Phát ghen với hàng ngàn hộ trồng mía Sơn La vì giá thu mua ổn định
“Làm nông nghiệp là gắn với nông dân. Dù vẫn biết bảo tồn vốn và có lãi là mục tiêu số 1 của người kinh doanh nhưng người kinh doanh phải biết điều chỉnh các tiêu chí của mình cho phù hợp với từng thời điểm để duy trì và cùng phát triển với bạn hàng. Cả ngàn hộ nông dân ở Sơn La đang nhìn vào chúng tôi”.
Ông Trần Ngọc Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Sơn La cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên về việc hỗ trợ, chia sẻ cùng nông dân trồng mía ở vùng đất này.
Khó khăn cũng không bỏ nông dân
Bước vào vụ sản xuất 2017-2018, Công ty CP Mía đường Sơn La cũng đứng trước những khó khăn, thách thức với bao câu hỏi như những doanh nghiệp mía đường khác trong nước: Có nên duy trì giá thu mua mía cây ổn định như đã thông báo từ đầu năm 2017? Có nên đẩy nhanh tiến độ thu mua và chế biến? Có duy trì chính sách hỗ trợ nông dân trồng mía? Có tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng dây chuyền sản xuất? Đường làm ra sẽ tiêu thụ thế nào?…
Nông dân vùng nguyên liệu mía ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn đã đầu tư mua sắm được nhiều nông cụ sản xuất đắt tiền nhờ thu nhập cao từ cây mía. Ảnh: X.T
Trung tá Nguyễn Trung Kiên – Đội trưởng Đội CSGT 36 đóng trên địa bàn xã Cò Nòi cho hay: Trước đây, vào mùa thu hoạch mía của Công ty Mía đường Sơn La thường xuyên xảy ra tình trạng xe chở quá tải, quá khổ, không đảm bảo an toàn… Nhưng 2 vụ gần đây, Công ty không còn sử dụng xe hết niên hạn để vận chuyển. Tình trạng xe chở quá khổ, quá tải hầu như không còn. Xe nào cũng có đai bảo vệ hàng; không còn chuyện vừa chạy xe vừa rơi mía xuống đường như trước…
“Những biến động của thị trường làm chúng tôi trăn trở rất nhiều, thậm chí không khỏi có lúc nao núng. Nhưng là doanh nghiệp đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp thì phải biết chấp nhận khó khăn và tìm cách vượt qua thì mới có thể bền vững.
Không chỉ gần 9.000 hộ nông dân Sơn La tham gia trồng mía đang nhìn vào chúng tôi để đợi câu trả lời, mà còn rất nhiều tổ chức, cá nhân, hộ nông dân khác đang nhìn vào cách ứng xử của chúng tôi trong lúc khó khăn đó. Và chúng tôi đã quyết định: Không thể bỏ mặc nông dân của mình…” – ông Trần Ngọc Hiếu cho biết.
Đếncác xã Cò Nòi, Hát Lót, Chiềng Ban (Mai Sơn); Yên Sơn, Chiềng Đông (Mộc Châu), Chiềng Ngần (TP.Sơn La)…, đi đến đâu chúng tôi cũng thấy những nương mía mới trồng đang đâm ngọn tua tủa, vươn lên xanh tốt trên các sườn đồi, thung lũng.
Video đang HOT
Ông Lò Văn Thanh (dân bản Ka Láp, xã Chiềng Ngần) chia sẻ: “Năm qua khó khăn đến thế mà nhà máy mía đường vẫn thu mua hết mía đúng thời vụ, vẫn cho nông dân ứng cây giống, phân bón. Vì thế nông dân chúng tôi rất tin tưởng Công ty CP Mía đường Sơn La, năm nay nhà tôi lại quyết định trồng mới thêm 3.000m2 mía nữa. Nếu công ty bảo đảm giá ổn định như hiện nay thì thu nhập từ trồng mía vẫn tốt hơn trồng ngô tới 4-5 lần”.
Cũng nhờ có sự “bảo hộ” của Công ty CP Mía đường Sơn La nên hàng ngàn hộ dân ở Sơn La yên tâm đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nương mía của gia đình.
Ông Lò Văn Hào là một trong những người đầu tiên trồng mía ở bản Nậm Te (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn) từ năm 1997. Từ đó đến nay đã hơn 20 năm, nhưng chưa bao giờ ông “quay lưng” lại với cây mía. Có thời điểm, giá mía chỉ 400 đồng/kg nhưng ông nhất quyết không chặt bỏ, trái lại mỗi năm còn trồng thêm một ít. “Được công ty hỗ trợ giống, phân bón… và bao tiêu sản phẩm, bà con dân bản ai cũng vui mừng, phấn khởi, yên tâm trồng, chăm sóc thâm canh diện tích mía của gia đình” – ông Hào nói.
Chủ động ứng phó trước “bão giá”
Nông dân xã Cò Nòi tiếp tục trồng mới nhiều diện tích mía cây trong vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Sơn La. Ảnh: X.T
Nói thêm về hiệu quả kinh tế của cây mía, anh Lò Văn Đanh (dân tộc Thái, ở bản Nậm Te, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn) chia sẻ: Cây mía có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô. Cây mía chịu hạn tốt, phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng địa phương. Trồng mía chỉ vất vả, tốn kém năm đầu tiên, nếu đầu tư thâm canh thì năng suất có thể đạt hơn 100 tấn/ha.
Năm 2002, anh Đanh trồng khoảng 6.000m2 mía, đến nay diện tích mía của gia đình anh đã tăng lên 2,5ha. Bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu đồng từ bán mía, có điều kiện mua sắm tiện nghi sinh hoạt, tích luỹ…
Bà Hà Thị Oanh ở tiểu khu Thống Nhất, xã Cò Nòi tâm sự: “Nhờ công ty thu mua đúng tiến độ nên vụ mía tiếp theo của chúng tôi không bị ảnh hưởng. Trung bình 1ha mía, vụ vừa qua tôi thu hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng, vậy là hơn hẳn 5 lần trồng ngô đấy”.
Theo Danviet
Lạ kỳ: Ngành đường cả nước ế ẩm, người trồng mía Sơn La vẫn có lãi
Trong khi người dân trồng mía ở nhiều địa phương khác thua lỗ nặng nề, không ít hộ hoang mang phá bỏ cây mía, thì ở Sơn La, diện tích cây trồng này vẫn tiếp tục tăng tới 17,6% so với năm 2017, đạt 9.451ha. Điều lạ này có được là nhờ Công ty cổ phần Mía đường Sơn La đã đóng vai trò bình ổn giá cả, thị trường rất hiệu quả.
Bước vào niên vụ sản xuất 2017-2018, ngành mía đường cả nước lao đao vì giá đường ngoài thị trường xuống thấp, trong khi giá cả nguyên liệu cho sản xuất và nhân công lại gia tăng. Riêng tại Sơn La, người dân trồng mía ở đây vẫn rất yên tâm vì ngành mía đường địa phương đã có những sự hỗ trợ hiệu quả.
Giá mua ổn định cả vụ
Những ngày này, gần 9.000 hộ nông dân trong vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La đang cảm thấy rất an tâm khi kế hoạch thu hoạch, vận chuyển mía được triển khai cụ thể đến từng hộ; giá cả thu mua ổn định cho cả vụ chứ không bấp bênh, thả nổi...
Ông Trần Ngọc Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, cho biết: Hàng năm, chúng tôi xây dựng khung giá thu mua mía cây và chính sách hỗ trợ các hộ dân trồng mía trong vùng nguyên liệu. Những chính sách ấy được công khai đến từng người dân trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như những buổi họp trực tiếp tại từng địa bàn nguyên liệu.
Vì thế, ngay từ đầu vụ trồng mía, người dân đã có thể biết được khả năng thu hoạch trong năm của mình và quyết định có phát triển thêm diện tích mía hay không? Với chúng tôi, nông dân trồng mía luôn là bạn đồng hành, vì thế công ty luôn cố gắng đưa đến với nông dân những thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất về cây mía cũng như tình hình mía đường trong và ngoài nước...
Nông dân xã Cò Nòi (Mai Sơn) trồng mía trong vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Sơn La. Ảnh: X.T
"Đặc biệt nhất là khi cả nước đang lao đao với cây mía đường thì Công ty cổ phần Mía đường Sơn La vẫn duy trì mức giá thu mua từ đầu vụ là 850 đồng/kg mía tươi, không hề xuống giá, không hề o ép dân. Việc thu mua diễn ra đúng kế hoạch và tiến độ nên người trồng mía không bị ảnh hưởng tới vụ mía mới". Nông dân Lò Thị Thái
Không chỉ công khai giá cả thu mua mía nguyên liệu trước cả năm để giúp người dân định hướng phát triển thuận lợi, Công ty cổ phần Mía đường Sơn La còn có nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất với cây mía: Cung ứng giống mía, phân bón theo phương thức trả chậm; hỗ trợ nông dân làm đất trồng mía, lựa chọn những giống mía phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, kháng sâu bệnh tốt, đạt năng suất cao để đưa vào sản xuất.
Bên cạnh đó, công ty cũng luôn có đội ngũ cán bộ khuyến nông phụ trách địa bàn hướng dẫn người trồng mía áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào quá trình làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch.
Mỗi năm công ty dành ra một khoản lên tới 30 tỷ đồng cho các hộ dân có ký cam kết trồng mía nguyên liệu vay để đầu tư phục vụ sản xuất, sửa chữa nhà ở, hoặc gia đình có việc lớn như: Con cái đi học, cần vốn mở rộng sản xuất...
Làng bản đổi thay nhờ mía
Đến với vùng nguyên liệu mía ở các xã như Hát Lót, Cò Nòi (Mai Sơn); Chiềng Đông, Yên Sơn (Yên Châu); Chiềng Ngần (TP.Sơn La)... vào bất kể mùa nào, người ta cũng nhận thấy đường giao thông trong vùng nguyên liệu đi lại rất thuận lợi. Tuy hầu hết các đường vào vùng nguyên liệu mới được đầu tư chất lượng ở mức tương đối, nhưng đảm bảo đủ rộng để các xe ô tô tải chở phân bón, chở mía, cây giống... có thể tránh nhau khi xuôi - ngược.
Ông Lò Văn Hào - nông dân trồng mía ở bản Nậm Te, xã Cò Nòi (Mai Sơn) chia sẻ: Trước kia, chúng tôi muốn đi nương chỉ có cách đi ủng vào rồi lội bộ, leo đồi. Mọi hoạt động từ mang hạt giống đi tra tới chở phân bón, thu hoạch nông sản hầu hết đều bằng sức người. Từ ngày thành vùng nguyên liệu mía đường, công ty cho làm đường, chia ô đất sản xuất nên sức dân đỡ hơn nhiều mà năng suất mía đi lên.
"Nhà tôi có 4 người tham gia làm mía, đi xe máy tới tận ruộng, chiều về mỗi người chở theo 1 bó củi hoặc lá mía tươi để nuôi trâu, bò, dê... Không có nghề trồng mía thì nông dân chúng tôi còn khổ lắm!" - ông Hào nói.
Bà Lò Thị Thái ở cùng bản với ông Hào thì kể: Ngày trước hơn 1ha này của nhà tôi chỉ trồng ngô, mỗi năm thu được hơn 10 tấn ngô hạt nhưng chi phí cho lao động mất hơn một nửa. Từ ngày tham gia trồng mía, chi phí lao động giảm tới 10 lần mà thu nhập lại cao hơn là nhờ có đường đi thuận lợi, phía công ty lại hỗ trợ chúng tôi những việc vốn hao tốn nhiều sức lực như chở cây giống, phân bón, thu hoạch mía...
"Đặc biệt là khi cả nước đang lao đao với cây mía đường thì Công ty cổ phần Mía đường Sơn La vẫn duy trì mức giá thu mua từ đầu vụ là 850 đồng/kg mía tươi, không hề xuống giá, không hề o ép dân. Việc thu mua diễn ra đúng kế hoạch và tiến độ nên người trồng mía không bị ảnh hưởng tới vụ mía mới. Nhờ thế nên nông dân chúng tôi cũng thêm nhiều khoản tích trữ để cải thiện cuộc sống của mình. Cả vùng mía này, không ai còn nhà tạm, không ai còn để con cái mình bỏ học nữa đâu" - bà Thái vui vẻ cho hay.
Theo Danviet
Phụ huynh bức xúc, thu thập chứng cứ về bất thường điểm thi Toán ở Sơn La Nhiều phụ huynh chia sẻ, họ đã trải qua những ngày "ăn không ngon, ngủ không yên" vì quá bức xúc trước dấu hiệu bất thường trong điểm thi của một số thí sinh trong tỉnh nhà. Phụ huynh chia sẻ bức xúc về những bất thường trong điểm thi ở Sơn La. Nhiều chuyện khó tin Việc Tổ công tác của Bộ...