Phát hiện 12 tấn trà đang “tẩm” hóa chất
“Công nghệ” chế biến trà tẩm hóa chất tại cơ sở Đông Phương ở quận Bình Thạnh, TPHCM vừa được cơ quan chức năng phát hiện. Tỷ lệ pha trộn 3kg trà được tẩm 1gr bột hóa chất hương liệu không nguồn gốc trước khi đưa vào sấy khô và đóng gói.
Trà nguyên liệu chất đầy nhà nhưng chủ cơ sở không chứng minh nguồn gốc
Trà “4 không”
Sau thời gian theo dõi, Phòng 6 thuộc Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm và Môi trường (C49B – Bộ Công an) phối hợp với Quản lý thị trường quận Bình Thạnh ập vào cơ sở sản xuất trà Đông Phương ở (128/13/26, phường 1, quận Bình Thạnh) do bà Trần Thị Kỳ làm chủ phát hiện hơn 12 tấn trà nguyên liệu và thành phẩm không nguồn gốc. Tại thời điểm kiểm tra, số trà trên không nhãn mác, thành phần, chỉ tiêu và cách sử dụng…
Ngoài ra, tất cả nguyên liệu làm trà đều không có hóa đơn chứng từ hay các giấy tờ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm” do UBND quận Bình Thạnh cấp từ năm 2008 đã hết hạn.
Một cán bộ của C49B cho biết, “Một số sản phẩm trà gọi là trà nhài và trà sen nhưng không được ướp với hoa nhài, hay tâm sen tươi”. Theo bà Kỳ, cơ sở sản xuất Đông Phương hoạt động từ 20 năm qua theo cha truyền con nối. Trà được chế biến và đóng gói tại 2 cơ sở. Tại địa chỉ 54/29 Yên Đỗ, phường 1, quận Bình Thạnh, bà Kỳ dành khoảng 200 m2 để làm nơi sơ chế với hệ thống 3 máy sấy, ủ trà cũng như chứa các thùng hương liệu và chứa nguyên liệu trà thô. Còn tại địa chỉ 128/13/26, phường 1, quận Bình Thạnh bà Kỳ để trà thành phẩm và giao dịch với các đại lý.
Để sản xuất trà, từ nhiều năm qua bà Kỳ mua trà nguyên liệu phần lớn từ Lâm Đồng. “Một phần nguyên liệu trà thô khác chúng tôi thu gom từ một nhà máy sản xuất trà ở Hà Nội. Giá mỗi kg chỉ 15 nghìn đồng”- bà Kỳ thừa nhận.
“Ngậm” hóa chất
Ngoài hàng tấn nguyên liệu trà không nguồn gốc, tại cơ sở trà Đông Phương còn có chục thùng nhựa chứa hương liệu được cho là hương nhài và sen. Tất cả số hương liệu này được bà Kỳ khai nhận đặt hàng qua một người đàn ông tên Hiền nên không có giấy tờ gì chứng minh. “Chúng tôi gọi điện lấy hàng, sau đó ông Hiền tới tận nhà lấy tiền”- bà Kỳ nói. Theo quan sát loại bột hóa chất này nhìn bề ngoài không khác gì bột ngọt. Chủ cơ sở cho biết mua với giá 680 nghìn đồng/kg. Hiện cơ sở còn 4kg hóa chất này. Ngoài ra, khi chế biến, cơ sở còn dùng một loại hương liệu hương sen khác bằng nước chứa trong một bình nhựa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Video đang HOT
Theo bà Kỳ, cứ 3 kg trà sẽ cho vào 1gr bột hóa chất hương liệu, rồi đưa vào lò sấy trong 25 phút và đóng gói thành từng loại. Mỗi kg trà này cơ sở Đông Phương bán ra từ 120-200 nghìn đồng/kg theo loại. Bà Kỳ thừa nhận: “Sở dĩ phải dùng hương liệu phụ gia vì không phải lúc nào cũng có hoa nhài và tâm sen tươi”.
Không chỉ có trà thành phẩm ngậm hương liệu không nguồn gốc, các loại trà cám, trà cọng thải loại sau khi chế biến cũng được cơ sở này còn dùng hương liệu “hương trà” để ngâm tẩm. Số trà cám, trà cọng này sau đó được cung ứng cho các hàng bán trà đá, các quán cơm, thức ăn đường phố…
Ngay sau khi phát hiện sự việc, ngày 12/5 Đoàn kiểm tra yêu cầu chủ cơ sở ngưng sản xuất, niêm phong các loại hóa chất hương liệu không nguồn gốc tại cơ sở này, đồng thời lấy mẫu các loại trà thành phẩm để kiểm nghiệm.
Theo TS Phạm Thành Quân- Khoa Công nghệ Hóa học, trường ĐH Bách khoa TPHCM thông thường hóa chất hương nhài có nguồn gốc từ penzylacetat, trong khi hương sen từ P- Dimethoxy penzin. Đây là các chất đều xếp loại độc hại gốc hữu cơ, vì vậy ngâm tẩm các chất này lâu ngày, liều lượng cao làm cho người ngửi sẽ bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu do tác động lên hệ thần kinh.
Tại chợ Kim Biên, quận 5, các hương liệu ướp trà không nguồn gốc được bán tràn lan mỗi kg có giá 100-120 nghìn đồng. Ngoài ra nơi đây còn có chất giữ mùi lâu là Fixateur. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai- nguyên Viện phó Viện y tế công cộng TPHCM thì chất giữ mùi này rất độc và nó không phân hủy nên tích tụ trong gan dẫn đến ung thư.
Theo Lê Nguyễn
Tiền Phong
Cái chết được báo trước từ công nghệ bào chế "ma túy tử thần"
Lóa mắt trước đồng tiền, nhiều đối tượng bất chấp nguy hiểm, mua thuốc tăng trọng, hóa chất, thuốc trừ sâu... pha trộn vào ma túy bán cho người nghiện. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những tảng băng nổi trong thế giới sát thủ đội lốt "những nhà hóa học không chuyên"... Nhà "phê" học siêu phàm
Vào chiều 11/4, cơ quan CSĐT Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá thành công ổ nhóm chế biến ma túy từ thuốc tăng trọng, hóa chất, ... của Lê Vũ Thanh Hiếu (SN 1980, ngụ phường 7, quận Bình Thạnh) và Nguyễn Thị Thanh Thúy (SN 1965, trú phường 14, quận 4) khiến không ít người bàng hoàng. Tuy nhiên, trên thực tế, cách chế biến, làm giả ma túy từ nhiều loại hóa chất độc hại để tự "phê" hoặc bán cho người nghiện là chuyện không mới nhưng vụ khám phá, triệt tiêu hang ổ chế ma túy của Hiếu ghi nhận những phương thức chế ma túy mới mà ở đó, đối tượng "sáng tạo" ra những thành phần mới, bất chấp sự nguy hại đến sức khỏe con người.
Các loại máy ép viên, chưng cất dùng để trộn, chế "ma túy tử thần".
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, trước ngày bị phát hiện, Hiếu từng có tiền án về tội cướp tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy. Mãn hạn tù, Hiếu lập tức lên kế hoạch pha chế ma túy, bán cho người nghiện từ nhiều loại hóa chất khác nhau. Để che mắt cơ quan CSĐT, Hiếu và Thúy ranh mãnh chọn thuê khách sạn dưới vỏ bọc khách du lịch rồi tiến hành pha chế ma túy. Các trinh sát cho biết, thời gian gần đây, khu vực phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức xuất hiện đôi nam nữ thuê phòng số 501 khách sạn Hoàng Long Sơn hơn một tuần nay. Riêng đối tượng nam đi lại bất thường, mỗi khi ra vào khách sạn anh ta đều mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh.
Đi sâu tìm hiểu, cơ quan CSĐT phát hiện, đôi nhân tình này đang tiến hành các hoạt động bào chế ma túy từ hóa chất. Theo đó, ngày 8/4, đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an quận phối hợp Công an phường bao vây nơi tá túc của hai đối tượng.
Sau những nỗ lực, cố gắng thủ tiêu chứng cứ bằng cách vứt hóa chất, ma túy ra ngoài qua cửa sổ, giấu các dụng cụ pha chế trong nhà vệ sinh,... bất thành, hai đối tượng bị bắt giữ cùng máy xay sinh tố và nhiều vật dụng liên quan...
Ngoài ra, cơ quan CSĐT còn tìm thấy lượng "hàng đá", heroin cùng các loại hóa chất, bao nilon chứa chất bột màu trắng và nhiều dung dịch đối tượng dùng để pha trộn ma túy. Tại cơ quan CSĐT, Hiếu và Thúy tiếp tục khiến người nghe rùng mình khi khai nhận quá trình pha chế "ma túy tử thần", bất chấp những hệ lụy khó lường đối với sức khỏe người dùng từ nhiều loại hóa chất.
Cụ thể, Hiếu khai nhận, để có tiền tiêu xài, y mua ma túy, heroin từ các nơi khác đem về khách sạn, nghiền nhỏ trộn với các loại hóa chất, sấy khô, ép lại thành cục và chia theo tỉ lệ rồi bán cho người nghiện tại các Q.5, Q.6, Q.11.
Theo đó, Hiếu mua 5 "chỉ" heroin với giá 2,8 triệu đồng/"chỉ", mang về khách sạn pha với thuốc tăng trọng dành cho cá, bỏ vào máy xay sinh tố xay, sau đó sấy khô rồi bỏ vào máy ép cho ra 10 "chỉ" heroin, đem đi bán với giá khoảng 25 triệu đồng.
Đối với ma túy đá, Hiếu mua một "hộp" giá 8 triệu đồng đem về pha với hóa chất, ít muối ăn... rồi sấy khô đưa vào máy ép thành "3 hộp" bán 7,5 triệu đồng/"hộp". Hiếu khai, "hàng" làm ra chúng đem bán hết chứ không dám sử dụng vì sợ độc hại cho sức khỏe.
Đến chiều 11/4, cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Lê Vũ Thanh Hiếu và Nguyễn Thị Thanh Thúy để điều tra về hành vi nói trên.
Muôn cách hủy hoại cuộc đời Ghi nhận thực tế của PV báo ĐS&PL, ngoài những đầu nậu chuyên pha chế rồi tung ra thị trường các loại ma túy trộn để kiếm lời, nhiều con nghiện cũng tự sáng tạo trăm phương, ngàn cách chế ma túy giả để phê. Những công thức pha chế ma túy giả, ma túy đá,... từ hàng trăm loại tiền chất ma túy, hóa chất độc hại,... được các "nhà phê học" công khai công bố, trao đổi qua lại. Một số dân chơi ma túy cho biết, lý do tìm học những công thức chế biến các loại ma túy trộn, trước tiên là để thỏa mãn bản thân, rẻ hơn ma túy nguyên chất, có thể thu lời,... Với những lý do trên, các "nhà phê học" từ chuyên đến không chuyên đều tìm kiếm cho mình những công thức pha chế "độc đáo", rẻ tiền.
Một trong những công thức được người nghiện dễ chấp nhận, thường xuyên sử dụng hơn cả là thêm một lượng bột trắng vào heroin nguyên chất để giảm lượng heroin, sử dụng được lâu hơn.
Theo các "nhà phê học", ban đầu không ai xác định được chất độn có màu trắng trên tên là gì, có nguy hiểm cho sức khỏe hay không. Về sau này, cơ quan công an xác định, chất độn màu trắng này chính là phèn chua được tán thành bột, rất có hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, càng về sau này, các công thức lại càng độc hại, nguy hiểm đến tính mạng gấp nhiều lần. Bác sỹ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa (TP.HCM) cho biết: "Thực tế ma túy được ví như cái chết trắng. Từ đó có thể thấy được sự nguy hiểm, tác hại vô cùng lớn của nó đến sức khỏe, cuộc sống của người sử dụng.
Ma túy không chỉ hủy hoại một cách trầm trọng sức khỏe, nó còn làm con người lệ thuộc hoàn toàn vào nó, thậm chí, ma túy cũng có thể gây chết người. Do đó, sử dụng ma túy đã độc hại, nguy hiểm thì sử dụng các loại ma túy trộn, ma túy được người nghiện tự pha chế từ các loại hóa chất thì càng nguy hiểm gấp nhiều lần".
Cũng theo bác sỹ Duy, hiện nay, liên tục xuất hiện các công thức pha chế ma túy mới từ hóa chất vô cùng độc hại của những con nghiện ma túy.
Cụ thể, ngoài việc mua các loại tiền chất ma túy, chất gây nghiện, người nghiện còn sử dụng hóa chất dimethylt trong đó có lượng ít ma túy tổng hợp, là hóa chất được sử dụng như một loại dung môi dùng để sản xuất nhựa acrylic, thuốc nhuộm màu, thuốc trừ sâu,...
Để tăng độ "phê", dân chơi ma túy không chỉ bào chế các loại ma túy trộn, sau nhiều lần nhờn loại thuốc này, họ bắt đầu "phát minh" ra các công thức tự chế "hàng đá".
Các bác sỹ, nhà khoa học cho biết, các loại ma túy đá tự chế trên có mức nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng. "Việc sử dụng thường xuyên các loại ma túy tử thần trên sẽ gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, dẫn đến hiện tượng ảo giác, không kiểm soát được hành vi.
Nguy hiểm hơn, ngoài mắc các bệnh trầm cảm, hoang tưởng, chúng còn gây hủy hoại cơ quan sinh học và dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe trong thời gian ngắn, dẫn đến các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí tử vong", bác sỹ Khánh Duy quả quyết.
Có thể bị truy tố về tội sản xuất, tàng trữ trái phép, buôn bán ma túy Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc Hãng luật Giải Phóng, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: "Cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi như trên đều có thể bị truy tố về tội sản xuất, tàng trữ trái phép, buôn bán chất ma túy. Tuy nhiên, đối với các hành vi tự chế, sản xuất, độn thêm các chất phụ gia, hóa chất vào ma túy, khi xét xử, cơ quan chức năng sẽ tách hàm lượng ma túy có trong đó. Căn cứ trên hàm lượng ma túy được tách, cơ quan chức năng sẽ áp dụng những khung hình phạt cụ thể đối với người vi phạm. Có thể nói, bản thân ma túy đã là một chất gây nghiện, nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng. Nếu như ma túy lại được độn, trộn thêm các chất hóa học nguy hại, chất gây nghiện, chất bẩn không rõ nguồn gốc như báo chí đăng tải thì các loại ma túy giả, ma túy trộn này lại càng đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội".
Theodoisongphapluat
Pha ma túy với thuốc tăng trọng bán cho con nghiện Hiếu mua heroin, tổng hợp về nghiền nhỏ, trộn với các loại hóa chất, sấy khô, ép lại thành từng cục rồi chia nhỏ bán cho người nghiện. Tang vật vụ việc bị công an thu giữ - Ảnh: Mã Phong Ngày 10.4, Công an Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết đang tạm giữ hình sự đối với Lê Vũ Thanh Hiếu (35 tuổi,...