Phát động phong trào chống rác thải nhựa
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản phát động phong trào “ Chống rác thải nhựa”. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đoàn thể trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cơ quan và cộng đồng thực hiện các chiến dịch truyền thông về nguy cơ ô nhiễm nhựa và nilon.
Hình minh họa
Phong trào nhằm thay đổi, tiến tới bỏ thói quen sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần; huy động sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi ni lon và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định.
Mặt khác, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc không sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; phát động mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và vận động người thân cùng thực hiện “nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”;
Đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy và đăng ký tham gia thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trong đơn vị do Bộ TN&MT tổ chức.
Video đang HOT
Phúc Ân
Theo baophapluat
Lâm Đồng: Cà chua tên lạ, 1 cây thu 30kg trái, bán 150 ngàn/kg
Lần đầu tiên trong cả nước có HTX Nông nghiệp Magic-S Rạng Đông ra đời tại thôn Đa Hoa, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng vào tháng 8/2018. Chỉ sau 1 tháng đi vào hoạt động, HTX tăng diện tích trồng cây siêu quả Magic-S (còn gọi là cà chua thân gỗ) từ 3 ha lên 30 ha, mở ra triển vọng mới để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân.
Cây Magic-S được Tiến sĩ Phạm S- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trao đổi giống từ vườn thực vật KEW - Hoàng Gia Anh, đưa về Lâm Đồng nghiên cứu liên tục từ năm 2014-2016. Kết quả Tiến sĩ Phạm S phát hiện đây là loại cây nhiều đặc tính ưu việt và độc đáo mà các cây ăn quả khác hiếm thấy như: hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, doanh thu vượt trội và phù hợp với du lịch canh nông.
Từ đó Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ đặt tên thương mại cây Magic-S. Đặc biệt, cây siêu quả Magic-S đã được Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương công nhận "Top 10 thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương năm 2017".
Magic-S-cà chua thân gỗ thu bói ở HTX Magic-S Rạng Đông đạt 10kg/cây/năm
Siêu quả Magic-S thu bói ở Tu Tra đạt 10kg/cây/năm
Giữa tháng 9/2018, phóng viên về thôn Đa Hoa, xã Tu Tra, Đơn Dương đang lúc thu hái chín siêu quả Magic-S hàng ngày. Ông Nguyễn Bá Tôn, chủ vườn Magic-S-cà chua thân gỗ có diện tích 7.000 m2 ở đây cho biết đang thu hoạch trên 5.000 m2, còn lại 2.000 m2 chăm sóc đến tháng thứ 4 xuống giống trồng. Vườn bên nhà nên phóng viên chỉ vừa bước ra ngoài phòng khách của "gia chủ" là đến giữa hàng cây Magic-S sum suê trái ngả màu nâu đỏ trên cành.
Trong 2 tháng đầu tiên (tháng 6 và tháng 7/2018) thu hoạch Magic-S trên 500 cây, ông Tôn ước tính mỗi ngày đạt sản lượng trung bình 10kg. Đến 2 tháng tiếp theo (tháng 7 và tháng 8/2018), mỗi ngày thu hoạch tăng lên hơn 30 kg. Thu hoạch và tiêu thụ theo hợp đồng với một doanh nghiệp chế biến thực phẩm của tỉnh Lâm Đồng, giá bán bình quân cà chua thân gỗ là 150.000 đồng/kg.
Trên 5.000 m2 diện tích siêu quả Magic- S của hộ gia đình ông Nguyễn Bá Tôn nêu trên nếu chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật có thể bội thu liên tục đến nhiều năm sau mới tái canh.
"Đây là một trong những vườn canh tác cây siêu quả Magic- S đi tiên phong để hoàn chỉnh quy trình phù hợp, nhân rộng cho các hộ nông dân thành viên và hộ nông dân liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp Magic-S Rạng Đông chúng tôi...", ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc HTX Nông nghiệp Magic-S Rạng Đông nhận định với phóng viên khi trải nghiệm giữa vườn Magic-S của hộ nông dân Nguyễn Bá Tôn.
Trồng mới, nâng tổng diện tích Magic-S của HTX Nông nghiệp Magic-S Rạng Đông,xã Tu Tra, Đơn Dương lên đến 30 ha
Hình thành 30 ha sản xuất nguyên liệu siêu quả Magic-S
Giám đốc Nguyễn Mạnh Hà kể lại rằng, vào giữa năm 2017, ông là một trong 3 nông dân đầu tiên ở vùng Tu Tra, Đơn Dương hợp tác với nhau liên hệ cơ quan nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đưa giống Magic-S về trồng đồng loạt trên gần 1ha diện tích chuyển đổi từ cây cà phê và các loại cây hoa màu kém hiệu quả kinh tế khác.
Đến đầu năm 2018, những diện tích Magic- S này đi vào thu hoạch đạt năng suất 10kg/cây trở lên, giá thị trường 200.000 đồng/kg. Kết quả trừ mọi chi phí, kể cả chi phí công lao động của hộ gia đình chủ vườn, còn lại lợi nhuận đạt ít nhất 1 tỷ đồng/ha/năm. Từ đây, 3 hộ nông dân quyết định vận động thêm 4 hộ nông dân ở vùng nông nghiệp Tu Tra, Đơn Dương thành lập hợp tác xã chuyên canh cây Magic- S, lấy tên HTX Nông nghiệp Magic-S Rạng Đông với tổng diện tích ban đầu 3 ha.
Chỉ một vài tuần sau khi ra đời, HTX Nông nghiệp Magic-S Rạng Đông tiếp nhận 23 hộ nông dân trong huyện Đơn Dương và các huyện khác như Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương tự nguyện tìm đến liên kết trồng chuyên canh nâng tổng diện tích 30 ha Magic-S.
Theo Văn Việt (Báo Lâm Đồng)
Lâm Đồng: Đất trồng cà phê sụt lún bất thường, lấn lên tận đỉnh đồi Hàng chục ha đất trồng cà phê của người dân xã Đạ Đờn (Lâm Hà, Lâm Đồng) sụt lún cách đây gần 1 năm nhưng đến nay lại tiếp tục sạt lở trên diện rộng khiến người dân vô cùng lo lắng. Ngày 21.9, ông Lê Hồng Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Đờn cho biết: "Tại diện tích đất đã...