Phát hiện 40 tấn mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, phải dùng 26 xe tải để chở
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng chức năng vừa kiểm tra cơ sở sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả lớn nhất huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Chiều 26/12, Đội QLTT số 25, Cục QLTT TP Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Chương Mỹ bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm trên địa bàn thôn Phượng Nghĩa, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Cơ sở này có diện tích khoảng 1.400m2, là trang trại nuôi gà trước đây. Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra, địa điểm trên được sử dụng làm cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, được ưa chuộng trên thị trường.
Chủ cơ sở được xác định là N.V.T, sinh năm 1990, thường trú tại tỉnh Phú Thọ.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.
Kiểm tra tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một lượng lớn sản phẩm là mỹ phẩm dạng kem dưỡng, serum, mặt nạ dưỡng da, thực phẩm chức năng phục vụ nhu cầu làm đẹp, được dán nhãn, tem là thương hiệu nước ngoài. Trong đó có 840 lọ Blackmores Evening Primrose Oil, xuất xứ Australia, 1.300 mặt nạ Yujin, xuất xứ Korea, 16.362 chai dung dịch vệ sinh Femfresh có dấu hiệu bị làm giả.
Nhãn hiệu Blackmores có dấu hiệu bị làm giả.
Video đang HOT
Tại hiện trường, đại diện nhãn hiệu Blackmores bước đầu nhận định sản phẩm Blackmores Evening Primrose Oil tại cơ sở sản xuất mà lực lượng QLTT kiểm tra có dấu hiệu làm giả.
Rất nhiều vỏ hộp Blackmores Evening Primrose Oil tại hiện trường kiểm tra.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang sang chiết, đóng sản phẩm vào các hộp, chai, lọ bên ngoài thể hiện các nhãn hiệu như: Ronas, Ultra-V, Vitamin E, Gamma, Royal retinol… có dấu hiệu giả mạo nguồn gốc, xuất xứ với khối lượng lên tới 40 tấn. Trong đó, có 6.288 hộp thành phẩm dán nhãn Vitamin E Cream trên nhãn thể hiện Made in Australia; 828 lọ Gamma Linolenicacid Evening Primrose Oil, thể hiện xuất xứ Canada; 450 hộp UltraV Premium Peeling, Made in Korea; 12.920 lọ thành phẩm Royal Retinol; 1.008 hộp thành phẩm J-Cain, trên nhãn thể hiện Made in Korea…
Máy móc, thiết bị dùng cho việc đóng gói, gia công sản phẩm.
Bên cạnh đó, tại hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận một lượng lớn các lọ nhựa, hộp đựng, tem nhãn và hàng tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không bao bì nhãn mác dùng cho việc sản xuất được vứt bừa bãi trên nền đất, một số loại nguyên liệu có mùi hắc nồng nặc, thậm chí các viên nang thực phẩm chức năng đã kết dính vào nhau.
Theo ông Nguyễn Phi Hiển, Đội trưởng Đội QLTT số 25, Cục QLTT TP Hà Nội, đây là một trong những vụ việc có dấu hiệu sản xuất thực phẩm chức năng giả với quy mô lớn trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Lợi dụng địa điểm xa khu dân cư và diện tích lớn của các trang trại nuôi gà, nuôi lợn với giá thành thuê rẻ, đối tượng đã sử dụng làm nơi sản xuất, phối trộn hàng hóa.
“Chúng tôi phải mất 20 giờ đồng hồ, sử dụng 26 xe tải mới có thể đóng gói, di chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Theo ước tính, cả sản phẩm và máy móc, thiết bị phục vụ việc sản xuất, đóng gói hàng hóa tại cơ sở này lên tới 50 tấn” ông Hiển thông tin.
Đến sáng ngày 27/12, Đội QLTT số 25 tiếp tục kiểm kê hàng hoá, nguyên liệu có dấu hiệu vi phạm. Xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự, Đoàn kiểm tra đang hoàn tất hồ sơ để chuyển giao sang cơ quan Công an huyện Chương Mỹ để điều tra, làm rõ
Giả danh bác sỹ nổi tiếng, lừa hơn 20 nghìn bệnh nhân uống "thực phẩm chức năng"
Nhóm đối tượng giả danh y, bác sỹ tư vấn, quảng cáo không đúng sự thật về tác dụng của thuốc chữa bệnh.
Trong vòng hơn một năm, đã bán trót lọt khoảng 80.000 đơn hàng thực phẩm chức năng cho hơn 20.000 bị hại ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, thu lợi bất chính gần 75 tỷ đồng.
Bà Trịnh Thị Oanh, 57 tuổi, trú tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang được một đối tượng giới thiệu là Hoàng Anh Đức, Giám đốc bệnh viện Ung Bướu tại Hà Nội lừa đảo chiếm đoạt số tiền 237 triệu đồng bằng hình thức bán nấm linh chi. Trước đó, bà Oanh được đối tượng này tư vấn mua rất nhiều loại thuốc, vì trong người có bệnh nên bà Oanh rất tin tưởng mua về sử dụng nhưng càng uống thuốc càng thấy mắt sưng to.
Bà Trịnh Thị Oanh cho biết: "Tôi có đặt rất nhiều loại thuốc nhưng uống không thấy tác dụng gì, tôi phản ánh thì "anh Đức- Giám đốc BV" bảo là bà phải kết hợp 5-6 loại, cứ tích cực uống sẽ khỏi. Nếu bà muốn khỏi nhanh thì có nấm linh chi, tốt, đắt mà chỉ mình bác sỹ mới lấy được, có giá 1,2 triệu đồng/kg, tin lời quảng cáo nên tôi đã gom tiền đặt mua 2 tạ nấm linh chi. Do không có tiền đủ một lúc nên anh Đức bảo chuyển khoản nhiều lần, tổng tôi đã chuyển 237 triệu đồng cho các số tài khoản anh Đức cung cấp, sau đó tôi bảo chuyển nấm linh chi về cho tôi thì anh Đức quanh co rồi tắt máy, tôi không liên lạc được"...
Đối tượng Thắng tại cơ quan Công an.
Một số loại thuốc các đối tượng bán.
Sau sự việc trên, bà Oanh không ăn không ngủ được khiến bệnh thêm nặng, mắt bà ngày càng sưng to, không nhìn rõ, con cái đã phải đưa bà ra Hà Nội để chữa bệnh. Sau đó, bà Oanh đã đến Công an trình báo, với mong muốn sớm đòi lại được số tiền trên.
Tiếp nhận vụ việc Công an tỉnh Bắc Giang đã xác lập chuyên án đấu tranh. Phòng An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao, Công an huyện Tân Yên và các đơn vị nghiệp vụ đã đồng loạt khám xét khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc và những nơi liên quan của Công ty TNHH Bảo Long Dược, thu giữ 287 thùng cát tông chứa các loại thuốc, 68 bộ máy tính và laptop các loại, 267 điện thoại và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng.
Công an xác định, cặp vợ chồng là Nguyễn Thị Hiền, 27 tuổi, trú tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và Đặng Văn Thắng, 29 tuổi, trú tại Văn Lãng, Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội cùng quản lý Công ty TNHH Bảo Long Dược.
Thủ đoạn của các đối tượng là thành lập công ty lấy tên là "Công ty TNHH Bảo Long Dược", có bộ phận hành chính và bộ phận kinh doanh được tổ chức quản lý chặt chẽ, hoạt động theo hình thức đa cấp, lợi dụng danh tiếng, tên tuổi của các y, bác sĩ giỏi, có tiếng từng công tác tại các Bệnh viện, trung tâm y tế lớn để lừa đảo bằng hình thức quảng cáo, tư vấn không đúng sự thật về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân để bán thuốc thực phẩm chức năng có giá trị thấp với giá cao gấp từ 10 đến 15 lần để chiếm đoạt tài sản của bệnh nhân.
Theo đó, giá nhập về chỉ 30-40 nghìn đồng/hộp nhưng bán cho người bệnh với giá từ 1-3 triệu đồng/hộp tùy theo loại bệnh, nghĩa là khi đến tay người bệnh, giá bán đã gấp hàng chục lần giá gốc.
Công an Bắc Giang khám xét nơi làm việc của các đối tượng.
Các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo Long Dược chủ yếu là các thực phẩm chức năng, một số trong số đó là sản phẩm mà Thắng đặt sản xuất ở nhà máy sản xuất dược như: Bình Mộc Giáp (Công ty Bảo Long Dược), An Mộc Vương (công ty Win Big), Giáp Nam Bình (nhập từ nhà máy Bách Thảo Dược),... ngoài ra còn nhập các sản phẩm thuốc nam không rõ nguồn gốc ở Ba Vì, Hà Nội để bán như: Giáp Nhất Khang, Bách Vị Nam,... các sản phẩm này vợ chồng Thắng Hiền đặt từ các xưởng gia công thuốc nam, sau đó thuê họ in nhãn mác sản phẩm theo yêu cầu của vợ chồng Thắng Hiền. Còn thực tế thực phẩm chứa thành phần hóa dược gì, công dụng thế nào thì không ai biết.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn một năm, từ tháng 10/2022 đến khi bị bắt, nhóm đối tượng này đã bán thành công khoảng 80.000 đơn hàng thực phẩm chức năng giả cho hơn 20 nghìn bị hại ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước thu về gần 75 tỷ đồng.
Hiện cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Yên đang tạm giữ 22 đối tượng để điều tra, xử lý về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174- Bộ luật hình sự.
Hai nhóm "trẻ trâu" vào hội nhóm Facebook "Chùa Hạ" hẹn nhau hỗn chiến Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự và ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 16 đối tượng mang hung khí đi đánh nhau, gây rối trật tự công cộng. Ngày 30/11, Công an huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án hình sự và...