Phạt doanh nghiệp khai thác hơn 11 nghìn khối đất trái phép
Công ty TNHH Trường Thịnh khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất làm vật liệu san lấp) nhưng không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với khối lượng đã khai thác hơn 11.607 m3 nên bị chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Chiều 17/11, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương vừa ký quyết định xử phạt hành chính số tiền 90 triệu đồng đối với Công ty TNHH Trường Thịnh (trụ sở tại tổ dân phố Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền) do vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Công ty TNHH Trường Thịnh có hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất làm vật liệu san lấp) không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực đồi Vũng Nhựa, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền mà không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với khối lượng khoáng sản đã khai thác là 11.607,42 m3.
Thời gian qua, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành nhiều quyết định xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản vi phạm.
Căn cứ điểm e, khoản 1, điều 47, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế xử phạt Công ty TNHH Trường Thịnh với số tiền nêu trên. Đồng thời xử phạt bổ sung bằng hình thức tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền là hơn 298,1 triệu đồng.
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu doanh nghiệp này thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt ban hành. Doanh nghiệp buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm với số tiền hơn 17,6 triệu đồng.
Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã ban hành nhiều quyết định xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản vi phạm, gồm: Xử phạt Công ty TNHH Xây dựng vận tải Minh Nhật (trụ sở chính tại Cụm công nghiệp Thủy Phương, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) số tiền 240 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở 3 tháng do khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp thuộc khu vực đồi Trốc Voi 2, phường Thủy Phương nhưng không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; xử phạt Công ty TNHH Hoàng Ngọc (trụ sở 133 Bùi Thị Xuân, TP Huế) và Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm (trụ sở tại Cụm công nghiệp Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) với tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Đồng thời buộc các doanh nghiệp vi phạm phải cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác
Cần quyết liệt ngăn chặn khai thác đá trái phép ở Đắk Pơ, Gia Lai
Thời gian qua, tình trạng ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn diễn ra tràn lan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây thất thoát nguồn tài nguyên, thuế của nhà nước và tạo dư luận xấu trong nhân dân ở Gia Lai.
Các điểm khai thác đá trái phép tại thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đăk Pơ (Gia Lai).
Huyện Đắk Pơ là một trong những địa phương "nóng" về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ tính riêng thôn Tân Tụ, xã Tân An - địa bàn giáp ranh với địa giới hành chính thị xã An Khê đã có đến gần 10 điểm khai thác đá trái phép quy mô lớn, trang thiết bị, phương tiện khai thác, chế biến hiện đại. Tại hiện trường có những hố sâu đường kính lên đến hàng chục mét do máy móc đào bới đá tạo ra.
Trao đổi về sự việc này, ông Nguyễn Phương Thành, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Pơ thừa nhận, công tác quản lý, kiểm tra còn nhiều hạn chế, không kịp thời phát hiện vi phạm. Đặc biệt là chính quyền địa phương, nơi quản lý trực tiếp chưa sâu sát, thường xuyên và kịp thời chấn chỉnh việc này. Đáng nói là, việc khai thác đá trái phép tại đây đã diễn ra trong thời gian dài nhưng chính quyền địa phương chưa xử lý dứt điểm đang đặt ra "dấu hỏi lớn"?
Các điểm khai thác đá trái phép tại thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đăk Pơ (Gia Lai).
Trao đổi về sự việc trên, một lãnh đạo địa phương lý giải trước đây tại địa bàn này có một mỏ đá được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp được cấp phép đã dừng hoạt động mà không hoàn thổ trên những điểm khai thác nên các đối tượng đã tận dụng mở rộng phạm vi khai thác. Ngoài ra, lợi dụng chức năng cải tạo đồng ruộng cho dân, Hợp tác xã cải tạo đồng ruộng và chế biến đá xây dựng Lộc Thịnh tại thôn Tân Tụ đã "qua mặt chính quyền", tổ chức khai thác đá với quy mô lớn như hiện nay.
Ông Nguyễn Trường, Chủ tịch UBND huyện Đắk Pơ cho biết: Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra xác minh các trường hợp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện. Quan điểm của Sở là sẽ xử lý nghiêm việc khai thác đá trái phép trên địa bàn theo đúng phát luật.
Các điểm khai thác đá trái phép tại thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đăk Pơ (Gia Lai).
"Việc để các cá nhân lén lút khai thác đá và các khoáng sản khác như cát, đất thể hiện sự hạn chế trong quản lý của phòng chức năng và chính quyền cấp xã, nơi để xảy ra vụ việc" - ông Trường khẳng định.
Hòa Bình: Tạm giữ hành chính 16 người khai thác khoáng sản trái phép Công an tỉnh Hòa Bình vừa phát hiện, tạm giữ hành chính 16 người và nhiều phương tiện khai thác khoáng sản đất trái phép, đồng thời đang truy tìm 4 lái máy xúc đang bỏ trốn. Trưa 4.10, trao đổi với Thanh Niên , một đại diện Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hành chính...