Phát hiện bài báo tiếng Pháp của Tướng Giáp viết năm 15 tuổi
Bà bạn Mỹ Lady Borton là nhà hoạt động xã hội và nhà văn, gắn bó với Việt Nam hàng chục năm nay. Bà đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử và văn học Việt Nam hiện đại. Thập niên gần đây, bà đặt trọng tâm nghiên cứu vào Hồ Chí Minh. Làm việc hết sức nghiêm túc, bà đến các địa điểm Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động trên thế giới nhằm viết cho chính xác. Do đó mà có mấy cuốn sách về Hồ Chí Minh tuy có tính chất phổ thông nhưng là những công trình lịch sử thật hấp dẫn.
Bà có lần kể về việc bà tìm ra một bài báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết năm 15 tuổi. Qua Trung tướng Phạm Hồng Cư, tác giả của một cuốn sách về thời thanh thiếu niên của ông Giáp, bà được biết là có một bài báo như vậy bằng tiếng Pháp đăng tại Sài Gòn năm 1927, bút danh là Trắc Ảnh. Trong cuộc lãng du nghiên cứu, bà Lady Borton, sau hai ngày lục lọi về nhiều vấn đề đã tìm thấy ở một thư viện tại Seatle (Mỹ) bản microfilm về bài xã luận ông Giáp viết, tên là: Huế: chế độ thật quái lạ ở một trường trung học (báo LANNAM 24/3/1927). Microfilm này ở Thư viện Quốc gia Hà Nội cũng có, nhưng ít ai để ý. Vả lại không dễ tìm được bài báo vì bài không ký tên thật, tên bài cũng do tòa soạn đổi khác.
Cậu học sinh Võ Nguyên Giáp viết bài này khi học năm thứ hai trường Quốc học Huế, năm 1927, vào thời kỳ phong trào cách mạng chống Pháp dâng cao từ vụ bắt và xử cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh về nước và đám tang cụ. Mấy tuần lễ sau bài báo, Võ Nguyên Giáp tham gia tổ chức một cuộc biểu tình học sinh lớn ở Huế. Cậu bị đuổi học cùng 90 học sinh khác.
Báo LANNAM (Nước Nam) do Luật sư Phan Văn Trường chủ trương. Hồi ở Pháp, ông đã giúp đỡ tận tình Nguyễn Ái Quốc. Và sau ở Sài Gòn, ông cũng giúp đỡ Võ Nguyên Giáp bước vào nghề báo. Sau đây là bản dịch bài báo trên:
“HUẾ: CHẾ ĐỘ THẬT QUÁI LẠ Ở MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC
Từ khi những cuộc bãi khóa nổ ra ở trong các trường học, tiếp sau những biện pháp phiền nhiễu của chính quyền ông Bourotte, giám đốc trường Quốc học lo sợ về việc phong trào bãi khóa lan rộng trong thanh niên Huế đã thấy cần phải xiết chặt kỷ luật. Người ta nói là từ khi đó ông đã ra sức đưa vào trường một chế độ gây tai tiếng nhất.
Như vậy là ông Bourotte mấy năm trước, khi còn là giáo sư, đã khuyến khích học sinh phải đọc báo chí, sách giáo khoa để theo sát những sự kiện có liên quan đến lịch sử và địa lý, ông đã nhiều lần trách bảo học sinh với một giọng nhẹ nhàng: “Các trò ít đọc báo quá!”; ấy thế mà, từ khi lên chức giám đốc cách đây hai năm, ông đã hoàn toàn thay đổi cách cư xử, bằng cách tuyên chiến quyết liệt với báo chí và những độc giả trẻ tuổi. Vậy động cơ của sự thay đổi ấy là gì? Có thể đoán được đó là sự nghi kỵ, một sự nghi kỵ ngày nay được các nhà khai hóa “của chúng ta” yêu chuộng; đó là sự lo sợ khó cưỡng khi thấy thanh niên An Nam biết được những thực tế tàn bạo trên đất nước mình, những mánh khóe xoay sở của những vị tự xưng là những người “bảo hộ” mình.
Ngoài ra, hàng ngày ông Bourotte còn cho lục soát thư từ và bưu phẩm, bất cứ thứ nào trước khi giao cho người nhận; tịch thu bất cứ cuốn sách nào khả nghi; câu trích sau đây của một bản thông tri lăng nhăng chứng minh điều đó: “Học sinh chỉ được phép đọc những cuốn sách có chữ ký của ông giám đốc”. Hơn nữa, ông Bourotte đặt bọn chỉ điểm khắp nơi. Đầu óc luôn cảnh giác, đôi tai luôn nghe ngóng, ông ăn không ngon, đêm ngủ rất muộn, ông rón rén bước vào các phòng học sinh nội trú học, phòng ngủ nội trú, hay trốn sau các bức tường nghe trộm học sinh bàn về chính trị. Chưa hết, ông theo dõi tất cả các học sinh bị nghi là đã có quan hệ với cụ Phan Bội Châu và tìm cách trừng phạt rất khắc nghiệt.
Ông Bourotte quyết định làm tốt nhiệm vụ của mình như thế đó, ông tìm cách nhốt học sinh trong một hệ thống quy định nghiệt ngã.
Video đang HOT
Ôi….Xin hãy từ bỏ các điều không tưởng ấy. Chừng nào mà chính sách bất hợp tác chưa xảy ra ở đất nước An Nam hiền lành này thì lưỡi gươm của Damocles vẫn còn đang treo lơ lửng và đu đưa trên mọi cái đầu.
Trắc Ảnh”.
Bài báo trên đây vạch rõ chính sách ngu dân của thực dân, biến một công chức Pháp tốt thành một tay sai đàn áp dân thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã có lần phân biệt người Pháp ở chính quốc phần nhiều tốt với người Pháp ở thuộc địa thì xấu. Tác giả cũng cảnh báo chính quyền thực dân: Người An Nam có thể theo chính sách bất hợp tác như người Ấn Độ thời đó khiến thực dân Anh lao đao. Đó là nguy cơ thường xuyên đối với thực dân Pháp, như lưỡi gươm treo trên đầu Damocles (thời Thượng cổ Hy Lạp La Mã, một nhà vua muốn làm cho vị triều thần Damocles hiểu về sự mong manh của hạnh phúc. Vua mời ông ăn dưới một lưỡi kiếm treo trên đầu ông bằng một sợi lông ngựa. Ông vừa ăn vừa sợ khiếp vía).
Theo Thế giới và Việt Nam
Trở về nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân
70 năm trôi qua, những dấu tích thuở đầu thành lập vẫn còn đó. Khu rừng Trần Hưng Đạo bao bọc đỉnh Slam Cao nay đã trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Cánh rừng nguyên sinh rậm rì che chở con người, gìn giữ lịch sử luôn linh thiêng và là niềm tự hào của nhân dân Cao Bằng.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam truyên truyền Giải phóng quân chính thức được thành lập tại núi Slam Cao, khu rừng Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Chỉ 3 ngày sau, Đội đã lập công bằng trận đánh đầu tiên chiếm đồn Phai Khắt.
34 đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trận đánh đồn Phai Khắt là một khởi đầu gian khó, nhưng là điểm đầu cho những chiến thắng lớn lao sau này trong công cuộc giành tự do độc lập thống nhất đất nước của Quân đội Nhân dân Việt nam.
70 năm trôi qua, những dấu tích thuở đầu thành lập vẫn còn đó. Khu rừng Trần Hưng Đạo bao bọc đỉnh Slam Cao nay đã trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Cánh rừng nguyên sinh rậm rì che chở con người, gìn giữ lịch sử luôn linh thiêng và là niềm tự hào của nhân dân Cao Bằng.
Cánh rừng nguyên sinh Trần Hưng Đạo được phân bổ trên 2 xã Tam Kim và Hưng Đạo huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có diện tích 201,7ha. Nơi đây lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại núi Slam Cao trong rừng Trần Hưng Đạo, lúc 17 giờ ngày 22/12/1944 lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của QĐND Việt Nam) được thành lập với ban đầu chỉ có 34 đội viên.
Một CCB đang đứng trước tấm phù điêu mang hình ảnh 34 đội viên trong buổi đầu thành lập. Các đội viên được chọn lọc từ các đội du kích Cao - Bắc - Lạng là những chiến sĩ kiên trung hăng hái nhất.
Người gác rừng thắp nhang bên ban thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại buổi lễ thành lập, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã quán triệt chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các nguyên tắc tổ chức và nhiệm vụ của đội.
Người gác rừng Đặng Hồng Cao đang đứng tại vị trí, nơi cách đây 70 năm Đội VNTTGPQ đã đứng tuyên thệ dưới lá cờ đỏ sao vàng. Sau buổi lễ, các đội viên đã cùng nhau ăn bữa cơm nhạt không rau không muối biểu thị tinh thần chịu đựng gian khổ quyết tâm chiến thắng quân thù
Đài quan sát trên đỉnh Slam Cao. Từ đây có thể quan sát rõ đồn Phai Khắt, đồn Nà Ngần, trong đó trận đánh đồn Phai Khắt là trận đầu tiên của Đội VNTTGPQ sau 3 ngày thành lập.
Một tầm quan sát từ đỉnh Slam Cao. Bản Phai Khắt là một bản nhỏ chỉ khoảng 10 nóc nhà, quân Pháp đã chiếm ngôi nhà to nhất bản của ông Nông Văn Lạc và đóng một trung đội tại đây.
Gia đình bà Đặng Thị Hầu ở bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình là vợ của ông Đặng Tuần Quý là một trong 34 đội viên Đội VNTTGPQ hiện vẫn còn sống.
Bức ảnh người đội viên Đội VNTTGPQ Đặng Tuần Quý vẫn được gia đình gìn giữ nâng niu.
Năm 1994, gia đình ông Nông Văn Lạc đã tự nguyện hiến tặng ngôi nhà (trước là đồn Phai Khắt) làm nhà trưng bày chiến thắng đồn Phai Khắt.
Hữu Nghị
Theo dantri
Chân dung một danh tướng Nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc không thể không nhắc tới tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Kỳ công Điện Biên Phủ của các nhà quay phim tài liệu Liên Xô Lào đưa tin đậm nét Chiến thắng Điện Biên Phủ "Điện Biên Phủ là trận Stalingrad của Việt Nam" Nói đến chiến thắng...