Phát hiện 7 phiếu bầu cho Trump bị loại bỏ
Một số phiếu của binh sĩ bầu cho Trump bị hủy ở bang Pennsylvania, khiến Nhà Trắng nghi ngờ độ tin cậy của bỏ phiếu qua thư.
“ Công tố viên hạt Luzerne Stefanie Salavantis hồi đầu tuần yêu cầu Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) mở cuộc điều tra việc loại bỏ các lá phiếu sau thông tin về vấn đề tiềm ẩn đối với một số lượng nhỏ phiếu gửi qua thư ở Hội đồng Bầu cử hạt Luzerne”, Bộ Tư pháp Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 24/9.
“Tại thời điểm này, chúng tôi có thể xác nhận một số lượng nhỏ phiếu bầu của quân đội đã bị loại bỏ. Một số phiếu trong đó có thể xác định thuộc cử tri cụ thể, trong khi số khác không thể xác định”, thông cáo có đoạn viết.
Trump vận động tranh cử ở bang Bắc Carolina hôm 24/9. Ảnh: AFP.
Bộ Tư pháp Mỹ ban đầu cho biết các lá phiếu bị loại bỏ gồm 9 phiếu cho Trump, song thông cáo sửa đổi sau đó cho hay 7 phiếu cho Trump và hai phiếu cho hai người không xác định. Trump đã giành chiến thắng tại hạt Luzerne với cách biệt 20 điểm phần trăm trong cuộc bầu cử năm 2016.
Video đang HOT
Pennsylvania không nằm trong số các bang tự động gửi đơn đăng ký bỏ phiếu qua thư đến tất cả cử tri đã đăng ký.
Nhiều bang của Mỹ cho phép cử tri bỏ phiếu sớm bằng cách trực tiếp tới điểm bỏ phiếu hoặc gửi qua thư, ngay từ tháng 9, dù ngày bầu cử tổng thống năm nay được ấn định vào 3/11. Năm 2016, hơn 40 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm trước ngày bầu cử. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, số người bỏ phiếu sớm trực tiếp hoặc qua thư được dự đoán sẽ tăng đáng kể.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany nói rằng Trump muốn loại bỏ tình trạng bỏ phiếu qua thư hàng loạt. “Tổng thống nói rõ ràng rằng có thể thực hiện theo cả hai cách (bỏ phiếu trực tiếp và qua thư). Cơ hội của một trong hai ứng viên có thể bị hủy hoại vì đây là hệ thống có thể gian lận”, McEnany cho hay.
Thư ký báo chí Nhà Trắng cũng trích dẫn một trường hợp ở bang Wisconsin, nơi ba hòm thư được tìm thấy bên dưới một con mương.
Trump nhiều lần công khai nghi ngờ về tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử qua thư, cho rằng hình thức này ủng hộ đảng Dân chủ và có thể dẫn đến gian lận diện rộng, dù các quan chức và chuyên gia bầu cử nói không có bằng chứng nào về việc này.
Trump hân hoan vì được đề cử Nobel Hòa bình
Trump hoan nghênh việc ông được đề cử Nobel Hòa bình, gọi đó là "điều tuyệt vời nhất" cho nước Mỹ và cam kết thúc đẩy hòa bình thế giới.
"Thật là vinh dự lớn khi được đề cử và tôi biết điều đó có ý nghĩa to lớn. Tôi nghĩ rằng đó là điều tuyệt vời cho đất nước chúng ta, nó cho thấy chúng ta lúc nào cũng nỗ lực kiến tạo hòa bình, không phải gây chiến tranh", Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn hôm nay, đề cập việc ông được một nghị sĩ Na Uy đề cử giải Nobel Hòa bình.
Trong thư đề cử, nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde, chủ tịch phái đoàn Na Uy tại Hội đồng Nghị viện NATO, viết Trump đã cố gắng kiến tạo hòa bình giữa các quốc gia nhiều hơn so với hầu hết ứng viên được đề cử giải Nobel Hòa bình khác, đặc biệt vai trò trung gian của ông trong thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Tybring-Gjedde cũng cho rằng Trump có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho các bên xung đột tiếp xúc và tạo ra động lực mới trong các cuộc xung đột kéo dài khác, như tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, căng thẳng Hàn - Triều cũng như đối phó với khả năng hạt nhân của Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc vận động tranh cử ở bang Bắc Carolina hôm 8/9. Ảnh: AFP.
Theo Trump, Hiệp ước Abraham giữa Israel và UAE chỉ là bước khởi đầu cho nỗ lực rộng lớn hơn của Mỹ nhằm giải quyết các cuộc xung đột kéo dài trên toàn thế giới.
"Chúng tôi đang thực hiện một thỏa thuận hòa bình ở Afghanistan, đàm phán trực tiếp với Taliban, và điều đó đang diễn ra khá suôn sẻ. Chúng ta có thể sẽ sớm biết kết quả", Trump cho hay. "Vì vậy, chúng tôi đang tìm cách kiến tạo nhiều hòa bình trên toàn thế giới bởi thế giới có những vấn đề khác mà chúng tôi phải tập trung".
Tổng thống Mỹ tuyên bố những người tiền nhiệm của ông đã thất bại trên mặt trận xây dựng hòa bình bởi theo ông, nước Mỹ "chưa bao giờ có người đủ tài để đàm phán và đạt được những thỏa thuận như vậy".
"Các quốc gia khác từ Trung Đông đang cực kỳ muốn tham gia thỏa thuận hòa bình. Chúng ta sẽ bắt đầu ghép tất cả lại với nhau như một bức tranh ghép hình đẹp đẽ", Trump tuyên bố.
"Đó là bức tranh ghép hình rất phức tạp đối với rất nhiều người, nhưng tôi hiểu rõ nó và tôi biết rằng họ muốn hòa bình. Họ đã đấu đá trong nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ. Họ muốn thấy hòa bình và điều đó sẽ đến", Tổng thống Mỹ nói.
Đây không phải là lần đầu tiên Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình. Tybring-Gjedde cùng một quan chức Na Uy đã đề cử ông năm 2018 sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Thủ tướng Nhật Bản được cho là cũng đã làm vậy. Tuy nhiên, Trump đã không giành giải năm đó.
318 cá nhân và tổ chức đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2020. Danh sách người được đề cử và người đề cử không được tiết lộ cho đến 50 năm sau đó.
Tuy nhiên, việc được đề cử không đảm bảo cho Trump giành được giải. Giải Nobel Hòa bình năm 2021 sẽ được công bố vào cuối năm sau.
Người gửi thư chứa chất độc racin cho Trump là ai? Ferrier, người phụ nữ Canada bị truy tố vì gửi thư chứa ricin cho Trump, dường như đăng Twitter ủng hộ giết Tổng thống Mỹ cách đây hai tuần. Pascale Ferrier, 53 tuổi, sinh ra tại Pháp nhưng nhập tịch Canada từ năm 2015. Một số nguồn tin cho biết bà này vẫn giữ hai quốc tịch Pháp - Canada và sống ở...