Phát hiện 2 cháu bé ở Đắk Lắk bị viêm não Nhật Bản
Bác sĩ Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương vừa ghi nhận 2 trường hợp bị viêm não Nhật Bản.
Bệnh nhân đầu tiên là bé trai 4 tháng tuổi, dân tộc H’Mông, ở thôn 2, xã Eatrang, huyện M’Drak.
Bệnh nhân vào viện ngày 23/4/2020 trong tình trạng: Lơ mơ, môi tím, thở rên, gắng sức nhiều, gồng cứng và tăng trương lực cơ toàn thân, thóp phẳng.
Bé trai 4 tháng tuổi đang được điều trị bệnh viêm não Nhật Bản tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên
Đồng tử 2 bên đều khoảng 2mm, phản xạ ánh sáng kém. Ngày 5/5 kết quả xét nghiệm miễn dịch kết luận cháu bé bị viêm não Nhật Bản IgM.
Video đang HOT
Theo người nhà bệnh nhân, cháu bé khởi bệnh cách ngày vào viện 7 ngày với triệu chức sốt cao, nôn ói 1 lần/ ngày kèm ho, khó thở. Người nhà tự ý mua thuốc điều trị cho bé nhưng không khỏi.
Chiều ngày 23/4 cháu bé sốt, khó thở nhiều nên gia đình đưa vào bệnh viện huyện và được chuyển đến BVĐK vùng Tây Nguyên. Hiện cháu bé đang trong tình trạng bệnh rất nặng.
Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh đang điều trị cho bé gái bị viêm não Nhật Bản
Bệnh nhân thứ hai là bé gái 5 tuổi, dân tộc Jarai, ở thôn Buôn bia, xã Ea Hiao, huyện Ea H’Leo. Bệnh nhân khởi bệnh vào ngày 26/3 với triệu chứng sốt, gia đình đưa đi khám và cho dùng thuốc uống không rõ loại.
Sáng ngày 29/4 bệnh nhân sốt cao, co giật toàn thân nên gia đình đã đưa vào bệnh viện huyện và được chuyển đến BVĐK vùng Tây Nguyên trong tình trạng kích thích, môi hồng, gồng cứng toàn thân, ngón tay càng cua.
Ngày 5/5 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm bị bệnh viêm não Nhật Bản IgM. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên./.
Đắk Lắk: Bị chấn thương khi điện thoại đang sạc pin phát nổ
Ngày 29/2/2020, bác sĩ Nguyễn Trọng Huỳnh, Khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk đã cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một bé trai 12 tuổi bị chấn thương dập nát bàn tay vì điện thoại phát nổ.
Nạn nhân của vụ nổ điện thoại thương tâm này là cháu Trần Minh C (12 tuổi, trú tại xã Ea H'đing, huyện Cư M'gar tỉnh Đắk Lắk).
Sự việc xảy ra trước đó, vào khoảng 13h ngày 28/2, thấy điện thoại của mẹ gần hết pin nên Trần Minh C đã đưa đi cắm sạc pin. Trong lúc đang sạc pin, Trần Minh C cầm điện thoại để chơi trò chơi. Được khoảng 10 phút thì điện thoại nóng dần lên rồi phát nổ. Ngay sau đó, cháu được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Cháu C tại bệnh viện
Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tiến hành băng bó vết thương, xét nghiệm và mổ cấp cứu cắt lọc vết thương. Các bác sĩ tiếp tục đánh giá vết thương, tư vấn cho người nhà chăm sóc bệnh nhân. Đồng thời, tiếp tục theo dõi nhiễm trùng sau mổ và nguy cơ hoại tử các ngón 1, 2, 3.
"Hiện, cháu Trần Minh C không có dấu hiệu sốt, không có dấu hiệu bị nhiễm trùng, vết thương ít rỉ dịch và các ngón 1, 2, 3 còn hồng. Chúng tôi còn phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần nữa. Tuy nhiên, việc lấy lại chức năng vận động của bàn tay trái cho bệnh nhân rất khó khăn, cần có sự phối hợp của cả bệnh nhân và người nhà" - Bác sĩ Nguyễn Trọng Huỳnh cho hay.
Ông Trần S (bố của cháu Trần Minh C) kể, chiếc điện thoại bị nổ nói trên được vợ ông mua và sử dụng từ lâu. Trước đó, đã vài lần Trần Minh C vừa sạc điện thoại vừa sử dụng mà không sao, nên chủ quan.
LÊ NHUẬN
Theo Báo dân sinh
Những mũi tiêm chủng cơ bản cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng Tiêm chủng là cách tạo miễn dịch chủ động nhờ đưa vào cơ thể trẻ các loại vacxin. Thực hiện đầy đủ các mũi tiêm chủng cơ bản cho trẻ (viêm gan B, lao, bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm não Nhật Bản,...) sẽ giúp trẻ phòng tránh hiệu quả những căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan trong cộng...