Phạt đến 12 triệu đồng nếu điều khiển xe ôtô hết niên hạn
Niên hạn sử dụng của xe ôtô được tính theo năm, kể từ năm sản xuất của ôtô và xác định dựa trên các căn cứ: Số nhận dạng, số khung, tài liệu kỹ thuật, hồ sơ lưu trữ của xe…
Niên hạn sử dụng của các loại xe ôtô hiện đang được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP; Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 21/2010/TT-BGTVT, cụ thể:
- Xe ôtô chở hàng: Không quá 25 năm.
- Xe ôtô chở người: Không quá 20 năm.
- Xe ôtô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe chở người trước 1.1.2002: Không quá 17 năm.
- Xe ôtô chở người quá niên hạn sử dụng được chuyển đổi thành chở hàng: Không quá 25 năm.
Video đang HOT
- Xe ôtô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái), ôtô chở người chuyên dùng chuyển đổi thành ôtô chở người dưới 9 chỗ: Không quá 20 năm.
- Xe ôtô chở hàng chuyển đổi thành ôtô chuyên dùng: Không quá 25 năm.
- Xe ôtô chuyên dùng, ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) chuyển đổi thành chở hàng: Không quá 25 năm.
- Xe ôtô chở hàng đã chuyển đổi thành ôtô chở người trước 1.1.2002: Không quá 17 năm.
Lưu ý, các loại xe ôtô không áp dụng niên hạn sử dụng gồm:
- Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).
- Ôtô chuyên dùng; rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
Điều khiển xe ôtô hết niên hạn sử dụng có thể bị phạt đến 12 triệu đồng. Ảnh: LĐO
Mức phạt hành vi điều khiển ôtô hết niên hạn
Trường hợp sử dụng xe ôtô hết niên hạn tham gia giao thông thì cả người điều khiển phương tiện và chủ sở hữu xe đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Đối với người điều khiển phương tiện: Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng, tịch thu phương tiện (trừ ôtô từ 10 chỗ chở khách có niên hạn vượt quá quy định nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ôtô dưới 10 chỗ chở khách), tước Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
- Đối với chủ xe: Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với cá nhân, 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức, tịch thu phương tiện.
Không thắt dây an toàn ghế sau xe ôtô nguy hiểm như thế nào?
Nghiên cứu chỉ ra rằng hành khách ngồi ghế sau ôtô không thắt dây an toàn có tỷ lệ tử vong cao gấp 8 lần so với người thắt dây an toàn khi xe gặp tai nạn.
Theo Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS), hành khách ngồi hàng ghế sau ôtô không thắt dây an toàn có nguy cơ bị thương hoặc tử vong cao gấp 8 lần trong một vụ va chạm, so với những người có thắt dây đai an toàn.
Vào năm 2017, IIHS đã thực hiện một bài thử nghiệm, xe chạy ở tốc độ 56 km/h rồi húc vào chướng ngại vật, ngay khi va chạm xảy ra, tất cả hành khách trong xe đều theo quán tính lao về phía trước.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hành khách ngồi ghế sau ôtô không thắt dây an toàn có tỷ lệ tử vong cao gấp 8 lần so với người thắt dây an toàn khi xe gặp tai nạn.
Trường hợp người ngồi sau không thắt dây an toàn, khi xảy ra va chạm, họ vị kéo văng, va đập với hàng ghế trước, đẩy người ngồi trước tác động mạnh vào vô-lăng hay túi khí. Còn những người ngồi sau có thắt dây an toàn sẽ được được giữ lại.
Việc không thắt dây đai an toàn của hành khách ngồi phía sau sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân người ngồi sau và cả người ngồi phía trước.
Như vậy, việc không thắt dây đai an toàn của hành khách ngồi phía sau sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân người ngồi sau và cả người ngồi phía trước. Do đó, người ngồi trên ôtô - dù ở vị trí nào - cũng cần thắt dây an toàn nếu có trang bị.
Tại Việt Nam, nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ quy định, phạt 800.000-1.000.000 đồng với các tài xế không thắt dây an toàn khi lái xe, hoặc chở người trên xe không thắt dây an toàn tại các vị trí được trang bị.
Những quy định mới áp dụng cho xe ôtô ở Việt Nam trong năm 2022 Năm 2022 có thêm nhiều quy định mới về mức xử phạt cũng như chính sách ưu đãi dành cho ôtô tại VIệt Nam. Sau đây là những cập nhật mới nhất. Năm 2022 có nhiều thay đổi về chính sách, ưu đãi, thuế phí dành cho xe ôtô, ví dụ như giảm 50% lệ phí trước bạ với xe sản xuất/lắp ráp...