Phát hiện 24 bình “khí cười” tập kết trong tòa nhà đang xây dựng
Sáng 7/9, 24 bình “khí cười” ( N2O) giấu trong 10 bao tải tập kết tại toà nhà đang xây ở đầu ngõ 45 Trần Thái Tông ( phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa bị tổ công tác liên ngành của Đội Cảnh sát Kinh tế Công an quận Cầu Giấy, Công an phường Dịch Vọng phối hợp với Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 13 Cục QLTT Hà Nội phát hiện, thu giữ.
Qua công tác nắm tình hình địa bàn, Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Cầu Giấy phát hiện tại khu vực đầu ngõ 45 Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy nghi vấn tập kết, vận chuyển “khí cười” nên đã tổ chức theo dõi, xác minh.
Đến khoảng 9h ngày 7/9, tổ công tác liên ngành Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an phường Dịch Vọng phối hợp với Đội QLTT số 13 Cục QLTT Hà Nội bất ngờ kiểm tra điểm tập kết trên, phát hiện bên trong 10 bao tải có 24 bình khí cười. Chủ số hàng trên là N.T.L, SN 1994, trú tại xã Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
N.T.L cùng 24 bình “khí cười” bị tổ công tác liên ngành lập biên bản xử lý.
Video đang HOT
N.T. L khai nhận, thấy nhiều người có nhu cầu sử dụng “bóng cười” tại nhà nên đã lên mạng xã hội Facebook tìm hiểu, tham gia vào các hội nhóm kín để đặt sỉ các bình “khí cười” và tìm điểm tập kết hàng hoá. Được một số người quen giới thiệu, L đã chọn khu vực toà nhà đang xây ở đầu ngõ 45 Trần Thái Tông làm nơi cất giấu các bình “khí cười” rồi từ đó “ship” đi giao cho khách.
Để tiếp cận được với khách hàng, L thường xuyên đăng bài quảng cáo trên trang cá nhân Facebook của mình. Khi khách có nhu cầu, L cho các bình “khí cười” vào túi bóng đen bọc kín lại rồi “ship” tận nhà cho khách. Mỗi bình loại nhỏ, L. nhập với giá 400 ngàn đồng và bán lẻ ra với giá 600 ngàn đồng. Việc vận chuyển được L. thực hiện vào ban đêm nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Mỗi ngày, L bán được từ 5-6 bình.
Trung tá Nguyễn Phi Hùng, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Cầu Giấy cho biết, thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng “bóng cười” tại nhà của giới trẻ có xu hướng gia tăng. Đơn vị đã chủ động phối hợp với lực lượng QLTT và Công an các phường đẩy mạnh rà soát, kịp thời phát hiện các điểm tập kết “khí cười”; tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện các trường hợp vận chuyển “khí cười” đi giao cho khách để xử lý; đồng thời kiểm tra các quán bar, lounge trên địa bàn, kiên quyết không để tồn tại các cơ sở kinh doanh “bóng cười” gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Cụ ông gần 80 tuổi bị lừa 800 triệu đồng bởi nhân viên Viettel "rởm"
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội hiện đang điều tra vụ một cụ ông gần 80 tuổi bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 800 triệu đồng bởi nhân viên Viettel "rởm".
Theo đó, ngày 3-3-2023, Công an phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy tiếp nhận đơn trình báo của ông T., SN 1946, trú tại quận Cầu Giấy về việc bị một đối tượng gọi điện thoại, tự xưng là nhân viên Viettel thông báo nợ cước điện thoại.
lệnh bắt khẩn Sau đó, gặp người đàn ông được giới thiệu là công an, người này gửi cho ông T. xem ảnh bản thân có cấp và phong tỏa tài sản để điều tra, đồng thời yêu cầu bị hại gửi thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng và mã OTP.
Do quá lo sợ nên ông T. đã làm theo hướng dẫn của nhóm đối tượng mà không chút nghi ngờ. Sau đó, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bỗng nhiên "bốc hơi" số tiền 800 triệu đồng. Biết bị lừa, ông T. đã đến cơ quan Công an trình báo.
Có thể thấy, phương thức lừa đảo bằng thủ đoạn giả danh nhân viên của các nhà mạng, gọi điện thoại tới khách hàng thông báo nợ cước nhằm chiếm đoạt tài sản không còn mới. Tuy nhiên, do thiếu thông tin, lại bị tội phạm đánh trúng tâm lý nên nhiều người vẫn "sập bẫy" lừa của các đường dây lừa đảo công nghệ cao.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc "bẫy" của đối tượng xấu. Với các vấn đề liên quan đến thanh toán cước điện thoại hoặc nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ, người dân cần liên hệ đường dây nóng của nhà mạng hoặc tới các phòng giao dịch để được tư vấn giải quyết kịp thời.
Đối với cơ quan Công an, để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Chính vì vậy, người dân khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn.
Cầu Giấy: Đối tượng trộm xe bị bắt vì gửi địa chỉ cho nạn nhân Sau khi bị mất tài sản, chủ xe xem trên facebook thấy đối tượng đăng ảnh xe máy của mình bị mất nên hỏi địa chỉ rồi báo Công an phường Dịch Vọng phối hợp Công an phường Xuân Đỉnh bắt giữ. Đối tượng B.Q.A cùng tang vật. Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy đã tạm giữ hình sự đối tượng...