Phát hiện 14 ca nhiễm biến thể mới dù đã được tiêm 2 mũi vaccine
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giới chức y tế Đức ngày 7/2 thông báo một ổ dịch đã bùng phát tại một viện dưỡng lão và hưu trí ở thị trấn Belm thuộc huyện Osnabrck, bang Niedersachsen khi phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh trong mẫu xét nghiệm của 14 người ở cơ sở này.
Một điểm điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Điểm đáng lưu ý là tất cả các cụ ở cơ sở nêu trên đều đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) bào chế, với mũi thứ hai được tiêm vào ngày 25/1 vừa qua. Tuy nhiên chưa rõ thời điểm các cụ bị nhiễm bệnh và chỉ được phát hiện trong một đợt xét nghiệm nhanh hằng ngày hôm 2/2. Hiện toàn bộ cơ sở, nhân viên và người nhà những cư dân trong cơ sở này đã được cách ly theo dõi.
Theo giới chức y tế huyện Osnabrck, 14 cụ nhiễm biến thể phát hiện ở Anh cho đến nay chỉ có những biểu hiện bệnh ở thể nhẹ hoặc hầu như không có triệu chứng, một phần có thể do tác động tích cực từ việc đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, việc nhiễm bệnh cho thấy ngay cả những người được tiêm chủng cũng không miễn dịch được với COVID-19 và vẫn có thể lây lan cho người khác.
Báo Tấm gương hằng ngày (Tagesspiegel) ngày 7/2 dẫn một nghiên cứu từ Israel cho biết, vaccine của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả mục tiêu 95% một tuần sau mũi tiêm chủng thứ hai. Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể đã có 50% khả năng bảo vệ chống COVID-19 trong 10 ngày sau mũi tiêm đầu tiên. Những kết quả này cũng giống như thông báo của nhà sản xuất trong nghiên cứu giai đoạn III.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Nguồn nhân lực Hungary, Miklos Kasler cho biết Trung tâm dịch vụ y tế quốc gia Hungary đã phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga ngừa COVID-19 để sử dụng ở quốc gia châu Âu này.
Trên mạng xã hội Facebook, ông Kasler nêu rõ: “Trung tâm dịch vụ y tế quốc gia đã hoàn thành các nghiên cứu chính thức cần thiết về vaccine Sputnik V, xác định rằng vaccine này đáp ứng các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm và phù hợp để sử dụng cho người”.
Ngoài Sputnik V, ba loại vaccine phòng COVID-19 khác đã được phê duyệt để sử dụng ở Hungary là vaccine do Pfizer/BioNTech, Moderna (Mỹ) và AstraZeneca (Anh) phát triển. Cho đến nay, Hungary vẫn là nước thành viên duy nhất trong EU được phép sử dụng vaccine của Nga.
Ngày 3/2, Tạp chí y khoa The Lancet đã công bố một phân tích tạm thời qua thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine Sputnik V, cho thấy vaccine này đạt hiệu quả 91,6% chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Sputnik V đã có mặt tại 21 quốc gia trên thế giới. Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF), vốn chịu trách nhiệm tiếp thị vaccine ra nước ngoài, đã bắt đầu quá trình để Sputnik V được chấp thuận ở Liên minh châu Âu (EU).
* Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Trung Đông ngày 7/2 cho biết cac trung tâm vaccine cua Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) se tâp trung tiêm vaccine phòng COVID-19 cho ngươi gia va ngươi măc bênh man tinh trươc. Đây la môt giai phap tam thơi trong bôi canh quôc gia nay đang ghi nhân sô ca măc COVID-19 tăng lên nhưng tuân gân đây.
Theo Bô Y tê UAE, kê hoach tiêm vaccine noi trên phù hợp với chiên lươc tiêm phong COVID-19 nhằm đảm bảo miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn dịch bệnh. Trong 4-6 tuần tới, việc triển khai tiêm vaccine ngưa COVID-19 se đươc tâp trung tôi đa cho người già và người mắc bệnh mãn tính, vôn la nhưng đôi tương dễ bi tôn thương nhât. Trong thời gian này, các thành phần xã hội khac cung có thể đươc tiêm vaccine sau khi đăt lich hen trươc tai nhưng trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc.
Video đang HOT
Trươc đo, thanh phô Dubai đã nhận lô hàng vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford của Anh san xuât, trở thành loại vaccine ngưa COVID-19 thứ ba được UAE phê duyệt và cung cấp trong đợt tiêm chủng trên toàn quốc.
Theo sô liêu thông kê mơi nhât, UAE đa ghi nhân trên 326.000 trương hơp măc COVID-19, trong đo co 921 ca tư vong.
Hơn 106 triệu ca nCoV toàn cầu, nhiều nước lục đục về vaccine
Ca nhiễm nCoV toàn cầu vượt 106 triệu, hơn 2,3 triệu người chết, chiến lược vaccine của châu Âu hứng chỉ trích trong khi Canada bị tố tranh của nước nghèo.
Toàn cầu ghi nhận 106.304.188 ca nhiễm và 2.318.147 người chết do Covid-19. 78.041.581 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers. Nhiều nước đang lục đục về vấn đề vaccine trong bối cảnh các quốc gia đều cố gắng đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để đối phó đại dịch.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đang bị chỉ trích vì triển khai chậm chạp chương trình tiêm chủng của EU. Các nước EU tới nay mới chỉ tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên cho chưa đầy 4% dân số, thấp hơn tỷ lệ 11% ở Mỹ và gần 17% ở Anh, theo thống kê của Our World in Data hôm 5/2.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz hôm 6/2 cho biết "rất tức giận" khi nhiều vaccine Covid-19 không được đặt hàng vào năm 2020 do quyết định của Ủy ban châu Âu.
Khi được hỏi về trách nhiệm của von der Leyen với tình trạng chậm triển khai vaccine Covid-19, Bộ trưởng Scholz nói "bất cứ ai cũng cần phải được một bài học và điều này đúng với châu Âu, tôi nghĩ EU rất mạnh".
Trong khi đó Canada hôm 6/2 cũng bị chỉ trích khi là thành viên G7 duy nhất nhận vaccine trong đợt đầu tiên theo Chương trình Tiếp cận Vaccine Covid-19 Toàn cầu (COVAX), vốn ưu tiên phân phối vaccine cho các nước nghèo.
Các quốc gia phát triển khác tham gia COVAX như New Zealand cũng sẽ nhận vaccine theo chương trình, song vào các đợt sau. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Canada Karina Gould đã bảo vệ quyết định nhận vaccine ngay đợt đầu và cho biết nước này đã góp 440 triệu USD cho COVAX, trong đó dành 220 triệu USD dành để mua vaccine cho dân Canada và số còn lại phân bổ cho các nước thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại Toronto, Canada, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 95.339 ca nhiễm và 2.386 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 27.508.101 và 473.184 người chết. Theo số liệu từ New York Times hôm 5/2, ca nhiễm mới hàng ngày ở Mỹ đang có xu hướng giảm trên toàn quốc.
Trung bình ca nhiễm hàng ngày ở Mỹ đã đạt đỉnh hôm 8/1 với gần 260.000 ca nhiễm mới. Đến ngày 3/2, con số này là 136.422 ca nhiễm, giảm 47% so với mức đỉnh.
Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) hôm 5/2 dự đoán Mỹ sẽ ghi nhận 631.000 người chết vì Covid-19 tới 1/6, dù chiến dịch tiêm chủng đang được chính quyền Tổng thống Joe Biden triển khai nhanh chóng. Nhóm nghiên cứu của IHME thuộc Đại học Washington cho biết ca tử vong do nCoV ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào chiến dịch tiêm chủng và tốc độ lây lan của các chủng nCoV tại nước này. Với kịch bản tệ nhất, Mỹ có thể phải chứng kiến số ca tử vong vì Covid-19 lên tới 703.000 người đến ngày 1/6.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 11.948 ca nhiễm và 72 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.827.170 và 155.028.
Chính phủ Ấn Độ hôm 6/2 đã thúc giục các bang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 sau khi kết quả từ một cuộc đánh giá cho thấy nước này có "cơ hội" đáng kể để đẩy nhanh chương trình này.
Ấn Độ đã tiêm vaccine cho khoảng 3 triệu nhân viên y tế trong hai tuần đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng, nhưng cần phải tăng tốc để đạt mục tiêu trong mùa hè. Chính phủ nước này yêu cầu các bang lên lịch cho tất cả các nhân viên y tế tiêm chủng trước ngày 20/2 và tất cả nhân viên tuyến đầu trước ngày 6 tháng 3.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 885 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 231.012. Số người nhiễm nCoV tăng 48.707 ca trong 24 giờ qua, lên 9.497.795.
Brazil hôm 6/2 đã nhận một lô hàng gồm 88 lít hoạt chất đầu tiên để sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca được vận chuyển từ Trung Quốc, trong bối cảnh chương trình tiêm chủng ở nước này đang gặp khó khăn.
Với số hoạt chất trên, trung tâm y sinh Fiocruz của Brazil có thể hoàn thành 2,8 triệu liều vaccine. Trung tâm này dự kiến nhận thêm nhiều lô hàng khác trong tháng này để tạo ra tổng cộng khoảng 15 triệu liều vaccine.
Hiện tại, chỉ những mũi tiêm do AstraZeneca và công ty Sinovac của Trung Quốc phát triển mới được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở Brazil.
Anh ghi nhận thêm 828 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì đại dịch lên 112.092, trong khi số ca nhiễm tăng 18.262 ca so với hôm trước, lên 3.929.835.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết chính phủ đang nỗ lực tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 3.500 người nhập viện mỗi ngày.
Anh đặt mục tiêu tiêm mũi đầu tiên cho tất cả những người trên 70 tuổi, những người dễ bị tổn thương, các nhân viên y tế tuyến đầu vào giữa tháng hai. Tốc độ tiêm chủng đang ở mức 400.000 mũi mỗi ngày, khiến Anh chỉ đứng sau Israel và UAE về số liều tiêm trên 100 người.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 20.586 ca nhiễm và 191 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.317.333 và 78.794.
Tình hình dịch bệnh ở Pháp làm dấy lên lo ngại về đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ ba. Tuy nhiên, Tổng thống Emmanuel Macron bác khả năng này, khẳng định lệnh giới nghiêm hiện nay sẽ đủ để kiềm chế virus lây lan, trong bối cảnh xuất hiện nhiều biến chủng mới được cho là dễ lây nhiễm hơn.
Tính đến ngày 3/2, Pháp đã tiêm vaccine cho 1,83 triệu người. Chính phủ Pháp đã đưa ra lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt vào ban đêm sau khi đợt phong tỏa lần thứ hai kết thúc hồi tháng 12 năm ngoái.
Iran , vùng dịch nghiêm trọng nhất ở Trung Đông, ghi nhận thêm 6.983 ca nhiễm và 76 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.459.370 và 58.412. Các con số có xu hướng giảm trong những tuần gần đây.
Iran đã phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga để sử dụng trong nước, đồng thời đang nỗ lực mua vaccine từ AstraZeneca và các công ty khác. Quốc gia này hôm 4/2 đã nhận được những lô vaccine đầu tiên, gồm cả vaccine Sputnik V của Nga và vaccine AstraZeneca thông qua chương trình phân phối vaccine Covax.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.147.010 ca nhiễm, tăng 12.156, trong đó 31.393 người chết, tăng 191. Giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp 3 lần.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Gunadi Sadikin cho biết sẽ có những cải tiến trong công tác chống dịch, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ hướng dẫn y tế. Chính phủ đã khởi động chương trình tiêm chủng hàng loạt từ đầu tháng, siết chặt các biện pháp hạn chế di chuyển, trong bối cảnh hệ thống bệnh viện chịu áp lực ngày càng lớn.
Philippines , vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, báo cáo 535.521 ca nhiễm và 11.110 ca tử vong, tăng lần lượt 1.941 và 52 ca. Tình hình càng gây lo ngại khi các lô vaccine Covid-19 dự kiến tới nửa sau của năm mới bắt đầu đến nơi.
Do sự xuất hiện của biến chủng nCoV dễ lây lan hơn từ Anh tại nước này, Tổng thống Rodrigo Duterte cuối tháng qua quyết định tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, bất chấp lo ngại việc này sẽ khiến nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
Singapore ngày 3/2 trở thành nước đầu tiên ở châu Á phê duyệt vaccine Moderna. Quốc đảo này dự kiến nhận được lô hàng Moderna đầu tiên vào khoảng tháng ba, bổ sung vào kho vaccine Pfizer-BioNTech, đã được phê duyệt vào tháng 12. Vaccine của Moderna dễ bảo quản và vận chuyển hơn loại của Pfizer-BioNTech. Singapore hiện ghi nhận 59.675 và 29 ca tử vong do nCoV.
COVID-19 tại ASEAN hết 6/2: Trên 46.600 ca tử vong; Myanmar phê duyệt vaccine Nga Ngày 6/2, các nước ASEAN ghi nhận trên 18.400 ca mắc COVID-19 và 255 ca tử vong. Toàn khối đã có trên 46.600 ca tử vong. Người dân giãn cách xã hội trong nghi lễ tại nhà thờ ở Manila, Philippines. Ảnh: Straits Times Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 6/2, các nước thuộc Hiệp hội...