Phát động giải thưởng công nghệ số Make in Viet Nam
“Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” là giải thưởng thường niên được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì tổ chức liên tục từ năm 2020.
Bộ Thông tin và Truyền thông phát động giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Ngày 22/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố, phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022.
Theo Ban tổ chức, đối tượng tham gia giải là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì người Việt Nam phải sở hữu ít nhất 51% tổng số cổ phần) và đơn vị, tổ chức sự nghiệp có các sản phẩm công nghệ số được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam và đã được đưa vào ứng dụng thực tế.
Đối với hạng mục giải thưởng sản phẩm số tiềm năng, chỉ áp dụng đối với các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 có những điểm mới so với năm trước như: các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được trao giải theo 4 hạng mục theo đúng chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về 3 trụ cột thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam (Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số), đồng thời tiếp tục khuyến khích, động viên cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm công nghệ số mới.
Cụ thể gồm: sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số; sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số; sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số; sản phẩm số tiềm năng. Mỗi Hạng mục giải thưởng sẽ có các giải: Giải Vàng, Giải Bạc, Giải Đồng và Top 10.
Các sản phẩm được tôn vinh sẽ phải thỏa mãn 2 nhóm tiêu chí chính đó là “Thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam” và “Tác động, ảnh hưởng tới phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”. Các sản phẩm, giải pháp công nghệ số đoạt giải giải vàng, bạc, đồng được nhận cúp, giấy chứng nhận đạt giải thưởng. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trao bằng khen cho đơn vị tham gia đạt giải vàng. Đơn vị tham gia đạt Top 10 được nhận Giấy chứng nhận Giải thưởng.
Video đang HOT
Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam đã tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp CNTT Việt Nam.
Nhiều sản phẩm đạt giải đã đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, người dân. Do vậy, nhiều sản phẩm đã được ứng dụng rộng khắp. Có những sản phẩm đã góp phần thay đổi lớn cuộc sống ở nhiều bản làng xa xôi, khó khăn mà trước đây chúng ta suy nghĩ phải rất lâu nữa mới có thể giải quyết được.
Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” là Giải thưởng chính thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xét và trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam, giải các bài toán Việt Nam và thời đại. Đây là một hoạt động nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/01/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Các sản phầm đạt giải sẽ được hưởng quyền lợi như khai thác thương mại biểu tượng (Logo) Make in Viet Nam đi cùng sản phẩm công nghệ số được công nhận danh hiệu trong các hoạt động kinh doanh, tiếp thị; đề cử đại diện cho ngành CNTT-TT tham gia các cuộc thi và giải thưởng chuyên ngành cấp quốc gia và quốc tế; Bộ Thông tin và Truyền thông và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tư vấn hỗ trợ thươngmại hóa sản phẩm.
Các sản phẩm nhận giải được quảng bá sản phẩm công nghệ số trên phương tiện thông tin đại chúng của Bộ Thông tin và Truyền thông và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; được giới thiệu sản phẩm công nghệ số đoạt giải đến các cơ quan nhà nước tham khảo lựa chọn nhằm phục vụ chuyển đổi số.
Đồng thời, được ưu tiên xem xét đưa vào danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong cơ quan nhà nước; danh sách các dự án tiềm năng kêu gọi đầu tư; ưu tiên hỗ trợ xem xét, đánh giá, công bố nền tảng số quốc gia; được hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các dơn vị tham gia hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực, khách quan của những thông tin, số liệu khai báo trong hồ sơ của mình. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, công bố những trường hợp cố ý làm sai lệch các thông tin, số liệu trong hồ sơ và thu hồi Giải thưởng (nếu đã trao).Thời gian nhận đăng ký và hồ sơ tham gia giải thưởng từ ngày 22/6/2022 đến hết ngày 22/9/2022. Hình thức gửi hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Giải thưởng: giaithuong.makeinvietnam.mic.gov.vn.
Dự kiến Lễ trao giải được tổ chức vào tháng 12 năm 2022.
Đây là năm thứ ba Giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam; hỗ trợ quảng bá cho các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tới đông đảo doanh nghiệp và người dân Việt Nam./.
Tham tán thương mại phải tham mưu chiến lược phát triển thị trường cho hàng Việt
Tham tán thương mại phải tham mưu các vấn đề chiến lược, đề xuất những phản ứng chính sách phù hợp, phát triển thị trường cho hàng xuất khẩu, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp trong hội nhập.
Tham tán Thương mại là "cầu nối" đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh tế - thương mại, công tác thị trường nước ngoài và xúc tiến thương mại góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng cường công tác kết nối, phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động xuất khẩu Bộ Công thương tổ chức họp Hội nghị các Tham tán Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu tại Geneva, Thụy Sỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao những kết quả hoạt động của hệ thống Thương vụ đã đạt được trong thời gian vừa qua tại thị trường châu Âu, vốn là địa bàn có những đối tác xuất khẩu chiến lược hàng đầu của Việt Nam, đồng thời cũng là khu vực Việt Nam đang ưu tiên nỗ lực mở rộng hợp tác về mọi mặt, chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại...
Với các Hiệp định Thương mại tự do đã có hiệu lực tại khu vực châu Âu như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), việc nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, khung hợp tác để tận dụng cơ hội do hội nhập đem lại, thúc đẩy việc tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, cũng như tham gia hình thành các chuỗi giá trị mới là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Công thương và các Thương vụ.
Năm 2021 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với các nước châu Âu đạt 72,52 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020.
Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu năm 2021 đạt 50,7 tỷ USD tăng 14,7% so với năm 2020. Trong đó, khối EU đạt 40,1 tỷ USD tăng 14,2%, các nước ngoài EU đạt 10,6 tỷ USD, tăng 1,51 tỷ USD so với năm 2020. Trong năm 2021 tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực châu Âu chiếm 15% tổng xuất khẩu của cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực trong năm 2021 đạt 21,8 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2020. Xuất siêu 28,88 tỷ USD trong năm 2021.
4 tháng năm 2022, kim ngạch song phương đạt 25,39 tỷ USD, tăng 11,4 % so với cùng kỳ năm 2021, xuất siêu 11,58 tỷ USD.
Bộ trường chỉ đạo các tham tán thương mại chủ động nắm bắt, phân tích, đánh giá chính sách nước sở tại và kiêm nhiệm, kịp thời tham mưu cho Bộ các vấn đề mang tính chất chiến lược và đề xuất những phản ứng chính sách phù hợp, để bảo đảm quyền lợi của đất nước, của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thương vụ tại thị trường châu Âu cần tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, từ đó tham mưu cho Bộ chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương; khuyến cáo, định hướng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước cho các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các địa phương, nhằm tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
Các Thương vụ phải tăng cường kết nối hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những ngành công nghiệp có tính chất nền tảng (cơ khí, chế biến, chế tạo, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu, hoá chất, dược phẩm...), thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu có sự biến động mạnh, thường xuyên trong tình trạng đứt gãy/gián đoạn, nhiệm vụ của các Thương vụ là phải tìm kiếm, phát hiện, kết nối để đa dạng nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất trong nước, thúc đẩy hợp tác với nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam, để Việt Nam có thể tự chủ trong sản xuất và xuất khẩu, chủ động tham gia và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, các Thương vụ cần tích cực tìm kiếm, kết nối, thu hút đầu tư trong các khâu sản xuất, cung ứng các vật tư, vật liệu, thiết bị phục vụ phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, tiến tới làm chủ về công nghệ, quá trình sản xuất, thiết bị.
Khai trương khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ quốc tế Algiers Trưa 14/6, theo giờ địa phương, tại Trung tâm triển lãm quốc tế Safex ở thủ đô Algiers, Đại sứ quán phối hợp cùng Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã cắt băng khai trương khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ quốc tế thường niên lớn nhất diễn ra ở quốc gia Bắc Phi này. Đại sứ Việt Nam tại Algeria...