Phát hiện 26 tấn khoai tây TQ nhiễm độc
Qua kiểm định, cơ quan chức năng đã phát hiện 26 tấn khoai tây nguồn gốc từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép.
Ngày 15/6, toàn bộ 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép đã được lực lượng chức năng TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tiêu hủy.
Trước đó, ngày 10/6, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra và phát hiện tại cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Nguyệt (phường 12, TP Đà Lạt) có 52 tấn khoai tây khả nghi nên lấy mẫu để kiểm định.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng đem 26 tấn khoai tây hồng Trung Quốc nhiễm chất độc hại đi tiêu hủy
Kết quả kiểm định của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy 26 tấn khoai tây hồng có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc bảo vệ thực vật) vượt gấp 16 lần ngưỡng cho phép của Bộ Y tế. Riêng 26 tấn khoai tây vàng được trả lại cho chủ hàng nhưng ngành chức năng tiếp tục giám sát việc tiêu thụ.
Theo bà Nguyệt, 26 tấn khoai tây hồng được bà mua từ Công ty Vân Linh (Lào Cai), 26 tấn khoai tây vàng mua từ Công ty Anh Quân (Hà Nội). Toàn bộ số khoai tây này có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo 24h
Cách nhận biết khoai tây Trung Quốc
Người bán thường "phù phép" khoai tây Trung Quốc trở thành hàng Ðà Lạt bằng cách dùng đất đỏ bao thành một lớp áo bên ngoài củ, để thu lợi từ chênh lệch giá.
Theo những người nội trợ có kinh nghiệm, thời điểm chính vụ của khoai tây Đà Lạt là từ tháng 1 - 5, khoai tây ta từ tháng 1 - 3 hằng năm. Ngoài ra, bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận biết đâu là khoai Đà Lạt, đâu là hàng Trung Quốc, chưa cần đến việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo quản.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất là vỏ khoai tây Đà Lạt mỏng hơn nên thường bị trầy xước nhiều ngay khi thu hoạch và trong quá trình đóng hàng, vận chuyển. Khoai tây Trung Quốc có kích cỡ củ rất đều, củ thường dài hơn khoai tây Đà Lạt, vỏ khoai trơn bóng, ít trầy xước. Ngoài ra, giống khoai của Trung Quốc có mắt ở củ to hơn khoai Đà Lạt. Ruột khoai Trung Quốc cũng trắng hơn khoai nội địa.
Khoai tây Trung Quốc. Khoai tây Đà Lạt. Ảnh: TL
Khoai tây Trung Quốc trên thị trường cũng được bao một lớp đất đỏ như hàng Đà Lạt. Theo những người chuyên buôn khoai tây, để "nhuộm" khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt phải rất tỉ mỉ và tốn thời gian. Đầu tiên phải rửa sạch củ khoai tây. Khoai đang ướt thì lăn qua một lớp đất đỏ hồng của Đà Lạt (còn gọi là đất hồng phấn) đã được tán mịn, sau đó đem phơi nắng cho đất vừa khô thì dùng tay xoa nhẹ bề ngoài củ khoai. Lúc đó màu khoai rất đẹp, người tiêu dùng rất khó phát hiện, kể cả người Đà Lạt cũng không phân biệt được.
Nhiều khi khoai tây Đà Lạt nhưng canh tác ở những vườn đất đen, màu khoai không đẹp nên giá rẻ. Nhà buôn mua về hàng tấn, bỏ vào kho phủ kín bạt để củ không bị xanh, chờ đến thời điểm hút hàng, giá tăng và cũng đem ra "nhuộm" theo kiểu ngụy trang cho khoai Trung Quốc.
So với các loại rau xanh thì khoai tây ít để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, do đặc điểm là rau dạng củ nằm sâu dưới đất. Hiện chưa phát hiện những hóa chất độc hại đáng báo động gây nguy hại cho sức khỏe con người, tuy nhiên theo những người bán hàng lâu năm thì khoai tây Trung Quốc chắc chắn phải sử dụng đến những hóa chất bảo quản sau thu hoạch. Điều đó khoai Đà Lạt từ trước tới nay chưa từng có.
Tuy nhiên dù là khoai tây Trung Quốc hay khoai tây Đà Lạt thì người tiêu dùng không nên mua những củ có vỏ màu xanh hay đã nảy mầm, vì trong củ khoai lúc này sẽ có những độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khoai tây cũng là loại cây mẫn cảm với thời tiết, quá trình canh tác phải sử dụng nhiều đến các loại thuốc nấm bệnh.
Theo Hoài An (Sức khỏe & Đời sống)
'Trước khi lật, xe khách Mai Linh bị đứt bu lông trục' Kết quả điều tra bước đầu cho rằng, lỗi của bu lông định vị tại trục trước là nguyên nhân xe khách Mai Linh lao xuống bờ kè làm 3 người chết và 31 người bị thương. Trao đổi với VnExpress.net ngày 10/6, đại tá Lê Văn Đức, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam cho...