Phát hiện bất ngờ: một siêu trái đất có thể ở được
Quay quanh ngôi sao lùn đỏ K2-18 cách chòm sao Leo 111 năm ánh sáng là một hành tinh có “chỉ số tương tự trái đất” lên tới 0,73 và có nước.
Hành tinh đang được các nhà thiên văn hướng đến mang tên K2-18b, hành tinh gần sao mẹ hơn trong số 2 hành tinh quay quanh K2-18. Theo nhóm nghiên cứu từ Viện Thiên văn học tại Đại học Cambridge (Anh), hoàn toàn có thể nói K2-18 là một hành tinh có thể sống được.
K2-18b có bán kính gấp 2,6 lần trái đất và khối lượng gấp 8,6 lần. Trước đây, người ta cho rằng nó là một “tiểu Hải Vương Tinh”, tức cũng là một hành tinh đá như trái đất chúng ta, nhưng có bầu khí quyển dày đặc hydro, khiến nhiệt độ và áp suất ở bề mặt của lớp nước trên hành tinh không phù hợp với sự sống.
Ảnh đồ họa mô tả siêu trái đất mới được phát hiện – ảnh: AMANDA SMITH
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã phân tích rõ ràng hơn thành phần và cấu trúc của bầu khí quyển K2-18b. Họ xác nhận đó là một bầu khí quyển giàu hydro nhưng không quá dày, có một lượng hơi nước đáng kể. Thành phần amoniac và metan trong khí quyển cũng ở mức phù hợp để gợi ý rằng tồn tại các quá trình sinh học trong thế giới bên dưới.
Bài công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters cũng tiết lộ một số kịch bản trong số các mô hình họ tạo dựng trên máy tính, dựa vào các dữ liệu thực tế của K2-18b cho thấy nó có thể có một thế giới đại dương với nước lỏng, nhiệt độ và áp suất tương tự như đại dương của trái đất.
Hiện nhóm nghiên cứu đang nỗ lực tính toàn chính xác hơn độ dày của lớp hydro để hiểu hơn về thế giới mà hành tinh này còn che giấu. Nhưng đã có thể khẳng định, nó không phải một tiểu Hải Vương Tinh, mà là một siêu trái đất với rất nhiều đặc điểm tương đồng địa cầu của chúng ta.
Siêu trái đất này quay quanh sao mẹ mỗi 33 ngày, có khoảng cách với sao mẹ là 0,15 đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn chính là khoảng cách giữa mặt trời và trái đất. Tuy nó gần sao mẹ hơn hành tinh chúng ta nhiều, nhưng sao lùn đỏ loại M như K2-18 vốn yếu hơn mặt trời nhiều nên khoảng cách đó lại trở nên phù hợp để hành tinh này có thể nằm trong “ vùng sự sống”.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Sci-News, CNN
Phát hiện siêu trái đất có thể ở được rất gần chúng ta
Một 'hệ mặt trời' khác mang tên Gilese 1061 có tới 3 siêu trái đất, trong đó 1 siêu trái đất có thể là bản sao phóng to gần như hoàn hảo của hành tinh chúng ta.
Nhóm khoa học gia do giáo sư Georg Drezler từ Đại học Georg-August (Đức) vừa xác định được ngôi sao mang tên Gilese 1061 là trung tâm của một 'hệ mặt trời' độc đáo với 3 hành tinh. Xét về độ gần với mặt trời của chúng ta, Gilese 1061là ngôi sao xếp hàng thứ 20.
Trong 3 siêu trái đất vừa được phát hiện quanh sao lùn đỏ Gilese 1061, có một hành tinh có thể ở được - ảnh đồ họa từ Sci-News
Gilese 1061 là một sao lùn đỏ có khối lượng chỉ bằng 0,12 lần mặt trời, 7 năm tuổi và có mức hoạt động yếu hơn nhiều so với sao mẹ của chúng ta. Thế nhưng, 'con' của nó là 3 siêu trái đất to lớn và có khối lượng 1,4 đến 1,8 lần khối lượng trái đất.
Hành tinh gây chú ý nhất trong số 3 siêu trái đất này là Gilese 1061d, một hành tinh đá nằm hoàn toàn trong vùng sự sống của sao mẹ và có thể có các đại dương y như trái đất. Với khối lượng khoảng 1,7 lần trái đất và mức năng lượng tương đương năng lượng trái đất nhận từ mặt trời, các nhà khoa học tin rằng nó có nhiệt độ cân bằng như trái đất.
Nói cách khác, Gilese 1061d có thể là một thiên thể mang sự sống ngoài hành tinh. Đáng chú ý, hệ hành tinh Gilese 1061 cách chúng ta chỉ 12 năm ánh sáng, một khoảng cách thuộc dạng gần so với các ngoại hành tinh từng được phát hiện. Khoảng cách này là cơ hội tuyệt vời để các nhà khoa học tìm hiểu thêm về siêu trái đất có thể ở được này.
Điều khác biệt lớn nhất là ở Gilese 1061d, 1 năm chỉ kéo dài 13 ngày trái đất bởi nó gần với sao mẹ. Nhưng đây vô tình lại là khoảng cách vừa phải để nó nhận đủ năng lượng từ sao mẹ, bởi như đã phân tích, Gilese 1061 hoạt động rất yếu. Siêu trái đất sống được này cũng là hành tinh xa sao mẹ nhất trong hệ Gilese 1061.
Nghiên cứu chi tiết sẽ được công bố trong số sắp tới của Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
A. Thư
Theo Sci-News
Chế tạo thành công kim cương từ nhiên liệu hóa thạch Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một cách lý tưởng và hiệu quả về chi phí để sản xuất kim cương trong thời gian rất dài. Trong một nghiên cứu mới tại Đại học Stanford, nỗ lực sản xuất kim cương cuối cùng đã đi đến kết luận. Một phân tử và một viên kim cương được tìm thấy trong dầu thô...