Phát động Tháng hành động vì trẻ em 2020
Sáng 1/6, tại trường THCS Dịch Vọng ( Cầu Giấy, Hà Nội), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và UBND thành phố Hà Nội tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề ” Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em”.
Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại lễ phát động.
Phát biểu tại buổi lễ phát động, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: “Việc bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em không thể giao phó, trông chờ vào trách nhiệm và nỗ lực một vài Bộ, ngành mà cần có sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, gia đình, nhà trường và người dân.
Do đó, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, các bộ ngành hữu quan, địa phương phải tổ chức phải đẩy mạnh tuyên truyền về quyền của trẻ em trong Luật Trẻ em; sự phối hợp và quy trình xử lý mau chóng các vụ án liên quan xâm hại trẻ em…
Vừa qua, Quốc hội đã thực hiện giám sát tình trạng xâm hại trẻ em trên cả nước. Theo thống kê, giai đoạn từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục; 857 trẻ bị bạo lực; 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; 1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác. Trong các vụ xâm hại này thì phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em.
Đoàn giám sát của Quốc hội đưa ra nhận định, tình hình xâm hại trẻ em đang tiếp tục gia tăng và biến tướng dưới nhiều hình thức.
Do đó, tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương trong Tháng hành động vì trẻ em thực hiện đầy đủ Chỉ thị 23 ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; cũng như những đề xuất, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp về giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em ngày 27/5/2020.
Video đang HOT
Theo Cục Trẻ em, trong quy định tại Điều 11 Luật Trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; Tuyên truyền phổ biến, vận động cơ quan tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xác định rõ trách nhiệm trong công tác bảo vệ trẻ em
Chiều 27-5, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp ngày 27-5. Ảnh: quochoi.vn
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 2021-2030.
Thứ nhất, trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án... cần hết sức chú trọng các chỉ số, tiêu chí, giải pháp... liên quan tới chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Đặc biệt cần có các chương trình, đề án, dự án cụ thể đối với các vấn đề về giới, trẻ em vùng núi, vùng dân tộc ít người và nhóm trẻ em yếu thế...
Đối với công tác trẻ em, cần rất chú trọng đặc biệt công tác chăm sóc, giáo dục bên cạnh bảo vệ. Trong công tác bảo vệ cần đặc biệt chú ý phòng xâm hại bên cạnh việc chống.
Thứ hai, từ yêu cầu phòng ngừa cần tiếp cận theo mô hình quản lý rủi ro và đưa ra các quyết định, giải pháp dựa trên phân tích dữ liệu. Muốn vậy, chúng ta cần xác định, hệ thống hóa những nguy cơ và hình thành ngay cơ sở dữ liệu về trẻ em.
Thứ ba, cần phân tích những yếu tố có tính tập tục, thói quen không còn phù hợp như "yêu cho roi cho vọt", thói quen bao bọc trẻ em hơn mức cần thiết, từ đó dẫn tới hạn chế việc lắng nghe trẻ em nói. Bên cạnh đó, chúng ta cần tập trung vào những tác động mặt trái của công nghệ, của hội nhập (internet, phim ảnh, du lịch...) , để có giải pháp bảo vệ trẻ em phù hợp.
Thứ tư, chúng ta cần tăng cường phối hợp không chỉ giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể, mặt trận tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà cần chú ý phối hợp với các tổ chức xã hội. Hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em đều khắp, không chỉ là của các cơ quan nhà nước mà của toàn xã hội.
Thứ năm, bên cạnh yêu cầu điều tra, xét xử để trừng trị những người vi phạm pháp luật, bảo vệ nạn nhân, chúng ta cần có nhiều giải pháp đồng bộ để một mặt giảm thực chất các hành vi vi phạm, xâm hại trẻ em; nâng tỷ lệ vụ việc vi phạm được tố giác, xử lý. Chính phủ sẽ tăng cường chỉ đạo các cơ quan hành chính, đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm sát, tòa án để mảng công tác này tiếp tục có những tiến bộ thực chất.
Điểm cuối cùng, theo Phó Thủ tướng, mặc dù pháp luật còn cần tiếp tục hoàn thiện, các chương trình, đề án... cần được tiếp tục xây dựng như Báo cáo khuyến nghị, nhưng quan trọng nhất là khâu tổ chức thực hiện.
Ngay trong giai đoạn thực hiện giám sát, bên cạnh Luật Trẻ em đã có 18 Luật, 34 Nghị định, Chương trình, Đề án cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 32 văn bản của các bộ, ngành được ban hành liên quan đến công tác trẻ em, đã tương đối đầy đủ. Quan trọng nhất là khâu tổ chức thực hiện và để làm tốt thì những yếu tố như bộ máy, ngân sách là rất quan trọng nhưng quan trọng hàng đầu là nhận thức. Một khi người đứng đầu các cơ quan nhận thức sâu sắc, đầy đủ thì sẽ có giải pháp, sẽ ưu tiên nguồn lực.
"Các đề án, chương trình tới đây của Chính phủ phải xác định rõ hơn trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan và trách nhiệm của người đứng đầu", Phó Thủ tướng cho biết.
Vững tin, nỗ lực và phát huy hơn nữa giá trị truyền thống tốt đẹp
Đồng tình với Báo cáo giám sát cũng như ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã phân tích, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng chúng ta không thể hài lòng với số vụ việc trẻ em bị xâm hại nhưng cũng vững tin vào các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ, cam kết thực hiện Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về phát triển bền vững mà Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng với rất nhiều các chỉ tiêu, tiêu chí liên quan tới trẻ em đạt mức cao hơn nhiều so với các quốc gia có cùng trình độ phát triển.
Chúng ta không hài lòng đối với một số cơ quan chính quyền chưa nhận thức tốt, chưa tập trung đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ trẻ em. Nhưng chúng ta cũng không quên ghi nhận, tôn vinh phần đông các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các ngành luôn nỗ lực dành cho công tác trẻ em nhiều tâm huyết. Hình ảnh những cô giáo "gùi" chữ lên bản, các thầy thuốc băng rừng tiêm chủng cho trẻ em, phần nào nói lên điều đó.
Chúng ta nhận thức rõ những tập tục, thói quen không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại cần từng bước điều chỉnh nhưng cũng hết sức tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đã làm lên những giá trị văn hóa, nhân văn được thế giới trân trọng, ngưỡng mộ, trong đó có truyền thống hiếu thảo trong gia đình, các thế hệ yêu thương, chăm lo đùm bọc lẫn nhau.
Những vụ việc trẻ em bị xâm hại, nhất là xâm hại tình dục, bởi người thân, bởi thầy giáo hay người ruột thịt là rất đáng lên án, và phải xử lý nghiêm khắc nhưng cũng chỉ là rất cá biệt, không làm thay đổi được hình ảnh tốt đẹp của người thầy hay giá trị của gia đình Việt Nam.
"Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhất, hiệu quả nhất nghị quyết giám sát mà Quốc hội sẽ ban hành và tin tưởng rằng công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nói chung, và công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng nhất định sẽ đạt được kết quả tốt hơn, vững chắc hơn", Phó Thủ tướng nói.
Vĩnh Long: Khánh thành cầu Út Ốm để trẻ em đến lớp thuận tiện Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Công ty TNHH Grab (Grab) vừa chính thức khanh thanh đưa vào sử dụng công trình cầu Út Ốm tại ấp Phước Thới B, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đây là cây cầu thứ hai thuộc dự án "Xây cầu đến lớp"...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp trúng độc đắc 300 tỷ vào đúng ngày 27/4/2025: Tài lộc bùng nổ, tiêu tiền không phải nghĩ
Trắc nghiệm
16:26:45 27/04/2025
Bị tạm giữ vì dùng giấy chứng minh CAND giả để xin bỏ qua vi phạm nồng độ cồn
Pháp luật
16:23:36 27/04/2025
"Công chúa mùa hè" đẹp nhất Hàn Quốc: Nhan sắc tưới mát tâm hồn, phim lãng mạn mới chưa gì đã thấy hay muốn xỉu
Phim châu á
16:05:03 27/04/2025
"Lật mặt 8" trở thành phim Việt có vé bán trước cao chưa từng có
Hậu trường phim
15:42:56 27/04/2025
Hòa Minzy, Thanh Thủy, Tiểu Vy diện áo dài mừng Đại lễ 30/4
Sao việt
14:40:42 27/04/2025
Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiện
Thế giới
14:35:32 27/04/2025
Siêu sao hết thời bị yêu cầu giải nghệ ngay lập tức, nhảy như robot vô hồn khiến netizen ngao ngán
Nhạc quốc tế
14:32:05 27/04/2025
vivo V50 Lite ra mắt tại Việt Nam, trang bị pin 'siêu khủng' 6.500 mAh
Đồ 2-tek
14:30:54 27/04/2025
Katy Perry vừa hát vừa khóc nức nở, con gái 5 tuổi bị lôi vào scandal ầm ĩ nhất sự nghiệp?
Sao âu mỹ
14:20:14 27/04/2025
Nhan sắc gây thương nhớ của nữ quân nhân "khối Hoa hậu" diễu binh 30/4, ảnh đời thường càng bất ngờ
Netizen
14:15:20 27/04/2025