Phạt hàng chục tỷ, xe quá tải vẫn tung hoành ở TP.HCM
Lực lượng chức năng phạt tài xế và chủ phương tiện hơn 25 tỷ đồng nhưng tình trạng xe chở hàng quá tải vẫn diễn ra ở các tuyến đường cửa ngõ và khu vực bến cảng ở TP.HCM.
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết trong 9 tháng đầu năm 2019, đơn vị này xử phạt gần 8.000 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ và đường thủy nội địa, với tổng số tiền hơn 37 tỷ đồng.
Trong đó, xe chở quá tải chiếm tỷ lệ lớn nhất với 1.650 vụ, các tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 25,5 tỷ đồng.
Trạm cân trên đường Đồng Văn Cống kiểm tra xe ra vào cảng Cát Lái. Ảnh: Phước Tuần.
Nhiều năm qua, báo chí thường xuyên phản ánh tình trạng xe quá tải chạy trên các tuyến đường cửa ngõ ra vào trung tâm thành phố gây họa cho người đi đường; tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
Video đang HOT
Đại diện Thanh tra Sở GTVT cho biết nhiều tài xế thường tìm cách đối phó lực lượng chức năng như chậm xuất trình giấy tờ, trì hoãn việc kiểm tra tải trọng, thậm chí còn đóng cửa xe bỏ đi nhiều giờ.
Có trường hợp, lực lượng chức năng phải mất hơn 4 giờ thuyết phục và nhờ cảnh sát giao thông đến hỗ trợ thì tài xế mới chịu ký vào biên bản vi phạm.
Một số chủ xe còn thuê người cảnh giới, theo dõi hoạt động của thanh tra giao thông để báo tin cho tài xế thay đổi lộ trình, né trạm cân. Lực lượng chức năng bố trí các trạm cân lưu động, thay đổi vị trí liên tục nhưng thanh tra giao thông chỉ hoạt động vài giờ thì có người cảnh giới thông báo cho tài xế.
Theo New zing .vn
Hải Phòng: Cấm các hoạt động giao thông thủy nội địa ven biển từ 12h trưa ngày 3/7
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) TP Hải Phòng đã ra Thông báo số 52/TB-PCTT&TKCN ngày 3/7 về việc đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa và các khu vui chơi giải trí tại khu vực biển đảo ven sông phòng chống bão số 2.
Theo đó, các tuyến vận tải hành khách, đường thủy nội địa và các hoạt động vui chơi giải trí trên các khu vực biển, đảo, ven sông bị đình chỉ hoạt động bắt đầu từ 12h ngày 3/7, tuyến phà biến Gót - Phù Long đình chỉ hoạt động từ 15h cùng ngày.
Cùng với đó, Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố Hải Phòng yêu cầu Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, quận, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung trên. Bằng mọi biện pháp thông báo, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú tránh an toàn, kiên quyết ngăn chặn, không để các tàu thuyền thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy nội địa, phà, đò, lồng bè hoạt động trong thời gian có áp thấp nhiệt đới.
Ảnh minh họa: Tuyến phà Gót - Phù Long (nối TP. Hải Phòng ra Cát Bà)
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, đến 6h00 ngày 3/7, đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho 2.340 phương tiện với 7.671 lao động, 465 lồng bè với 1.290 lao động, 350 chòi canh với 288 lao động đang hoạt động trên biển và neo đậu biết vị trí, hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.
Trước đó, để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới và bão, UBND thành phố Hải Phòng đã có Công điện số 03/CĐ-CT ngày 2/7/2019 gửi Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố về việc phòng chống áp thấp nhiệt đới và bão yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ: Kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển về nơi trú tránh an toàn; quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền thuỷ sản, tàu du lịch, tàu vận tải; tổ chức neo đậu tàu thuyền; gia cố lồng bè thủy sản; không để người trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh thủy sản khi có gió mạnh hoặc bão đổ bộ, đặc biệt là khách du lịch trên biển và các đảo; giữ liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố Hải Phòng căn cứ diễn biến của bão chủ động xác định thời điểm thông báo cấm biển và tạm dừng các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, vui chơi giải trí tại các khu du lịch biển. Chủ động thực hiện các phương án phòng chống bão, phương án sơ tán nhân dân ở khu vực trũng thấp, ven sông, ven biển, khu nhà cũ yếu, khu du lịch biển, khu vực có nguy cơ sạt lở và trên các phương tiện đã về nơi neo đậu.
Tổ chức kiểm tra và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, công trình đang thi công, cầu tàu, bến cảng, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, công trình giao thông, công trình công cộng, hệ thống truyền tải điện, thông tin liên lạc, khu vực khai thác khoáng sản, khu nuôi trồng thuỷ sản, trang trại, gia trại nông nghiệp, cắt tỉa cây xanh.
Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN TP Hải Phòng chủ động kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống theo địa bàn, lĩnh vực đã được phân công. Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố.
Hướng di chuyển của bão số 2.
Do ảnh hưởng của bão số 2, khu vực biển Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng đang có chuyển biến xấu, có gió lớn cấp 7 - cấp 8, trời bắt đầu mưa, sóng cao khoảng 1m. Và theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm mai (4/7), bão số 2 sẽ đổ bộ vào đất liền với vùng trọng tâm bão hướng vào Hải Phòng.
Thanh Sơn
Theo Dauthau
Cần Thơ: Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đảm bảo ATGT đường thủy Ngành chức năng Cần Thơ thành lập đoàn liên ngành phối hợp đảm bảo trật tự ATGT đường thủy nội địa trên địa bàn. Ảnh minh họa Sáng 7/6, Sở GTVT TP Cần Thơ chủ trì buổi làm việc cùng các ngành chức năng có liên quan triển khai, kế hoạch phối hợp liên ngành của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,...