Phát hiện 2 mẹ con hóa đá sau thảm họa núi lửa phun trào
Trên khuôn mặt của cả hai mẹ con vẫn còn hiện rõ sự sợ hãi, đau đớn trong thời khắc cuối cùng.
Mới đây, các nhà khảo cổ học người Ý quyết định phục dựng lại thi thể của các nạn nhân bị chôn vùi gần 2.000 năm sau đại thảm họa núi lửa phun trào ở Pompeii.
Các nhà khảo cổ Ý đang phục dựng lại thi thể của các nạn nhân Pompeii.
Hơn 1.000 thi thể của người dân Pompeii đã được đưa về bảo tàng khảo cổ quốc gia Naples, Ý từ 1 tháng trước để phục vụ cho công tác nghiên cứu và phục dựng bằng thạch cao.
Mỗi thi thể được tìm thấy có một tư thế khác nhau, ẩn sau đó là những câu chuyện thương tâm của những nạn nhân xấu số.
Mỗi thi thể lại có một tư thế khác nhau và trên gương mặt nào cũng thể hiện sự sợ hãi, đau đớn.
Video đang HOT
Đặc biệt nhất trong số đó phải kể tới xác chết của hai mẹ con bị hóa đá trong tư thế bồng bế nhau. Các chuyên gia cho biết, họ đã bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng này.
Hai mẹ con cùng hóa đá sau thảm họa núi lửa phun trào.
Theo trang Mirror, cậu bé này chỉ khoảng 3 hoặc 4 tuổi. Khi thảm họa xảy ra, cậu bé đang ở cùng mẹ của mình. Có thể thấy, trên khuôn mặt của cả hai mẹ con vẫn còn hiện rõ sự sợ hãi, đau đớn trong thời khắc cuối cùng. Cũng như những nạn nhân khác, họ đã phải hứng chịu cơn giận dữ khủng khiếp nhất từ thiên nhiên trong thời cổ đại.
Năm 79 sau Công Nguyên, ngọn núi lửa Vesuvius bất ngờ “thức giấc” và trút lên thành phố Pompeii lượng đất đá và dung nham khổng lồ lên tới 1,5 triệu tấn/giây. Sức nóng hơn 300 độ C của dòng mác ma sau đó đã chôn vùi vĩnh viễn hơn 16.000 người dân của hai thành phố Pompeii và Herculaneum.
16.000 người đã bị chôn vùi vĩnh viễn dưới lớp dung nham kinh hoàng.
Các nhà khoa học ước tính, sức phá hủy của vụ phun trào này gấp 100.000 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima.
Do bị vùi lấp dưới lòng đất trong điều kiện thiếu không khí và độ ẩm, các di vật dường như vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian. Những dòng dung nham núi lửa đã vô tình bảo quản hoàn hảo tất cả dấu ấn của con người và các công trình cổ xưa.
Hiện nay, Pompeii đang là địa điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch.
Ông Stefania Giudice, một nhà nghiên cứu tại bảo tàng Naples cho biết: “Việc phục dựng lại thi thể của những nạn nhân trong vụ phun trào núi lửa ở Pompeii có ý nghĩa đặc biệt không chỉ trong giới khảo cổ”. Những “hiện vật sống” này sẽ giúp các nhà khoa học có được cái nhìn chi tiết hơn về nguồn gốc cũng như sự phát triển của cả một nền văn hóa cách chúng ta 2 thiên niên kỷ.
Theo_Dân việt
Giây phút kinh hoàng khi núi lửa phun trào ở Chile
Các nhà chức trách Chile cho biết, núi lửa Villarrica, sau khi phun trào vào đầu tháng 3, đã bắt đầu bước vào giai đoạn hoạt động tích cực hơn.
Từ đằng xa, ta có thể thấy một cột khói từ miệng núi lửaVillarrica được chụp từ hôm 18/3. Lo ngại về sự an toàn, hàng nghìn người dân xung quanh đã phải đi sơ tán.
Cột khói bốc lên từ miệng núi lửa Villarrica được chụp lại hôm 18/3. Villarrica là một trong số những núi lửa vẫn hoạt động nhiều nhất ở Nam Mỹ.
Vào ngày 3/3, cảnh phun trào ấn tượng đã được chụp lại trong một khoảng thời gian ngắn.
Một vùng trời rực lửa khi các dòng nham thạch bắt đầu trào ra ngày một nhiều hơn.
Một đợt dung nham được phun ra từ miệng núi lửa Villarrica. Ảnh chụp từ thị trấn Pucon, miền Nam Santiago.
Bức ảnh cho thấy khói bụi và dung nhamđang chuẩn bị trào ra khỏi miệng núi lửa.
Bụi khói và dung nham trào ra khỏi miệng núi lửa Villarrica.
Dòng dung nham nóng chảy đang phun lên khỏi miệng núi lửa, tạo ra một quang cảnh hết sức kỳ vĩ.
Theo_Kiến Thức
Núi lửa phun trào sau 50 năm, Chile sơ tán dân Núi lửa Calbuco tại miền nam Chile ngày 22.4 đã hoạt động sau hơn 5 thập kỷ ngủ yên. Văn phòng ứng phó khẩn cấp Chile đã ban bố lệnh báo động và sơ tán 1.500 người dân. Khói bốc lên từ núi lửa Calbuco, gần thành phố Puerto Varas, Chile ngày 22.4 - Ảnh: Reuters Văn phòng ứng phó khẩn cấp Chile...