Phát hiện 8 tín hiệu siêu kỳ lạ ở sâu thẳm vũ trụ – Cơ hội tìm ra người ngoài hành tinh lại tràn trề?
Những tín hiệu FRB với chu kỳ lặp chính là chìa khóa để giải mã một trong những bí ẩn lớn nhất kể từ khi con người bắt đầu nghiên cứu thiên văn vũ trụ.
Một trong những bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ kể từ khi loài người nghiên cứu sâu hơn về thiên văn là các tín hiệu “Radio bùng nổ nhanh” – fast radio burst (FRB). Đúng như tên gọi, đây là các sóng radio phát ra ở tốc độ cực nhanh, bùng lên rồi vụt tắt. Vấn đề nằm ở chỗ, FRB không phát ra theo chu kỳ, nên không ai có thể lần ra nguồn gốc của chúng. Bởi vậy mới có những giả thuyết rằng FRB chính là thứ do một nền văn minh nào đó phát ra, dù chưa thể kiểm chứng.
Nhưng có vẻ bí ẩn này đang dần có lời giải. Mới đây, các chuyên gia thiên văn học đã phát hiện được 8 tín hiệu FRB mới từ sâu thẳm trong vũ trụ, và chúng có chu kỳ lặp.
Đầu năm 2019, chỉ FRB 121102 – một trong những tín hiệu bí ẩn vừa tìm ra – là có chu kỳ lặp lại. Nhưng trong tháng 1, khoa học lại tìm ra thêm 1 tín hiệu lặp nữa là FRB 18081. Và trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Astrophysical, tổng cộng có 8 tín hiệu được xác định nhờ kính thiên văn radio CHIME của Canada.
Báo cáo mới đã nâng tổng số các tín hiệu FRB lặp lên con số 10. Con số này đủ để khoa học bắt đầu xây dựng một cơ sở dữ liệu về FRB, và cho phép chúng ta xác định nguồn gốc và danh tính thực sự của chúng.
FRB là gì
FRB là một khái niệm gây nhiều hoang mang cho khoa học. Chúng là các tín hiệu nằm trong phổ sóng radio tần số cao, chỉ tồn tại vài mili giây. Nhưng trong thời gian ngắn ngủi ấy, chúng phát ra năng lượng bằng 500 triệu lần Mặt trời.
Video đang HOT
Hầu hết FRB được tìm thấy từ trước đến nay chỉ xuất hiện 1 lần, và không thể dự đoán trước nên không bằng cách nào tra lại được nguồn gốc. Bởi vậy việc tìm ra FRB có chu kỳ lặp là cực kỳ quan trọng, vì nó không những cho phép chúng ta làm được điều không tưởng trên, mà còn giúp xác định được danh tính thực sự của chúng. Và thậm chí, khoa học có thể hướng đến việc so sánh sự khác biệt giữa các FRB.
“Chắc chắn các FRB không thể đến từ cùng một nguồn, và một số tỏ ra khác biệt so với phần còn lại,” – trích lời Ziggy Pleunis, nhà vật lý từ ĐH McGill (Canada).
“Chúng ta đã biết FRB 121102 có thể phát ra thành chùm tín hiệu: có thể không có tín hiệu gì trong hàng giờ, nhưng những giờ tiếp theo lại phát ra đồng loạt trong thời gian ngắn. Câu chuyện tương tự đang xảy ra, và được báo cáo đầy đủ vào lần này.”
Trong báo cáo, 6 tín hiệu FRB chỉ lặp 1 lần, và lần dừng lâu nhất là 20h. Tín hiệu thứ 8 là FRB 181119 thì lặp thêm 2 lần, tổng cộng xuất hiện 3 lần.
Ý nghĩa của các FRB?
Thật không may, các chuyên gia hiện vẫn chưa thể xác định ý nghĩa của các tín hiệu này, nhưng chúng đang góp phần củng cố một giả thuyết do ĐH Harvard đưa ra rằng mọi FRB thực chất đều có chu kỳ. Chỉ là một số lặp nhanh hơn thôi.
“Cũng giống như núi lửa, có núi hoạt động mạnh hơn.” – Pleunis chia sẻ
Giữa các FRB cũng có nhiều điểm giống nhau về tần số. Và việc xác định được điểm giống nhau này có thể là manh mối tìm ra nguồn gốc sản sinh ra chúng. Thậm chí có thể theo dõi được tín hiệu cách chúng ta bao xa, dựa trên chu kỳ của chúng.
Cũng có thể là tín hiệu do người ngoài hành tinh phát ra?
Vấn đề là thứ gì đã tạo ra các FRB? Có thể là một ngôi sao cực mạnh nào đó chưa được phát hiện, cũng có thể là một cỗ máy phát tín hiệu của một nền văn minh khác?
“Tôi cho rằng đây là nghiên cứu quan trọng để tìm ra thứ gì đã tạo ra FRB.” – Pleunis kết luận. Và nếu đó thực sự là một nền văn minh khác, thì đây chính là bước đầu để chứng minh rằng loài người không hề cô đơn.
Tham khảo: Science Alert, The Conversation
Theo Helino
Phát hiện một chiếc đĩa ngọc 4.300 năm tuổi ở Trung Quốc
Các tàn tích Lương Chử ở tỉnh Chiết Giang đã được cả thế giới công nhận là một minh chứng rõ nét về sự tồn tại của nền văn minh Trung Quốc hơn 5.000 năm.
Khách tham quan các cổ vật thuộc nền văn minh Lương Chử ở Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh. (Nguồn: globaltimes.cn)
Các nhà khảo cổ đã phát hiện một chiếc đĩa ngọc từ nền văn minh Lương Chử - cách đây hơn 4.300 năm - ở thành phố Hồ Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc .
Theo thông báo ngày 29/7 của Cơ quan phụ trách di tích văn hóa tỉnh Chiết Giang, chiếc đĩa ngọc có đường kính hơn 25cm này là cổ vật lớn nhất từng được phát hiện ở thành phố Hồ Châu.
Qua công tác giám định hiện vật, các chuyên gia thuộc Viện Di tích văn hóa và khảo cổ học tỉnh Chiết Giang xác nhận rằng chiếc đĩa ngọc này thuộc về nền văn minh Lương Chử của Trung Quốc cổ đại.
Hiện vật có lẽ đã được thực hiện vào giai đoạn cuối của nền văn minh này, tức là cách đây khoảng 4.300 đến 4.600 năm. Vào thời điểm đó, đường kính tối đa của một chiếc đĩa ngọc thường không vượt quá 24cm.
Các tàn tích Lương Chử ở tỉnh Chiết Giang đã được cả thế giới công nhận là một minh chứng rõ nét về sự tồn tại của nền văn minh Trung Quốc hơn 5.000 năm.
Hồi đầu tháng này, di chỉ khảo cổ Tàn tích của thành phố Lương Chử cũng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Trung Quốc hiện có 55 địa danh được đưa vào "bảng vàng" này./.
theo TTXVN/Vietnam
Người "trở về từ năm 3500" tuyên bố có thai với người ngoài hành tinh và nói về kết cục thế giới Người phụ nữ bí ẩn cho biết sau 5 tháng nữa, đứa trẻ lai giữa con người và "người ngoài hành tinh" sẽ ra đời và không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Người phụ nữ đưa ra hình ảnh siêu âm về đứa con lai giữa cô và "người ngoài hành tinh" Daily Star hôm 22/7 đưa tin, người phụ...