Phát điên vì nàng dâu phố ‘trăm phương ngàn kế’ trốn Tết quê chồng
Đâu chỉ có những cô gái lấy chồng xa mới “cáu sôi máu” vì không được ăn Tết quê ngoại…
Cô vợ tiểu thư khiến anh đau đầu vì chuyện Tết nội Tết ngoại (ảnh minh họa)
Tết là “ngày hội đoàn viên”, là khoảnh khắc sum vầy ấm cúng bên mâm cơm cùng gia đình. Những ngày này, ai ai cũng muốn được về nơi mình ra và lớn lên, cùng đấng sinh thành đón Tết. Bởi thế mới nảy sinh những tình huống éo le xung quanh chuyện ăn Tết ở bên ngoại hay nhà nội của các cặp vợ chồng trẻ.
Tuyến bài Tết nội – Tết ngoại sẽ mang đến cho độc giả câu chuyện bi hài, gần gũi và gợi cảm xúc với nhiều người.
Nói đến cuộc chiến “Tết nội – Tết ngoại” người ta thường chỉ nghĩ đến vẻ sầu não, uất ức của những cô gái lấy chồng xa không được đón Tết bên bậc sinh thành. Bởi quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” đã ăn sâu vào tư tưởng của người Việt.
Thế nhưng, cuộc đời vốn không thiếu những câu chuyện éo le. Ngay cả các đức ông chồng tưởng có thể vin vào cái “xuất giá tòng phu” để đưa vợ về nhà làm dâu ngày Tết đôi khi cũng phải ngậm ngùi than thở.
Tâm sự của anh Nguyễn Hải (32 tuổi, Nghệ An) là một ví dụ. Cách đây 4 năm, cả làng phải khen bố mẹ anh có phúc khi con trai khéo chọn được cô vợ phố, đã xinh đẹp lại còn giàu có… về dinh.
Tuy không có ý dòm ngó đến gia tài nhà vợ nhưng dù sao số của hồi môn “khủng” không thể từ chối kia của vợ (cùng số tiền trước đó tích cóp được) cũng giúp anh “cất” được căn nhà lớn ở Hà Nội. Thế nhưng, anh đâu ngờ, sự xinh đẹp và giàu có của cô vợ phố ấy lại trở thành căn nguyên của không ít trận cãi vã đến tan cửa nát nhà.
Biết những cô gái tiểu thư không quen với nếp sống thôn quê nên ít khi anh rủ vợ về cùng. Ngay cả khi nhà có việc cũng chỉ về hai ngày rồi đi luôn chứ không lấn lá.
Video đang HOT
Thế nhưng, ngày thường thì có thể qua loa chứ ngày Tết anh nhất quyết phải về quê đủ vợ, đủ chồng bởi, dù gì cũng là con trai độc tôn trong nhà. Vậy mà nàng dâu phố không hiểu điều đó, năm nào cũng “trăm phương ngàn kế” né Tết quê chồng.
Cái Tết đầu tiên, cô viện cớ hai vợ chồng chưa hưởng tuần trăng mật đòi đi du lịch nước ngoài. Khốn khổ thay, cả bố mẹ vợ cũng hưởng ứng ý kiến đó nên anh cũng có chút đắn đo.
Chưa để anh suy nghĩ xong, cô vợ “lắm chiêu” liền đặt tour Thái Lan. Thấy sự đã rồi anh đành ngậm ngùi gọi điện về báo cho ba mẹ: “Tết này con không về”. Hơn nữa, năm đó đến phiên vợ chồng cô gái em về ngoại ăn Tết nên anh cũng phần nào an tâm.
Tết năm sau đó, vợ lại lấy cớ con nhỏ, chưa đủ cứng cáp theo bố mẹ vượt hơn 300 cây số về quê. Mà đang tuổi lúc bú mớm, con ở lại mẹ cũng phải ở lại theo thế là anh lại một mình một bóng về nhà đón Tết.
Mùng một chở bố mẹ đi thăm họ hàng, anh bị xoay như chong chóng bởi những câu hỏi: “Vợ lại không về ăn Tết à?”, “Cô/dì/chú/bác còn chưa được uống chén trà Tết nào của cháu dâu”… Đến bố mẹ anh hiền lành là thế cũng ngậm ngùi: “Nhà này có dâu, có cháu mà cũng như không”.
Chỉ vì sợ phải dọn dẹp, nấu nướng mà cô vợ tiểu thư nhất quyết né Tết quê chồng (ảnh minh họa)
Tết sau đó, vợ anh vẫn quyết trốn Tết quê chồng với lý do như ốm yếu và nhà ngoại có việc… Dù thuyết phục đến “gẫy lưỡi”, cô vợ cũng chỉ làm ra vẻ nũng nịu hứa hẹn sau Tết sẽ sắp xếp thời gian về tạ lỗi với ông bà.
Mới đây, anh lại vừa trải qua một cuộc chiến Tết nội – Tết ngoại dữ dội với vợ. Và đến giờ anh mới biết lý do vì sao vợ phải “trăm phương ngàn kế” né về quê ăn Tết.
“Cô ấy nghe chị em trong công ty kể về quê đón Tết là “cực hình”, cả ngày hết nấu nướng lại đến dọn dẹp, tiếp khách, không có phút nào ngơi tay. Cô ấy còn trề môi lên thách thức: “Cả năm đi làm mệt mỏi, Tết đến lại phải về làm ô sin cho nhà chồng, cách sống đó tôi không theo được”, anh Hải bực dọc kể lại.
Anh vẫn bình tĩnh giải thích rằng bố mẹ thương con, ngày thường về đã cho nàng dâu tùy ý nghỉ ngơi thì ngày Tết càng không bắt lo chuyện cơm nước. Thế nhưng, cô vợ vẫn nằng nặc đòi ở lại đón Tết cùng bố mẹ đẻ.
Đến khi anh gắt lên nói vợ không có hiếu đạo thì vợ anh cũng chẳng vừa, lớn tiếng quát lại:
“Có năm nào tôi không gửi tiền lo Tết cho bố mẹ anh, không gửi quà to quà nhỏ cho cả họ nhà anh? Anh còn muốn tôi phải cơm bưng nước rót, hầu hạ, cung phụng thì mới gọi là có hiếu đạo à?”.
Anh không ngờ cô vợ được cả làng khen nấy khen để lại là người không hiểu lễ nghĩa, không biết làm dâu. Biết vợ căn bản không hiểu thế nào là “Tết sum vầy” nên năm nay anh quyết định một mình đưa con về quê đón Tết.
Theo 24h
Chuyện nàng 'dâu phố' trăm phương nghìn kế 'né' Tết quê
Phụ nữ xưa quan niệm, Tết là dịp gia đình sum họp nhưng phụ nữ bây giờ lại "sợ" và tìm mọi cách để trốn về quê ăn Tết.
Dù Tết xưa và Tết nay có nhiều đổi khác nhưng Tết vẫn là dịp để nhà nhà, người người quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những gì đạt được trong năm qua và trao cho nhau những lời nhắn gửi yêu thương nhất.
Thế nhưng, những ngày cuối năm, câu chuyện về quê ăn Tết lại trở thành chủ đề mà nhiều chị em đem ra bàn tán. Thậm chí, cũng vì chuyện này mà nhiều cặp vợ chồng sinh ra cãi vã, chiến tranh lạnh.
Nhiều cô dâu cứ nghĩ đến cảnh mấy ngày phải nai lưng dọn dẹp nhà cửa, hoa mắt vì mổ gà vịt, làm cỗ bàn, bếp núc... mà sợ. Những ông chồng thì đau đầu, dở khóc dở cười vì cô "vợ phố" nhất quyết không chịu về quê.
Để lên kế hoạch cho màn kịch trốn tết quê, các chị em nghĩ ra đủ chiêu trò. Từ việc phải trực tết đến được công ty nước ngoài cử đi công tác đúng dịp tết. Có người, tranh thủ đưa con về chơi với ông bà nội, đưa tiền để tiêu Tết, sắm sửa rồi "chuồn" ngay trong ngày.
Câu chuyện của vợ chồng chị Thu Hải (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng thật bi hài. Vợ chồng chị lấy nhau đã 4 năm nay. Chồng chị Hải quê ở Hà Tĩnh. Hai vợ chồng cùng làm việc cho công ty liên doanh nước ngoài nên rất bận rộn, cả năm mới về quê thăm gia đình một vài lần.
Ăn tết ở quê đối với chị là "cực hình". Theo lời kể của chị Hải, những ngày Tết là để nghỉ sau một năm làm việc mệt nhọc. Nhưng về quê, không ngày nào chị ngơi tay. Suốt ngày phải nấu ăn, dọn dẹp, rửa bát đến oải cả người. Sau mấy ngày ăn tết như kiểu "hành xác", chị phải giục chồng lên thành phố sớm để có thời gian nghỉ ngơi.
Ăn Tết ở quê chồng là một "cực hình" với nhiều cô dâu (ảnh minh họa)
Sau 3 lần ăn Tết ở quê, chị Hải "sợ" đến mức phải nghĩ mọi lý do để "né" Tết quê. Năm nay, chị lấy lý do bị ốm nặng, giả vờ kém ăn kém ngủ trước mặt chồng. Chồng thấy thế liền điện về cho bố mẹ nói tết năm nay không về được. Thế là, chị tha hồ đi chơi Tết với bạn bè, mua sắm Tết theo ý mình.
Ba năm qua, cuộc chiến ăn tết ở nội hay ngoại của gia đình chị Minh Thu (Hoàng Cầu, Hà Nội) vẫn chưa có hồi kết. Cứ đến dịp Tết, chị Thu lại viện đủ lý do để "né" về quê chồng. Chồng chị quê ở Tiền Giang nhưng năm nào anh ấy cũng muốn cả gia đình về trong đó ăn Tết. Năm nay, vin cớ tầu xe đi lại vất vả, chị Thu đề xuất chồng gửi biếu bố mẹ ít tiền và ở lại Hà Nội ăn tết. Thế nhưng chồng chị nhất quyết không đồng ý, thậm chí còn lớn tiếng quát mắng.
Chị Thu kể: "Chồng tôi còn liền gọi điện về cho bố mẹ tôi nói tất cả mọi chuyện. Thậm chí, anh còn bảo rằng cả năm mới có dịp Tết để các con sum vầy với ông bà nội mà tôi còn trốn tránh mãi. Mặc kệ chồng nói gì, tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Làm quần quật cả năm trời, được có vài ngày nghỉ thì phải nghĩ cho bản thân chứ. Mặc chồng nói, tôi cứ ở lại, có giỏi thì anh ấy bỏ vợ con ở đây về quê ăn tết".
Trước những "kế sách" mà nàng dâu nghĩ ra để né về quê ăn Tết, các chuyên gia tâm lý cho rằng, một thực tế đáng buồn hiện nay, nhiều cô con dâu đang có tâm lý e ngại phải về quê chồng, thậm chí là về quê mẹ đẻ ăn Tết. Nhưng họ đâu hiểu được rằng, việc về quê những ngày Tết đến xuân về không chỉ là trách nhiệm của một người con mà còn giúp họ đan thêm sợi dây tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh- Trung tâm Tâm ý giáo dục Rồng Việt cho biết: "Nét văn hóa của người Việt, Tết là dịp mọi thành viên trong gia đình sum họp bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Bởi vậy, việc nhiều người thích ở lại thành phố mà không về quê thể hiện sự ích kỷ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thông cảm một phần với các cô dâu xuất thân từ thành phố. Bởi từ lâu, trách nhiệm đặt lên vai con dâu tại không ít vùng quê còn khá nặng nề. Cả năm làm việc, ngày tết đáng ra được nghỉ ngơi, đi chơi thì họ đảm đương nhiều việc nhà, chủ yếu là công việc bếp núc. Chính vì vậy không ít người có tâm lý e ngại, muốn ở lại thành phố".
"Tôi cho rằng, vấn đề này, chúng ta nên nhìn từ hai phía. Người con dâu nên bớt ích kỷ và các bậc cha mẹ cũng phải tâm lý. Các ông chồng thấy việc gì mình có thể giúp được vợ thì nên xắn tay vào làm cùng. Hãy nghĩ đến niềm vui của cha mẹ, ông bà khi thấy con cháu mình sum vầy, đoàn tụ để có quyết định đúng đắn", ông Lê Khanh chia sẻ.
Theo Tintuc
Ăn Tết quê chồng: 'Chiến tranh' từ tháng Chạp! Ăn Tết quê chồng hay quê vợ; ở nhà chồng bao nhiêu ngày, nhà vợ bao nhiêu ngày... là những câu hỏi Tết nào cũng lặp đi lặp lại với nhiều cặp vợ chồng, gây nên không ít cuộc "chiến tranh" ngay từ tháng Chạp! Những đứa trẻ trong gia đình phân biệt mâm trên-mâm dưới sẽ nghĩ gì khi bà chúng, mẹ...