Phát hiện bằng chứng SARS-CoV-2 có thể truyền từ mẹ sang thai nhi
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 10/7 đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun để thảo luận về tình hình căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Ngày 9/7, các nhà nghiên cứu Italy cho biết có “bằng chứng rõ ràng” cho thấy phụ nữ mang thai dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể truyền virus này sang thai nhi.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Milan đã tiến hành nghiên cứu đối với 31 thai phụ nhập viện do nhiễm SARS-CoV-2 và phát hiện virus này tồn tại trong nhau thai, dây rốn, âm đạo của thai phụ và sữa mẹ.
Nghiên cứu cũng phát hiện một số kháng thể với virus SARS-CoV-2 trong dây rốn của một số thai phụ cũng như trong sữa mẹ.
Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Claudio Fenizia lưu ý không có trẻ nào sinh ra trong giai đoạn nghiên cứu có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ông Fenizia nhấn mạnh dù có nguy cơ mẹ truyền virus sang con trong thai kỳ, nhưng còn quá sớm để đánh giá rõ rủi ro cũng như hậu quả tiềm tàng. Những sản phụ tham gia nghiên cứu trên đều đang ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu thêm về những thai phụ mắc bệnh COVID-19 trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trong khi cần thêm các nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề này, các nhà khoa học khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tích cực áp dụng các biện pháp phòng ngừa COVID-19.
Kết quả nghiên cứu được công bố trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về AIDS kéo dài 1 tuần và được tổ chức theo hình thức trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử do đại dịch COVID-19./.
GS Nguyễn Gia Bình: Thế giới đã có hơn 500.000 ca tử vong vì Covid-19, người Việt cần làm gì?
Thế giới có hơn nửa triệu người tử vong do Covid-19 và dịch chưa có dấu hiệu hạ đỉnh. Chuyên gia cho rằng Việt Nam chưa thể "bình thường hóa" vì nguy cơ dịch vẫn xảy ra bất cứ lúc nào.
Tính đến trưa ngày 7/7, theo trang thống kê Worldometers, số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 11.739.167, trong đó có 540.660 người tử vong và 6.641.864 người bình phục.
Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, đứng đầu thế giới về cả số trường hợp mắc và tử vong. Mỹ đã vượt qua "cột mốc" mới về số người chết là hơn 130.000 người. Nhiều bệnh viện tại Mỹ đã cảnh báo, nhiều bệnh viện ở một số bang sẽ lâm vào tình trạng quá tải khi số người nhập viện không ngừng gia tăng.
Trong khi đó Ấn Độ đã trở thành "điểm nóng" dịch bệnh của thế giới, trong 24h qua, quốc gia này ghi nhận hơn 23.000 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, vượt Nga và trở thành quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao thứ ba trên thế giới.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuyệt đối tuân thủ phòng bệnh theo tinh thần của Ban chỉ đạo quốc gia dịch Covid-19.
Trong thời gian qua Việt Nam đã chủ động nhập khẩu thêm thuốc men, chuẩn bị cho việc điều trị Covid-19. Tuy nhiên GS Bình vẫn nhấn mạnh chúng ta không thể lơ là.
Tại Việt Nam phòng bệnh tốt nên không vỡ trận
Hơn nửa triệu người chết vì Covid-19 và ở các nước có y học phát triển đều "vỡ trận". Ví dụ như ở Đức đây là quốc gia có nền y tế phát triển nhất.
Chỉ lấy ví dụ riêng máy thở nước Đức đã có 30 máy thở trên 100.000 dân còn ở Việt Nam rất hạn chế, riêng Hà Nội có 8 triệu dân nhưng chỉ có 300 máy thở. Nếu chúng ta không kiểm soát dịch tốt thì dịch xảy ra ở Việt Nam sẽ rất kinh khủng - GS Bình nhấn mạnh.
GS Bình cho biết virus Sars-CoV-2 là virus mới chưa từng có trong lịch sử và lây lan rất mạnh và lây lan cả trong thời gian ủ bệnh.
Ban đầu người ta thấy có thể lây cho 3 người nhưng theo nghiên cứu mới có các đột biến gen của virus Sars-Cov-2 này có thể lây lan cho 9 người, trong thời gian ủ bệnh đây là điều cực kỳ nguy hiểm vì bệnh nhân không biết mình mang bệnh và trong thời gian này người ta ủ bệnh, nguy cơ lây lan cũng tăng hơn, gieo rắc mầm bệnh khắp nơi.
Ngày đầu, người ta nghĩ virus Sars-CoV-2 chỉ liên quan tới hô hấp nhưng giờ virus này gây ra đủ thứ biến chứng từ đầu tới chân.
Virus này đi vào mạch máu gây ra tai biến mạch máu não, rung thất, loạn nhịp tim, tắc mạch chi, tắc mạch ruột, suy thận, suy gan.
Bệnh cảnh của virus này cực kỳ phức tạp.
GS Bình cho biết đến nay các bác sĩ vẫn tìm lắp các mảnh ghép của bệnh cảnh Covid-19 để có thể điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân nhất là bệnh nhân nặng. Không có phác đồ chuẩn cho tất cả bệnh nhân mà điều trị theo cá thể người bệnh.
GS Bình cho rằng chúng ta không được lơ là vì hiện tại nhìn vào Mỹ, Brazil, mức độ lây lan còn nguy hiểm.
Trong tương lai, dù có vắc xin cũng vẫn phải tuân thủ phòng bệnh. Thông thường những chủng virus sau khi biến đổi sang chủng mới, mức độ nguy hiểm cao hơn, mức độ lây lan mạnh hơn.
GS Bình cho biết hiện tại vẫn cần ít tụ tập nơi đông người.
Gần 40 năm gắn bó với những bệnh nhân nặng, GS Bình chia sẻ tụ tập đông người chính là những nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn nhất là trong điều kiện vi khuẩn, vi rút biến chủng như hiện nay thì mỗi người cần tuân thủ phòng bệnh cá nhân.
Cách tốt nhất hãy giữ gìn vệ sinh tay và hô hấp cơ bản, tránh tiếp xúc gần với những người có những triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho hay hắt hơi. Trong bất kì trường hợp nào, nếu bị sốt, ho kéo dài và cảm thấy khó thở, hãy đi khám để giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn.
GS Bình cũng cho biết kháng sinh không có tác dụng đối với vi rút mà chỉ hiệu quả với các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Vi rút corona chủng mới là một loại vi rút và vì thế, không thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị loại vi rút này.
Uống cà phê giảm rối loạn tiêu hóa Các nhà khoa học thuộc Đại học Milan (Ý) cho biết uống cà phê giúp giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, bệnh sỏi mật và viêm tụy. Uống cà phê giúp giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, bệnh sỏi mật và viêm tụy - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Theo tờ National Herald, nghiên cứu cũng cho thấy những tác dụng có...