ngày 12/8.
Phó Giáo sư Clement Bataille thuộc Đại học Ottawa và là một trong những tác giả đứng đầu nghiên cứu này, cho biết: “Voi ma mút thường di chuyển rất nhiều nhưng không có lý do rõ ràng về việc tại sao chúng di chuyển trên những quãng đường xa như vậy bởi vì loài động vật khổng lồ như vậy khi di chuyển phải cần rất nhiều năng lượng.”
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích ngà của một con voi ma mút đực lông xoăn sống vào cuối kỷ Băng hà gần đây nhất. Họ đã đặt tên cho con voi này là “Kik” theo tên một dòng sông ở địa phương.
Video đang HOT
Chú voi Kik sống ở Alaska cách đây 17.000 năm và xác của nó được tìm thấy gần dãy núi Brooks ở bang Alaska.
Ngà của voi ma mút gần giống như vân gỗ của cây trong việc ghi lại thông tin về quá trình sinh trưởng của con vật.
Thêm vào đó, một số nguyên tố hóa học được tích hợp vào ngà khi con vật còn sống có thể đóng vai trò như những chiếc đinh ghim trên bản đồ, thể hiện nơi con vật đã đi qua.
Các nhà khoa học đã “theo vết” hành trình của con vật bằng cách nghiên cứu các loại nguyên tố hoặc đồng vị của stronti và oxy có trong chiếc ngà dài 1,5m. Kết quả dữ liệu phù hợp với các bản đồ dự đoán các dạng đồng vị trên khắp Alaska.
Các các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi phát thấy con voi Kik có thể đã di chuyển được khoảng 70.000km (trong khi chu vi của Trái Đất là 40.000km) và không chỉ sinh sống ở vùng đồng bằng Alaska như họ từng nghĩ.
Con vật này đã thường xuyên trở về một số vùng, nơi mà nó có thể sinh sống trong vài năm. Song sự di chuyển của nó cũng thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi tác, thậm chí ngay cả trước khi nó chết vì đói.
Con voi ma mút lông xoăn này trong vòng đời của mình đã 3 hoặc 4 lần thực hiện hành trình dài tới 500, 600 hoặc 700km chỉ trong vài tháng.
Theo các nhà khoa học, con voi này có thể phải di chuyển từ bầy đàn này sang bày đàn khác liên quan tới sinh sản, hoặc có thể phải tìm vùng đất sinh sống mới có nhiều thực ăn hơn để tránh hạn hán hoặc mùa Đông khắc nghiệt.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này có thể làm sáng tỏ nguyên nhân khiến loài voi khổng lồ này bị tuyệt chủng.
Việc hiểu biết nguyên nhân khiến loài voi ma mút bị tuyệt chủng sẽ giúp bảo vệ quần thể các động vật lớn khổng lồ khác đang bị đe doạ, như voi, tuần lộc caribu./.
Tìm thấy xương voi ma mút khổng lồ ở kỷ băng hà
Hai người đàn ông tên Derek Demeter và Henry Sadler đã lặn ở sông Peace, phía tây nam Florida vào tuần trước và tìm thấy hóa thạch khổng lồ nặng khoảng 22kg.
Người đàn ông đi lặn biển tìm thấy xương voi ma mút có niên đại từ Kỷ Băng hà.
Nói với Fox35, Derek Demeter cho biết: "Henry Sadler là bạn lặn của tôi. Anh ấy hét lên với tôi và nói, 'Này, Derek. Tôi đã tìm thấy thứ gì đó! Ôi trời ơi!' Nó thực sự, thực sự tuyệt vời".
Cặp đôi tin rằng đó là xương đùi của một con voi ma mút từ kỷ băng hà, có thể từ 2,5 triệu đến 10.000 năm trước.
Mặc dù rất khó để nói chính xác tuổi của mảnh xương này, nhưng những người đàn ông tìm ra nó nói rằng nó được bảo quản rất tốt vì được bảo vệ bởi cát.
Bên cạnh mảnh xương, những người đàn ông cũng tìm thấy các bộ phận của một con cá mập hiện đã tuyệt chủng và đầu răng của một con hổ răng kiếm - vì vậy tất cả không phải là một ngày tồi tệ.
Derek, giám đốc của Seminole State Planetarium nói thêm: "Điều tôi yêu thích ở nó cũng giống như thiên văn học, đó là du hành thời gian. Nó kích thích trí tưởng tượng nên bạn sẽ nói, 'Chà, chuyện gì đang xảy ra vào lúc này?".
Đăng về phát hiện của mình trên Instagram, Derek viết: "Tôi và bạn mình đã phát hiện ra xương của voi ma mút Columbia khổng lồ này vào cuối tuần này khi đang lặn với bình dưỡng khí ở sông Peace. Nó là phát hiện đáng kinh ngạc!".
Những khám phá trước đây đã được trưng bày ở bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida, nhưng khám phá mới nhất này sẽ được trưng bày trong một lớp học nơi Sadler giảng dạy.
"Nó hiện đang được trưng bày trong lớp học, nơi bọn trẻ có thể nhìn thấy nó, chạm vào nó, cảm nhận nó và thực sự hiểu được lịch sử của thế giới tự nhiên", Sadler nói.
DNA cổ xưa nhất được trích xuất từ xác một con voi ma mút niên đại hơn một triệu năm tuổi Chiếc răng của loài voi ma mút có niên đại từ 1,2 triệu đến 1,65 triệu năm được tìm thấy trên thảo nguyên Siberia, Nga đã mang lại chuỗi DNA lâu đời nhất thế giới. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phân lập DNA từ răng hàm từ ba con voi ma mút riêng biệt được thu thập dưới lớp...