Phát động Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”
Chiều 21/8, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ Phát động Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2021).
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tại Lễ phát động. Ảnh: N.T
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc – Trưởng ban chỉ đạo Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”, đây là lần thứ hai Văn phòng Quốc hội phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí viết về đề tài Quốc hội.
Việc tiếp tục tổ chức Giải báo chí ở quy mô lớn nhằm tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí trong việc đưa tin, phản ánh kịp thời, sinh động về hoạt động của Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí viết về Quốc hội, khuyến khích phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí tích cực tham gia tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội và phản ánh ý chí, nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội; ghi nhận và tôn vinh các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về đề tài Quốc hội. Đây cũng là hành động mang ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.
Về thể lệ giải, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Giải cho biết, giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam” được áp dụng đối với 5 loại hình báo chí là báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí.
Điều kiện dự giải là các tác phẩm báo chí đã đăng tải, phát sóng trong thời gian từ 1/1/2016 đến 31/10/2020 trên các báo, đài được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí. Những tác phẩm đã được trao giải thưởng ở các cuộc thi của địa phương, ngành hoặc liên ngành Trung ương được quyền dự Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”, nhưng cần ghi rõ mức giải và đơn vị đã tổ chức cuộc thi, không nhận các tác phẩm đã đoạt giải của Giải báo chí quốc gia.
Trong đó, tác phẩm báo điện tử dự giải phải là tác phẩm sáng tác lần đầu, không phải là phiên bản của báo in. Tác phẩm dự giải của tác giả vi phạm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Luật Báo chí và các quy định pháp luật khác không được xem xét.
Về đối tượng dự giải, tất cả các nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên, các cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan thông tấn, báo chí là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với nội dung nêu trên và đáp ứng các điều kiện đều có thể gửi bài dự giải. Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 3 tác phẩm phù hợp với yêu cầu và điều kiện đã nêu. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một tác phẩm thì giải sẽ trao cho nhóm tác giả. Số tác giả của một nhóm tối đa là 5 người.
Thời hạn nhận tác phẩm dự thi là từ nay đến 31/10/2020 (theo dấu Bưu điện) và giải thưởng được công bố vào ngày 4/1/2021. Các tác phẩm dự giải gửi về: Ban Thư ký Giải báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam” hoặc Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, số 59 Lý Thái Tổ, Hà Nội; Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội, số 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.
Ban tổ chức sẽ trao 50 giải cho các tác giả, tác phẩm xuất sắc, bao gồm 5 giải A (mỗi giải 40 triệu đồng), 10 giải B (mỗi giải 30 triệu đồng), 15 giải C (mỗi giải 10 triệu đồng) và 20 giải Khuyến khích (mỗi giải 5 triệu đồng)./.
Video đang HOT
Hoàng Yến
Quốc hội dự kiến chất vấn trực tuyến các "tư lệnh" ngành
Quốc hội dự kiến sẽ duy trì 2 hình thức họp trực tuyến và tập trung, trong đó tiến hành chất vấn trực tuyến các thành viên Chính phủ.
Ngày 14-7, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị Kỳ họp thứ 10 tiếp tục được tổ chức thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung, kéo dài 18 ngày.
Theo đó, đợt 1 dự kiến họp trực tuyến 9 ngày, với các nội dung như nghe trình bày các tờ trình, báo cáo kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; 4 dự án luật trình cho ý kiến...
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp thứ 10 dự kiến tiếp tục chia làm 2 đợt, theo hình thức trực tuyến và tập trung - Ảnh: Quochoi.vn
Trong đợt 1, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết phiên chất vấn và trả lời chất vấn đề nghị bố trí tại đợt 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng dự thảo Nghị quyết về chất vấn trước khi trình Quốc hội thông qua tại đợt 2. Đợt 1 dự kiến bắt đầu ngày 19-10 và kết thúc ngày 28-10
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đợt 2 sẽ họp tập trung 9 ngày. Quốc hội sẽ thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước (năm 2020, 2021 và 5 năm 2016-2020); thảo luận các dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng XIII; thảo luận 4 dự án luật trình cho ý kiến.
Quốc hội cũng sẽ quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác. Đợt 2 tiến hành 9 ngày bắt đầu ngày 3-11 và kết thúc ngày 12-11.
Đánh giá về kỳ họp thứ 9 cũng được tổ chức với 2 đợt, theo hình thức trực tuyến và tập trung, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết các phiên họp trực tuyến diễn ra thông suốt, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, vẫn duy trì không khí thảo luận, tranh luận sôi nổi cũng như sự trang nghiêm của kỳ họp. "Đây là kinh nghiệm tốt để Quốc hội tiếp tục nghiên cứu cải tiến cách thức tổ chức các kỳ họp trong thời gian tới"- ông Phúc nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chất lượng thảo luận, tranh luận tiếp tục được nâng lên, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, dân chủ, có nhiều ý kiến sâu sắc, đề cập được những vấn đề mới, 'nóng" trong xã hội, được cử tri quan tâm cho thấy Quốc hội ngày càng gần dân hơn, bám sát hơn thực tiễn của đất nước. Trong đợt họp trực tuyến, số lượng đại biểu đăng ký phát biểu tăng lên đáng kể và chất lượng cũng bảo đảm, góp phần vào thành công của kỳ họp này.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như tình trạng chậm gửi hồ sơ tài liệu và việc bổ sung gấp nhiều nội dung quan trọng đã gây khó khăn, áp lực trong việc chuẩn bị, tiến hành kỳ họp cũng như trong việc nghiên cứu, tham gia ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Ngoài ra, một số nội dung trình Quốc hội có chất lượng chuẩn bị chưa cao, có nội dung chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan của Chính phủ dẫn đến khó khăn, bị động trong thẩm tra, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện nội dung trình Quốc hội. Điều kiện kỹ thuật và tốc độ đường truyền tại các phiên họp trực tuyến có lúc chưa đồng đều giữa các điểm cầu.
Thảo luận việc cấp phường, xã được phép ký thỏa thuận quốc tế Từ năm 2007 đến tháng 6/2020, đã có 874 văn bản hợp tác thỏa thuận quốc tế cấp huyện, 101 văn bản hợp tác cấp xã được ký kết. Tuy nhiên, khi thảo luận về Luật Thỏa thuận Quốc tế, nhiều ý kiến lo ngại cấp xã không đủ năng lực để ký kết các thỏa thuận quốc tế... Từ năm 2007 đến...