Phạt đến 3 triệu đồng liệu có chữa được chứng “tè bậy” nơi công cộng?
“Bản chất hành vi vi phạm chủ yếu là vi phạm về nếp sống văn hóa thì việc phạt tiền không chưa chắc đã mang lại hiệu quả nhất nếu không kèm theo đó là chế tài vi phạm về lối sống văn minh, hành vi văn hóa. Nói một cách khái quát việc phạt tiền là chữa phần ngọn chứ không chữa được phần gốc tình trạng này”, luật sư Lê Ngọc Hoàng nhận định.
Tư ngay 1/2/2017, Chủ tịch UBND cấp xã, phương, thi trân có quyền phat tiền từ 1-3 triêu đông với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
Để nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật và thực tiễn, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Lê Ngọc Hoàng – Trưởng văn phòng luật sư Long Tâm (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Lê Ngọc Hoàng: Việc phạt tiền là chữa phần ngọn chứ không chữa được phần gốc tình trạng này.
PV: Có ý kiến cho rằng việc xử phạt hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng lên tới 3 triệu đồng là khó khả thi. Vậy ông có bình luận như thế nào?
Luật sư Lê Ngọc Hoàng : Theo tôi mức “ phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng – Điểm b), Khoản 1, Điều 20 Nghị định 155/2016/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP” là cao một cách bất hợp lý. Tuy nhiên có thể nó dựa trên cơ sở nhà làm luật muốn xã hội ý thức rõ hơn, chế tài răn đe có hiệu quả hơn đối với hành vi gây “mất vệ sinh môi trường” này đang có chiều hướng gia tăng chứ không hề giảm bớt như hiện nay.
Tuy nhiên, phải xét trên phương diện pháp lý thì hành vi này có lẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thì thuyết phục hơn là xử phạt hành chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường đã được pháp điển hóa bằng Nghị định 179/2013 trước đây và nay là Nghị định 155/2016 thay thế.
Bởi lẽ như tôi nhận định thì hành vi này chủ yếu thuộc về tâm lý, văn hóa nông dân… tồn tại từ hàng ngàn năm qua của đất nước ta. Nếu đưa vào xử phạt hành chính trong “lĩnh vực môi trường” thì cần phải có căn cứ chứng minh được là ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Cụ thể là sự độc hại về mùi, ô nhiễm đất nước có chỉ số tra sao.
Như đã nêu trên, tôi nhấn mạnh “bản chất hành vi vi phạm chủ yếu là vi phạm về nếp sống văn hóa” thì việc phạt tiền không chưa chắc đã mang lại hiệu quả nhất nếu không kèm theo đó là chế tài vi phạm về lối sống văn minh, hành vi văn hóa, ứng xử nơi công cộng…Nói một cách khái quát: Việc phạt tiền là chữa phần ngọn/hiện tượng chứ không chữa được phần gốc là thói quen văn hóa xấu tồn tại từ lâu.
Video đang HOT
Vậy việc phạt tiền phải kèm theo các biện pháp xử lý/chế tài mang tính chất văn hóa (ra văn bản khiển trách về khu dân cư/cơ quan nơi công tác, viết cam kết không vi phạm lối sống văn hóa, công khai tên tuổi người vi phạm…) thì người vi phạm mới thấm thía việc vi phạm, tích cực sửa chữa và mới cộng hưởng được sức mạnh công luận giải quyết hành vi văn hóa kém cỏi này”.
Hơn nữa, căn cứ chứng minh để xử phạt không dễ vì chắc chắn không đủ phương tiện, máy móc để mà ghi nhận hành vi vi phạm của các chủ thể vi phạm đó. Cùng đó, chưa có quy trình cụ thể và phân công lực lượng, cơ quan nào có thẩm quyền chuyên trách để mà làm việc đó như: Lập biên bản, quyết định xử phạt, thủ tục nộp tiền vi phạm hoặc quy định rõ những nơi nào có hành vi đó thì bị phạt…
Te bây nơi công công có thể bị phat tơi 3 triêu đông.
PV: Nhiều người cho rằng việc tiểu bậy có nguyên do là hệ thống vệ sinh công cộng chúng ta chưa đáp ứng được. Vì vậy, trách nhiệm này thuộc về cả các cơ quan quản lý nhà nước chứ không thể chỉ đưa người vi phạm ra xử phạt. Vậy luật sư nhìn nhận ra sao?
Luật sư Lê Ngọc Hoàng: Tôi cho rằng không phải nhà vệ sinh công cộng chưa có mà do ý thức văn hóa trong vấn đề này gần như chưa có, đặc biệt là đối với với nam giới. Tôi đặt ra câu hỏi: Ai cũng có nhu cầu đi vệ sinh như nhau. Tại sao ít thấy phụ nữ tiểu bậy như nam giới?.
Tuy nhiên, mức phạt cao tương đương lương cơ bản ngoài ý nghĩa rất phản cảm thì còn cho thấy sự bất hợp lý trong việc ấn định mức xử phạt của cơ quan làm luật. Hơn nữa là trong điều Luật quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, tôi cho rằng vừa thừa lại vừa thiếu nếu có người đặt lại vấn đề rằng: “Thế còn người tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định những vẫn gây mất vệ sinh thì sao?”.
PV: Vậy theo luật sư, có giải pháp nào để hạn chế tình trạng tiểu bậy gây mất mỹ quan văn hoá và mất vệ sinh hay không?
Luật sư Lê Ngọc Hoàng: Thứ nhất, tôi vẫn bảo lưu quan điểm rằng: Phải xây dựng Luật/Chế tài chung về hành vi văn hóa nơi công công cộng trong đó có việc đi vệ sinh của mọi người chứ không nên áp đặt đây là hành vi vi phạm về môi trường và mức phạt tiền như vậy hoàn toàn không hợp lý và ít cơ sở thực hiện trong thực tế.
Thứ hai: Phải Luật hóa được quy định về số lượng, tiêu chuẩn, chất lượng của các nhà vệ sinh dự kiến trên bao nhiêu đầu người ngay từ khi duyệt dự án, thiết kế thi công các khu thương mại, tòa nhà chung cư hoặc các nơi sinh hoạt công cộng.
Thứ ba: Phải Luật hóa cho được các địa điểm tập trung đông dân cư, các cơ sở kinh doanh (cây xăng, nhà hàng, khách sạn) phải có nội quy, ý thức cho phép người đi đường được sử dụng nhà vệ sinh thuộc sở hữu riêng đó của mình.
Thứ tư: Biện pháp chế tài phải làm sao phải lồng ghép cho được giữa phạt tiền với việc đánh mạnh vào ý thức văn hóa của cá nhân vi phạm và tiếng nói lên án chung của toàn thể cộng đồng.
Thứ năm: Phải quy hoạch thống nhất cho vị trí nhà vệ sinh và có biển chỉ dẫn rõ ràng ngay tại cửa vào tại các địa điểm vui chơi, khu công cộng, thương mại cho các nhà vệ sinh công cộng trong đó.
Thứ sáu: Cần phải giáo dục một cách hiệu quả nhiều và nhiều hơn nữa cho các cấp học đầu đời như tiểu học, trung học… về hành vi văn hóa và văn minh trong bộ môn Kỹ năng sống để ta có một thế hệ mới không vi phạm và kiên quyết chống lại thói xấu văn hóa đó.
Xin cảm ơn luật sư!
Anh Thế ( thực hiện)
Theo Dantri
Nộp tiền phạt tại Bưu điện và nhận giấy tờ tạm giữ tại nhà
Từ ngày 15/6/2016 sẽ chính thức thu tiền phạt và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm giao thông qua hệ thống Bưu điện trên cả nước.
Thông tin trên được đưa ra tại Lễ ký Thỏa thuận hợp tác về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay người nhận theo yêu cầu giữa Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Cục Cảnh sát giao thông vào chiều 15/6.
Đai diên lanh đao hai đơn vi ky kêt tai buôi lê.
Theo đại diện Bưu điện Việt Nam, đây là dịch vụ có thể nộp tiền phạt vi phạm giao thông tại các Bưu cục có cung cấp dịch vụ của Bưu điện trên cả nước và nhận lại giấy tờ tạm giữ tại nhà. Khách hàng có nhu cầu sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ trực tiếp với cơ quan Công an hoặc với Bưu điện.
Việc đăng ký với cơ quan Công an sẽ thực hiện thông qua hình thức ghi và ký vào mặt sau tờ Biên bản vi phạm (bản cơ quan Công an lưu) để chuyển tới Bưu điện. Nếu đăng ký với Bưu điện thì người vi phạm giao thông có thể đến bưu cục gần nhất có cung cấp dịch vụ để đăng ký và nộp tiền (bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ).
Quy trình dịch vụ nộp tiền phạt và nhận giấy tờ tạm giữ vi phạm giao thông qua Bưu điện.
Việc chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm sẽ được thực hiện theo phương thức ưu tiên. Bưu điện Việt Nam đảm bảo chuyển phát nhanh chóng, chính xác, an toàn tới tận tay người nhận. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh, thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày, đối với các huyện xa và tỉnh, thành khác là 03 05 ngày.
Theo Thiêu tương Nguyên Hưu Danh Pho Cuc trương Cuc canh sat giao thông, việc nộp tiền phạt và chuyển phát giấy tờ tạm giữ qua Bưu điện sẽ mang lại lợi ích rất to lớn. Đối với Người vi phạm, sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí công sức do chỉ cần đến Bưu điện gần nhất để sử dụng dịch vụ và nhận giấy tờ tạm giữ tại nhà, không phải thực hiện nhiều công việc như trước đây là đến cơ quan xử phạt nhận quyết định xử phạt, đến kho bạc nhà nước nộp tiền phạt và quay lại cơ quan xử phạt nhận lại giấy tờ tạm giữ. Đặc biệt là đối với những người vi phạm giao thông tại địa bàn cách xa nơi đang sinh sống.
Bên cạnh đó, cơ quan Công an, Kho bạc cũng giảm bớt áp lực trong quá trình xử lý các thủ tục vi phạm hành chính cho từng người vi phạm. Việc nộp tiền và nhận giấy tờ tạm giữ qua Bưu điện cũng góp phần hạn chế việc đi lại, đặc biệt là di chuyển liên tỉnh của người vi phạm trong việc nộp tiền phạt, nhận giấy tờ tạm giữ. Qua đó giảm lưu lượng giao thông trên đường, giảm chi phí xã hội, Thiêu tương Nguyên Hưu Danh nhân đinh.
B.H
Theo_VnMedia
Bình Thuận chấn chỉnh tình trạng "xã chỉ làm việc 1 buổi" Vụ việc "xã chỉ làm việc 1 buổi" sẽ được tình Bình Thuận xem xét, xử lý trách nhiệm của người vi phạm và người đứng đầu. Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam phản ánh về tình trạng một số xã vùng cao chỉ làm việc một buổi, chiều 17/12, ông Lê Tiến Phương - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh...