Phát hành game không phép bị phạt đến 100 triệu đồng
Từ 15/1/2014, các hành vi vi phạm khi kinh doanh dịch vụ game online như: Kinh doanh không phép, không hạn chế giờ chơi đối với người chơi dưới 18 tuổi, chuyển vật phẩm ảo thành tiền sẽ bị xử phạt nặng từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
Khoản 3, Điều 67 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện quy định, phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi cung cấp trò chơi điện tử G2, G3, G4 mà chưa có văn bản xác nhận hoàn thành thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử game online của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng đối với các hành vi: Thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp các trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng mà chưa có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc sử dụng giấy chứng nhận đã quá hạn; Cung cấp dịch vụ trò chơi G1 mà không có quyết định phê duyệt kịch bản trò chơi.
Phạt tiền từ 70 triệu đến 100 triệu đồng đối với hành vi thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mà chưa có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn.
Bên cạnh đó, Nghị định 174/2013/NĐ-CP cũng quy định sẽ phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi cung cấp trò chơi điện tử G1 có nội dung kịch bản có hình ảnh hoặc âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn, kích động bạo lực, thú tính, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam; phá hoại truyền thống lịch sử, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; miêu tả các hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc khủng bố, hành động ngược đãi, buôn bán trẻ em, đánh bạc và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác.
Các hành vi như không có hệ thống máy chủ ở Việt Nam và làm đại lý cung cấp trò chơi điện tử trên mạng cho tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài chưa được phép kinh doanh tại Việt Nam sẽ bị phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng.
Video đang HOT
Hành vi quảng cáo dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi chưa có giấy phép phê duyệt kịch bản cũng bị phạt nặng ở mức từ 40 triệu đến 50 triệu đồng. Hành vi không áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi G1 cho người chơi dưới 18 tuổi hay cho phép chuyển vật phẩm ảo, tiền ảo thành tiền hoặc tài sản cũng sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/1/2014.
Điều 31, Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng:
1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
b) Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.
2. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
3. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầu tư nước ngoài.
Theo VNE
Hero of the Obelisk chính thức mở cửa tự do
Cơ hội tốt để gamer Việt cày kéo game online chặt chém dễ thương Hero of the Obelisk đã tới.
Nhà phát hành GBE Games cùng studio game Eyasoft đã chính thức mở cửa Open Beta cho game online chặt chém mang tên Hero of the Obelisk từ ngày hôm nay 28/11/2013. Với nền tảng đồ họa 3D mang phong cách hoạt hình trẻ trung dễ thương cùng lối chơi hành động, trò chơi nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo game thủ. Ngoài ra trò chơi này được phát hành dưới dạng miễn phí giờ chơi nên game thủ Việt có thể dễ dàng thử nghiệm và gắn bó mà ko cần lo lắng nhiều về mặt kinh phí.
Tham gia vào Hero of the Obelisk, người chơi sẽ được trải nghiệm một tựa game nhập vai hành động với cơ chế gameplay chặt chém đã tay đúng nghĩa. Game thủ sẽ có khả năng tùy biến nhân vật mà mình điều khiển theo 18 lớp nhân vật khác nhau, đi kèm với đó là hơn 100 dungeon với độ khó từ thấp đến cao để người chơi cùng bạn bè có thể khám phá. Chưa dừng lại ở đó, chế độ PvP với chức năng không khác một màn chơi MOBA cũng sẽ xuất hiện trong Hero of the Obelisk.
Trang chủ: http://hoto.gbegames.com/
Theo VNE
Một game online mới về Việt Nam đã bị mạo danh Rộ lên với tin đồn được đưa về Việt Nam từ đầu tháng 11/2013, nhưng cho đến nay mọi thông tin về NPH sở hữu tựa GMO A-RPG 3D Dị Tinh vẫn đang là một ẩn số. Sở hữu cốt truyện mới lạ, đồ hoạ 3D sắc nét, gameplay đồ sộ, cộng với hệ thống PvP và PK Non-targeting đặc sắc không hề...