Phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi
Ngày 12/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018.”
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra việc tiêm vét vắcxin sởi tại Trạm Y tế phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thông qua “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018,” ngành y tế kêu gọi sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt, các cấp, các ngành, địa phương lưu ý đến công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để mỗi người dân có trách nhiệm cùng chung tay tham gia phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết.
Ngành y tế và ngành giáo dục-đào tạo đẩy mạnh phối hợp trong công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo như rửa tay với xà phòng; vệ sinh cá nhân, môi trường; diệt lăng quăng (bọ gậy); tiêm chủng vắcxin phòng bệnh… nhằm thay đổi hành vi và tạo thói quen của từng người dân và cộng đồng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, tại Việt Nam, thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi ở một số địa bàn, nơi tập trung đông dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội.
Bộ Y tế nhận định thời gian tới, dịch bệnh còn có diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào Việt Nam, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.
Trong khi đó, hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như việc giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường dịch bệnh, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng, còn phó mặc cho ngành Y tế.
Video đang HOT
Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo Bộ Y tế và Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia các hoạt động thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, lau rửa đồ chơi, dụng cụ của trẻ, lau rửa sàn nhà tại Trường mầm non Hoàng Yến, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; kiểm tra công tác tiêm vét vắcxin phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung; thăm, kiểm tra về thực hành các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng ở hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi.
Theo www.vietnamplus.vn
TPHCM VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM: Lo ngại nguy cơ dịch chồng dịch
Trước tình hình bệnh chân tay miệng (CTM) gia tăng, Sở Y tế TPHCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất các điểm trường, cơ sở giữ trẻ về công tác phòng chống bệnh. Ngoài bệnh CTM thì tình hình dịch bệnh sởi, sốt xuất huyết (SXH) cũng đang gia tăng khiến người dân lo ngại về nguy cơ dịch chồng dịch.
Nguy cơ trẻ bị sốt xuất huyết, sởi, bệnh chân-tay-miệng tại TPHCM gia tăng. Ảnh: P.V
Dịch bệnh vào mùa, 1 trẻ chết vì sốt xuất huyết, 1 trẻ chết vì bệnh tay chân miệng
Hiện nay, tình hình bệnh CTM đang gia tăng đáng lo ngại tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Theo đó tại TPHCM, số liệu giám sát của Trung tâm Y tế Dự phòng (TTYTDP) TPHCM cho thấy: Trong tuần 38 (14-20.9.2018) có 289 ca bệnh CTM nhập viện, tăng 47% so với trung bình 4 tuần trước (194 ca), tăng 130% so với tuần cùng kỳ 2017 (124 ca). Tổng số ca CTM nhập viện tính đến hết tuần 38 là 3.195, bên cạnh đó, số ca khám ngoại trú đến hết tuần 38 là 15.499.
Các chuyên gia đánh giá tháng 8, tháng 9 hằng năm là thời điểm gia tăng số ca CTM theo mùa. Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh năm nay đã bắt đầu thấy sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus 71 - chủng virus đã gây ra dịch CTM lớn trên cả nước năm 2011. Đây là nguyên nhân làm số ca bệnh gia tăng nhanh chóng tại các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có TPHCM những tuần gần đây.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, BV có 179 ca đang điều trị bệnh CTM, trong đó có gần 30 ca nặng, 10 trẻ phải thở máy, 5 trẻ phải lọc máu; đã có 1 trẻ tử vong do bệnh CTM. Bác sĩ Trương Hữu Khanh lo ngại trong những ngày tới, số lượng trẻ nhập viện sẽ tiếp tục gia tăng.
Không chỉ bệnh CTM, hiện bệnh SXH cũng bắt đầu vào mùa và đã có bệnh nhi tử vong. Theo TTYTDP TPHCM, trên địa bàn vừa qua đã ghi nhận một trường hợp bị tử vong do bệnh SXH. Đó là trường hợp một bệnh nhi 7 tuổi tại phường Hiệp Thành, quận 12. Bệnh nhi bị sốt xuất huyết, được gia đình cho đi bệnh viện theo dõi và điều trị nhưng bé không qua khỏi.
Từ đầu năm 2018 đến nay, tại TPHCM ghi nhận có khoảng 6.000 ca nhập viện vì SXH, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, TPHCM đang bắt đầu mùa mưa nên tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TPHCM có dấu hiệu tăng cao khiến người dân lo ngại.
ThS-BS Nguyễn Minh Tuấn (Trưởng khoa SXH BV Nhi Đồng 1 TPHCM) cho biết, mỗi ngày trung bình có khoảng vài chục trẻ đang điều trị tại Khoa... SXH có thể xảy ra nhiều người từ trẻ em đến người già, triệu chứng ban đầu của bệnh SXH dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sốt siêu virus, viêm họng, chân tay miệng.
Mới đầu bệnh SXH khó xác định, nhưng từ ngày 3 đến ngày 6 thì dễ chẩn đoán vì đã có dấu hiệu SXH. SXH không diễn biến từ sốt nhẹ rồi mới chuyển lên sốt cao, mà ngay khi sốt đã rất cao (39 độ), khi bị SXH sẽ cảm thấy mệt mỏi khắp người, lừ đừ, biếng ăn...
Ngoài SXH, CTM thì tình hình dịch bệnh sởi cũng gia tăng, tại một số bệnh viện trên địa bàn TPHCM liên tục tiếp nhận nhiều ca trẻ mắc bệnh sởi, đặc biệt có nhiều ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 9 tháng tuổi, trong đó tại BV Nhi đồng 2 chỉ trong 3 tuần cuối của tháng 8, BV này đã phát hiện 25 trường hợp sốt phát ban (15 ca có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi).
Tất cả các trường hợp mắc sởi này đều chưa được tiêm phòng và hầu hết các bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh, thành phía Nam... Những bệnh nhi còn lại đều chưa được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ vaccine sởi.
Bác sĩ (BS) Vũ Đức Diễn - Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh TTYTDP quận 12 TPHCM - cho biết, bệnh sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc, trẻ có thể bị biến chứng rất nặng và dễ gây tử vong.
Các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, suy dinh dưỡng, loét giác mạc... Đáng lo là sự lây chéo của bệnh trong các cơ sở y tế vì bệnh sởi rất dễ lây lan.
Trẻ em tiêm phòng ngừa dịch tại TPHCM. Ảnh: P.V
Ráo riết kiểm tra phòng chống SXH, sởi, CTM
Ngày 28.9, Sở Y tế TPHCM (SYT) đã tiến hành kiểm tra đột xuất công tác vệ sinh, phòng chống dịch tại một trường học và một điểm trông giữ trẻ gia đình trên địa bàn quận 10. Tại đây, bà Nguyễn Thị Đoan Trang - Hiệu trưởng trường mầm non phường 1 (quận 10) cho biết, đã xuất hiện 2 ca CTM trong trường. Ca đầu tiên phát hiện vào sáng 22.9, đến sáng 24.9, nhà trường phát hiện thêm ca thứ hai. Cả hai ca xảy ra tại lớp mầm 3 (trẻ 4 tuổi).
"Sau khi phát hiện 2 ca mắc CTM, trường đã tổng vệ sinh và khử khuẩn, đồng thời nhắc nhở phụ huynh khi phát hiện con bị sốt, nổi bóng nước thì đưa tới các bệnh viện chuyên khoa nhi ngay" - bà Trang nói.
Về công tác phòng, chống CTM, BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc TTYTDP TPHCM, đề nghị trường lưu ý đến giường ngủ của trẻ vì đây là vật dụng dễ có nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Ngoài ra, BS Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc SYT TPHCM - cũng đề nghị trường bố trí thêm các bồn rửa tay, nhắc nhở học sinh rửa tay thường xuyên hơn. Cả hai bệnh này đều chưa có vaccine phòng bệnh...
Trước nguy cơ dịch chồng dịch, cụ thể là dịch SXH, CTM, dịch bệnh sởi... Sở Y tế TPHCM, TTYTDP, Viện Pasteur TPHCM đã và đang triển khai nhiều công tác phòng, chống dịch. Cụ thể Viện Pasteur TPHCM đã có cuộc họp khẩn trực tuyến với 20 tỉnh phía Nam để triển khai các giải pháp phòng chống, dập dịch.
Theo Lao động
Bộ trưởng Y tế chỉ trích truyền thông phòng chống dịch sai "Mấy hôm nay chúng tôi rất bức xúc về phương thức tiếp truyền kiến thức phòng bệnh cho người dân". Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng các báo đài đang tập trung vào phản ánh dịch bệnh tại bệnh viện khiến người dân hoang mang mà quên truyền thông phòng bệnh. Mở đầu nội dung phát biểu tại buổi...