Phát hiện 18 triệu USD trong tường nhà trùm ma túy khét tiếng
Cháu của trùm ma túy Pablo Escobar tìm thấy 18 triệu USD tiền mặt giấu bên trong tường nhà của người chú đã qua đời.
Nicolas Escobar tuyên bố một “bóng ma” đã báo cho anh chính xác nơi tìm thấy số tiền bên trong căn hộ ở thành phố Medellin mà anh đang sống. Một số tờ tiền đã bị hỏng và không dùng được.
“Mỗi lần tôi ngồi trong phòng khách và nhìn ra bãi đỗ xe, tôi nhìn thấy một người đàn ông đi vào căn nhà rồi biến mất”, Nicolas kể trên chương trình truyền hình Colombia “Red Noticias”.
Anh cũng tìm thấy một cây bút vàng, các điện thoại vệ tinh, máy đánh chữ và một cuộn phim chưa chụp hết trong tường. “Có một mùi rất lạ bên trong. Một mùi khó chịu gấp 100 lần mùi của một thứ gì đó đã chết”, Nicolas mô tả.
Khu phố mà Pablo Escobar từng sống ở thành phố Medellin. Ảnh: AFP.
Nicolas, người đã sống ở đây 5 năm, cho hay đây không phải là lần đầu tiên anh tìm thấy tiền mặt ở nơi trú ẩn của người chú là trùm ma túy. Anh từng đồng hành cùng chú mình trong các chuyến đi và thậm chí từng bị bắt cóc, tra tấn bởi những kẻ đang truy lùng Escobar.
Escobar đã trải qua hàng thập kỷ chống lại lệnh dẫn độ tới Mỹ của chính phủ Colombia và cuối cùng bị giết trong một cuộc đọ súng với c ảnh sát năm 1993.
Trùm ma túy này thành lập băng nhóm ở Medellin vào cuối những năm 1970 và đến những năm 1980 đã chiếm 80% thị phần cocaine được bán ra ở Mỹ. Escobar, được mệnh danh là “Vua Cocaine”, trở thành một trong những người giàu nhất thế giới khi băng nhóm của y đạt doanh thu ước tính 420 triệu USD/tuần.
Video đang HOT
Trùm ma túy Colombia Pablo Escobar. Ảnh: AFP.
Dù không thể xác minh độ giàu có của Escobar, ước tính y sở hữu khối tài sản lên tới 30 tỷ USD. Escobar từng lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes 7 năm liền, từ 1987 đến 1993. Năm 1989, y là người giàu thứ 7 thế giới.
Escobar, người còn có biệt danh “El Patron”, bị bắt giữ năm 1991 và bị giam trong một nhà tù được thiết kế riêng gọi là Cathederal, nơi y có thể chọn bạn tù và tiếp tục điều hành đường dây của mình.
Giới chức ước tính băng đảng của y đứng sau hơn 5.000 vụ giết người từ năm 1989 đến 1993.
Câu chuyện về Escobar đã thu hút hơn 60 triệu người xem loạt phim “Narcos” kể về trùm ma túy này trên Netflix.
Người gốc Việt đối mặt lệnh trục xuất khỏi Mỹ sau 20 năm tù
Ông Tin Nguyen được ân xá vào năm ngoái sau 20 năm ngồi tù, nhưng chưa kịp làm lại cuộc đời thì đối mặt với nguy cơ trục xuất về Việt Nam.
Ông Tin Nguyen, 47 tuổi, sang Mỹ tị nạn khi mới là một cậu bé 6 tuổi vào năm 1979. Học lớp hai ở thành phố Pomona, bang California, Nguyen là đứa trẻ Việt Nam duy nhất trong lớp và trở thành mục tiêu bắt nạt.
Đến tuổi thiếu niên, ông dùng ma túy, uống rượu rồi gia nhập các băng nhóm Việt Nam, một ở Pomona, sau đó là ở Los Angeles. Năm 1996, Nguyen sát hại một nhà nhập khẩu trang sức ở San Jose. Ba năm sau, Nguyen bị kết án 20 năm tù vì tội giết người cướp của và không được ân xá.
Trong hai thập kỷ qua, Nguyen cảm thấy rất ăn năn về tội lỗi của mình và theo gia đình cũng như những người ủng hộ, ông đã cố gắng xoay chuyển cuộc đời mình trong tù.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 với tờ Boom California, Nguyen cho hay: "Tôi không biết làm sao để bày tỏ sự hối hận của mình và nói lời xin lỗi tới người đàn ông đã bị tôi cướp mất cuộc đời và tương lai, tới một gia đình mà tôi đã làm tổn thương, hay tới cộng đồng mà tôi đã gây hại? Điều đó vẫn chưa đủ. Và tôi nhận ra rằng tôi phải làm điều đó trong tù".
Ông Tin Nguyen và mẹ, bà Thi Cuc Le, 84 tuổi, ở hạt San Bernardino, tại lễ tốt nghiệp chương trình dạy tù nhân huấn luyện chó trị liệu vào năm 2018. Ảnh: VietRise.
Nguyen đã tham gia các lớp học cao đẳng thông qua một chương trình của Đại học bang California tại nhà tù Lancaster. Ông cũng vượt qua nỗi sợ những chú chó để làm việc cho một chương trình huấn luyện cho động vật trị liệu tâm lý.
"20 năm trong tù đã thay đổi cuộc đời một người đàn ông", chị gái của Nguyen, Cheri Li, nói. "Tin hôm nay đã học cao đẳng, có kỷ luật, có lòng nhân ái và mong muốn cống hiến cho xã hội".
Vào đêm Giáng sinh 2018, thống đốc California khi đó là Jerry Brown đã ban lệnh giảm án cho Nguyen. Một sau năm, Nguyen ra tù nhưng lại bị các nhân viên Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ ICE) đưa đến một trại giam giữ người nhập cư ở hạt San Bernardino.
"Ông ấy chưa bao giờ được bước đi tự do. Ông ấy chưa bao giờ gặp mẹ. Ông ấy chưa bao giờ gặp gia đình", luật sư Ben Seelig nói.
Hiện Nguyen bị giam tại Trung tâm Xử lý của ICE Adelanto, đối diện với khả năng bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông đã xa cách hàng thập kỷ qua. Các quan chức di trú tìm cách trục xuất Nguyen, một thường trú nhân hợp pháp, vì các tiền án của ông.
"Thay vì liên tục chú ý đến các tội phạm, các nhóm vận động nên đưa ra tiếng nói cho những người là nạn nhân của các tội ác nghiêm trọng như giết người. Thật không may, nạn nhân của tội phạm thường bị lãng quên", David Marin, giám đốc văn phòng hiện trường thuộc bộ phận Hoạt động Thực thi và Xóa bỏ của ICE tại Los Angeles, cho hay trong một tuyên bố hôm 17/9.
Nếu bị trục xuất về Việt Nam, Nguyen đối mặt với một tương lai khó khăn, không có gia đình, tiếng Việt bị hạn chế.
"Những gì sẽ xảy ra nếu ông ấy trở lại Việt Nam là một câu hỏi lớn", luật sư Seelig nói.
Hôm 16/9, một ngày sau khi đơn kiến nghị được nộp lên tòa án liên bang xin thả ông Nguyen, gia đình và những người ủng hộ ông đã tập trung bên ngoài văn phòng của ICE tại thành phố Santa Ana để thu hút sự chú ý tới hoàn cảnh của Nguyen. Họ cho rằng việc giam giữ ông bây giờ là vi hiến và vi phạm thỏa thuận mà Việt Nam và Mỹ đã ký kết năm 2008, theo đó những người Việt đến Mỹ trước năm 1995 sẽ không bị trục xuất về nước.
"Chúng tôi kêu gọi các quan chức được bầu, các thành viên cộng đồng và cộng đồng người Việt ở quận Cam, hành động để ngăn chặn việc trục xuất một người Việt", Allison Vo, thành viên tổ chức pháp lý xã hội địa phương VietRise, nói.
Trong số những người ủng hộ ông Nguyen có hai dân biểu khu vực là Alan Lowenthal và Lou Correa. Cả hai cho rằng ông đã hoàn lương và xứng đáng có một cơ hội khác. Họ cũng nhấn mạnh việc trục xuất ông sẽ vi phạm thỏa thuận Việt - Mỹ năm 2008.
Ủy viện hội đồng Santa Ana, Vicente Sarmiento, người cũng ủng hộ Nguyen, cho rằng xã hội nên chào đón ông quay lại. "Nhưng họ làm gì? Họ đợi ở ngoài và giam ông ấy vì một việc khác".
Hai giáo sư ở trường đại học bang California ở Los Angeles, nơi đã dạy ông Nguyen trong tù, cũng ủng hộ ông. Giáo sư Taffany Lim là người đã giúp Nguyen tìm luật sư chuyên nghiệp.
"Tin không chỉ là một trong những sinh viên giỏi nhất lớp ở Lancaster mà còn là một trong những thủ lĩnh của lớp, một người không ngừng giúp đỡ các bạn học, tổ chức các nhóm học tập, cố vấn cho các học sinh yếu hơn và là nguồn cảm hứng cho tất cả những ai gặp ông ấy", giáo sư Bidhan Chandra Roy viết trong một bức thư năm 2019 thay mặt Nguyen.
Luật sư Seelig cho biết tháng trước, chính phủ Mỹ đã trục xuất 30 người Mỹ gốc Việt, trong đó có hơn chục người đến trước năm 1995, bất chấp thỏa thuận song phương. Vụ kiện năm 2018 chống lại việc giam giữ vô thời hạn một số người Việt Nam đang chờ giải quyết.
FBI bắt nhiều nghi phạm gốc Việt buôn lậu súng và ma túy FBI tiến hành chiến dịch "Phượng hoàng Đen", bắt 18 nghi phạm, trong đó có nhiều người gốc Việt, buôn lậu súng và ma túy. Các vụ bắt giữ vào sáng 15/9 là kết quả của chiến dịch "Phượng hoàng Đen" do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) dẫn đầu, Thom Mrozek, phát ngôn viên Văn phòng Bộ Trưởng Tư pháp Mỹ,...