Phát hiện 8 bệnh viện sử dụng thiết bị của Bio-Rad
Chiều 11.11, Bộ Y tế cho biết, kết quả kiểm tra, đã có 8 bệnh viện (BV) sử dụng các thiết bị của Cty Bio-Rad Laboratories (Mỹ) và 11 đơn vị nhập khẩu máy móc và hóa chất của Cty này.
Ông Đặng Văn Chính – Chánh Thanh tra Bộ Y tế – cho biết, trong những BV trên, phần lớn là các BV trung ương. Tuy nhiên, ông Chính từ chối tiết lộ tên của các BV này, vì hiện nay các đơn vị đang tiếp tục rà soát, kiểm tra. Ngày 15.11 tới, các BV phải gửi báo cáo về việc kiểm tra, rà soát việc sử dụng, nhập thiết bị của Cty Bio-Rad.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế – cho biết, 11 đơn vị nhập khẩu máy móc và hoá chất từ Cty Bio-Rad. Ngoài ra, văn phòng đại diện của Cty Bio-Rad tại Việt Nam và 2 công ty khác đăng ký lưu hành sản phẩm; 13 đơn vị gồm bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu, ban quản lý dự án mua và đấu thầu thiết bị do Cty này cung cấp…
Bộ Y tế lập tổ công tác phục vụ điều tra
Video đang HOT
Việc rà soát theo nội dung của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế sẽ kết thúc vào chiều 12.11.
Sở Y tế Hà Nội cũng vừa có công văn yêu cầu các đơn vị trong ngành rà soát việc mua sắm và sử dụng các thiết bị, hóa chất và vật tư y tế do Cty Bio-Rad sản xuất. Đơn vị nào sử dụng cần liệt kê đầy đủ các mặt hàng đã và đang sử dụng từ năm 2005 – 2014; cung cấp các tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, phục vụ cho việc rà soát việc nhập khẩu trang thiết bị y tế từ hãng này.
Ngày 11.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký quyết định thành lập Tổ công tác thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến nghi án hối lộ của Cty Bio-Rad để phục vụ công tác điều tra. Tổ công tác này gồm 10 thành viên, do Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn làm tổ trưởng.
Theo đó, tổ công tác có nhiệm vụ thu thập, thống kê hồ sơ, tài liệu liên quan đến các trang thiết bị, hóa chất sử dụng kèm trang thiết bị, thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế do Cty Bio-Rad sản xuất, lưu hành và được sử dụng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 – 2009. Đồng thời, tổ công tác có nhiệm vụ xác định quy trình thực tế từ khâu đăng ký, đề nghị cấp phép nhập khẩu đến hình thức, nguồn kinh phí mua sắm, đấu thầu sản phẩm của Cty Bio-Rad tại các cơ sở y tế của Nhà nước…
Cùng ngày, Thanh tra Bộ Y tế đã có công văn gửi Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính, đề nghị hợp tác, phối hợp cung cấp thông tin về các mặt hàng của Cty Bio-Rad sản xuất, được nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn từ 1.1.2005 – 31.12.2010. Đề nghị gửi các thông tin nêu trên về Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 20.11.
Hải Phòng: Lớp Mầm non có nguy cơ phá sản
Vừa qua, Báo Công lý số đã có bài phản ánh những bất cập trong việc cấp phép thành lập Trường Mầm non tư thục Hương Mai (Lớp Mầm non) của UBND quận Kiến An, TP Hải Phòng.
Ngay sau khi báo phát hành, bà Lê Thị Mai Anh, Chủ lớp Mầm non đã đến Văn phòng Báo Công lý tại Hải Phòng tiếp tục phản ánh về những nguy cơ có thể dẫn tới phá sản của Lớp Mầm non.
Theo bà Mai Anh, từ khi thành lập, Lớp Mầm non luôn hoạt động ổn định, số lượng các cháu học sinh đến học tăng dần. Trong hai năm gần đây đến tháng 5/2014, lượng học sinh của lớp luôn ổn định khoảng trên dưới 200 cháu.
Để thực hiện đề án thành lập trường theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục, Lớp Mầm non đã đầu tư hơn 9 tỷ đồng (vốn của các cổ đông và vay ngân hàng) mua thêm hơn 200m2 mặt bằng, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy, học. Đề án thành lập trường của Lớp Mầm non được Phòng Giáo dục kiểm tra, thẩm định và kết luận là đủ điều kiện thành lập. Phòng Giáo dục đã có văn bản trình UBND quận Kiến An ra quyết định cấp phép thành lập Trường Mầm non tư thục Hương Mai nhưng UBND quận Kiến An đã từ chối. UBND quận Kiến An cho rằng, thẩm quyền cấp phép trên thuộc UBND huyện An Lão do có sự chia tách địa giới hành chính, chuyển toàn bộ khu dân cư Nam Hải, phường Ngọc Sơn (trong đó có Lớp Mầm non) sang thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão quản lý. Tuy nhiên, được biết, việc chia tách địa giới hành chính này chỉ mới dừng lại ở mức "chủ trương", hiện chưa có quyết định chính thức nào của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển giao khu dân cư trên.
Lớp Mầm non tư thục Hương Mai
Bà Mai Anh cho biết: Thời gian vừa qua, UBND thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão liên tục tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh và các cuộc họp tổ dân phố rằng Lớp Mầm non hoạt động trái phép, học sinh 5 tuổi của Lớp Mầm non không đủ điều kiện vào học lớp 1 và khuyến cáo các gia đình không nên gửi con tại đây, chính quyền không chịu trách nhiệm về những trường hợp học tại Lớp Mầm non. Những thông tin nêu trên khiến các phụ huynh hoang mang không dám gửi con tại Lớp Mầm non. Do đó, lượng học sinh của Lớp Mầm non giảm xuống gần 2/3, chỉ còn 70 cháu và số học sinh này đang "ngấp nghé" chuyển đi. Hơn nửa số cán bộ, giáo viên đang trong tình trạng không có việc làm mà Lớp Mầm non vẫn phải trả lương theo quy định của hợp đồng lao động. Hiện tại, Lớp Mầm non lâm vào tình trạng rất khó khăn số tiền đầu tư mở trường quá lớn, hàng tháng phải trả lãi ngân hàng và các chi phí khác trong khi học sinh thì ngày càng "vơi" dần. "Cứ tình trạng này, chúng tôi chắc chắn sẽ bị phá sản", bà Mai Anh chia sẻ.
Làm việc với phóng viên, ông Bùi Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Ngọc Sơn khẳng định: UBND phường Ngọc Sơn là đơn vị quản lý về mặt hành chính đối với tổ dân phố số 18 trước đây và là tổ dân phố Nam Hải hiện nay. Lớp Mầm non tư thục Hương Mai hoạt động trên địa bàn từ năm 2007 đến nay là đúng pháp luật. Bởi, UBND phường Ngọc Sơn đã ra quyết định thành lập Lớp Mầm non từ năm 2007 và Phòng Giáo dục quận Kiến An vẫn quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Trong quá trình hoạt động trên địa bàn, Lớp Mầm non đã tạo điều kiện tốt cho con em ở địa phương theo học.
Bà Mai Anh cho biết, tại buổi làm việc với đại diện Lớp Mầm non vào ngày 12/8/2014, ông Hoàng Công Nhiên, Phó Chủ tịch UBND quận Kiến An cũng khẳng định: Lớp Mầm non vẫn do UBND phường Ngọc Sơn, quận Kiến An quản lý. Do đó, bà Mai Anh đề nghị UBND quận Kiến An hoàn thiện việc cấp phép thành lập Trường Mầm non tư thục Hương Mai. Đồng thời, bà cũng đề nghị UBND thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão dừng và cải chính việc tuyên truyền nêu trên để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Lớp Mầm non, tránh đẩy Lớp Mầm non đến "bờ vực" giải thể.
Theo Congly
Gần 3000 lao động Trung Quốc không phép ở Vũng Áng Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tính đến 11.10.2014, tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng có 6.121 lao động nước ngoài nhưng chỉ cấp được 3.261 giấy phép. Trong số đó, chỉ có 1.400/4.154 lao động người Trung Quốc (TQ) được cấp phép, chỉ đạt 36%. Lao động TQ tại Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: L.Đ.Dũng. Lao động TQ...