Phật dạy nhân quả là tất yếu, nhưng sao người lương thiện luôn bị hàm oan?
Phật dạy: chữ “Nghiệp” luôn tồn tại, nhân quả là tất yếu. Nhưng tại sao người lương thiện luôn bị hàm oan? Theo Phật, là bởi vì tâm người đang ôm giữ ác ý.
Tại sao người lương thiện luôn gặp trắc trở, hàm oan?
Phật dạy: chữ “Nghiệp” luôn tồn tại, nhân quả là tất yếu. Nhưng tại sao người lương thiện luôn bị hàm oan? Theo Phật, là bởi vì tâm người đang ôm giữ ác ý, vì vậy trong lòng mới thấy khổ. Một khi nội tâm không còn điều ác, cõi lòng sẽ tự tại, phiêu diêu, không còn thấy khổ nữa.
Sống lương thiện, không làm điều ác. Nhưng luôn giữ lòng bi phẫn, giữ cảm giác thua thiệt, tính toán so đo, đó chính là tâm ác, thì sao có thể được Thần Phật phù hộ, đạt tới cảnh giới tối an lạc tối cao. Tiền ít, nhưng đủ sống là được, nếu không đủ sống, hãy tự mình phấn đấu. Bị thua thiệt, đừng đố kỵ, tự mình làm chủ, tự mình vươn lên. Bị hàm oan, đừng oán hận, trả thù, hãy biết tha thứ, buông bỏ, cõi lòng mới có thể tự tại, không bị nhấn chìm dưới bùn nhơ.
Làm việc thiện, nhưng lòng không thiện. Tay không làm điều ác, nhưng luôn luôn đố kỵ ghen tuông. Sống như vậy, bảo sao không khổ, cuộc sống trắc trở đủ đường?
Video đang HOT
Luật nhân quả luôn tồn tại
Phật dạy, trên đời này luôn tồn tại hai chữ Nhân và Quả, đó là một quy luật bất thành văn. Nếu khoa học gọi đó là nguyên nhân và kết quả, thì trong Phật giáo, gọi là Nghiệp. Trên đời, không có chuyện gì tự nhiên xảy đến. Hạnh phúc hay bất hạnh đều có nguồn cơ của nó. Những gì hôm nay ta nhận được, chính là kết quả của những hạt mầm ta gieo trồng ngày hôm qua.
Gieo nhân nào, gặt quả ấy. Làm việc tốt, sẽ nhận được nghiệp lành. Giữ lòng thiện, sẽ nhận được phúc đức. Ông trời luôn công bằng. Chỉ là con người có hướng thiện hay không.
Xuân Quỳnh
Theo Khoevadep
Con người luôn có 4 vị "quý nhân" quan trọng, nếu biết nắm bắt sẽ làm nên nghiệp lớn
Cổ nhân dạy: Con người luôn có 4 vị "quý nhân" quan trọng, người thông minh sẽ luôn biết cách nắm bắt, từ đó làm nên sự nghiệp vang dội.
4 vị quý nhân quan trọng của đời người
- Vị quý nhân thứ nhất: Chính là cơ thể chúng ta, cơ thể khỏe mạnh mới có sức lực để làm việc, cống hiến. Thế nên, hãy luôn tắm rửa cho "vị quý" ấy sạch sẽ, ăn uống điều độ sao cho "ngài" luôn căng tràn sức sống và tỏa ra ánh hào quang rực rỡ nhất.
- Vị quý nhân thứ hai: Chính là của cải, tiền bạc và công danh của ta - những thành quả mà ta cống hiến hết mình để đạt được. Nhờ vậy mà ta mới có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không sợ hãi bệnh tật.
- Vị quý nhân thứ ba: Chính là mối quan hệ giữa ta với cha mẹ, người thân, bạn bè và xã hội. Họ chính là người khiến cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa và đáng sống hơn. Nếu biết cách chọn lựa và chăm chút, ta sẽ không bao giờ rơi vào cảnh cô đơn và bế tắc.
- Vị quý nhân thứ tư: Chính là tâm hồn chúng ta. Con người thường bỏ bê tâm hồn của mình, để nó bị dày vò bởi những xúc cảm tiêu cực: tham lam, bất mãn, nóng giận,... Vậy nên, muốn được bình an, thanh thản, hãy học cách tha thứ và buông bỏ.
Muốn làm nên đại nghiệp hãy tự biến mình thành một viên ngọc sáng
Cổ nhân dạy: Bá Nhạc tướng mã, có nghĩa người có năng lực, đến thời điểm chắc chắn sẽ được công nhân, "có đất dụng võ". Thiên lý mã vốn là một giống ngựa tốt và quý, chạy trăm dặm như "vũ bão" không biết mệt. Thiên lý mã được Bá Nhạc tiến cử cho vua, từ đó được trọng dụng vô cùng, bách chiến bách thắng.
Nếu thiên lý má chỉ là một con ngựa tầm thường, thì hết kiếp nó cũng chỉ có thể kéo xe mà thôi. Con người cũng vậy, nếu là chỉ một kẻ tầm thường, không biết chăm sóc tốt cho bản thân, không có khả năng kiếm tiền, khả năng xã hội kém lòng luôn chất chứa oán hận. Cuối cùng chỉ là một kẻ bỏ đi mà thôi.
Theo Khoevadep
Quá ảo tưởng vào lời hứa của người khác sẽ nhận lấy thất bại Sống trên đời nếu trông đợi quá nhiều vào lời hứa của người khác, sớm muộn sẽ nhận lấy thất bại ê chề. Bởi cuộc sống nhiều ngã rẽ, bạn không thể tin tưởng ai hoàn toàn ngoài chính bản thân mình. Quá ảo tưởng vào lời hứa của người khác sẽ nhận lấy thất bại ê chề Sống trên đời, tin người...