Phạt công ty dùng hình ảnh bác sĩ quảng cáo sản phẩm 85 triệu đồng
Ngày 31.10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra quyết định xử phạt Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam (Hà Nội) 85 triệu đồng do đã dùng bài viết và hình ảnh của một PGS.TS – bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai quảng bá thực phẩm chức năng.
Cụ thể, Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam (Hà Nội) đã bị xử phạt 85 triệu với lỗi: Quảng cáo sản ph ẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên website hamomax.vn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.
Hình ảnh bài viết đã được đăng tải trên trang web của Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam trước đó. Ảnh D.L
Đồng thời, công ty này cũng quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên website dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm nêu trên.
Video đang HOT
Cục An toàn thực phẩm đã buộc Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm nêu trên trên website, cải chính thông tin theo quy định. Hiện trang web này đã tạm ngừng hoạt động.
Trước đó, trên website của hamomax có đăng tải bài viết: “GS.TS.BS cao cấp bệnh viện Bạch Mai: Tìm ra phương pháp hạ mỡ máu cao không gây tác dụng phụ”.
Nội dung bài viết nêu: “Những chia sẻ chân thực nhất của PGS.TS.BS.Đ.Q.H, Chuyên khoa Tim mạch (Công tác tại viện Tim mạch Quốc gia, hiện công tác tại bệnh viện Bạch Mai) trong điều trị mỡ máu cao cho rất nhiều bệnh nhân và của chính bản thân mình”.
Trong bài viết, bác sĩ H chia sẻ: “Tôi là bác sĩ tim mạch vừa dùng Hamomax cho bệnh nhân, lại đã và đang dùng cho bản thân nên tôi sẽ chia sẻ những gì tôi thấy cần thiết. Theo tôi, Hamomax sử dụng để điều trị dự phòng sẽ rất tốt, những người đang ở độ tuổi có nguy cơ cao hình thành rối loạn chuyển hóa nên dùng bởi nó an toàn, không tác dụng phụ”. Trong bài viết trên còn dẫn lời của bác sĩ H. quảng cáo cho Hamomax và sử dụng nhiều hình ảnh của bác sĩ H.
Trong khi đó, bác sĩ Đ.Q.H – người được dẫn tên trong bài viết – rất bức xúc về sự việc trên. Ông cho biết, nội dung trên chỉ là chia sẻ cá nhân của bản thân nhưng lại bị đăng tải dưới hình thức là bài quảng cáo gây hiểu lầm trong dư luận là bác sĩ đang tư vấn sản phẩm cho người dân.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, theo quy định, bác sĩ, nhân viên y tế không được đứng ra quảng cáo.
Theo Danviet
Yêu cầu làm rõ việc dùng hình ảnh BS quảng cáo thực phẩm chức năng
Chiều 29.10, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết đã yêu cầu các bộ phận chức năng làm rõ thông tin PGS- BS Đ.Q.H (hiện công tác tại viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai) quảng cáo thực phẩm chức năng Hamomax đăng tải trên trang hamomax.vn.
Theo PGS Phong, quy định nghiêm cấm các doanh nghiệp sử dụng, lợi dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y tế, cán bộ y tế để quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng. Bởi khi một bác sĩ quảng cáo cho một sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng thường có niềm tin hơn, tăng độ tin cậy của người bệnh đối với sản phẩm do bác sĩ quảng cáo.
Hình ảnh bài viết quảng cáo trên trang web
Trong khi đó, trên trang hamomax.vn đã đăng bài với tiêu đề: "PGS.TS.BS cao cấp bệnh viện Bạch Mai: Tìm ra phương pháp hạ mỡ máu cao không gây tác dụng phụ". Nội dung bài viết là "những chia sẻ chân thực nhất của PGS.TS.BS. Đ.Q.H - Chuyên khoa Tim mạch (Công tác tại viện Tim mạch Quốc gia, hiện công tác tại bệnh viện Bạch Mai) trong điều trị mỡ máu cao cho rất nhiều bệnh nhân và của chính bản thân mình".
Theo bài viết, bác sĩ H chia sẻ: "Tôi là bác sĩ tim mạch vừa dùng Hamomax cho bệnh nhân, lại đã và đang dùng cho bản thân nên tôi sẽ chia sẻ những gì tôi thấy cần thiết". Bác sĩ H. còn nhấn mạnh: "Theo tôi, Hamomax sử dụng để điều trị dự phòng sẽ rất tốt, những người đang ở độ tuổi có nguy cơ cao hình thành rối loạn chuyển hóa nên dùng bởi nó an toàn, không tác dụng phụ".
Bài viết còn dẫn lời bác sĩ Hùng với những lời quảng cáo thuốc Hamomax. Bài viết cũng sử dụng nhiều hình ảnh của bác sĩ Đ.Q.H.
Trước đó, năm 2015, Cuc trương Cuc An toàn thực phẩm Nguyên Thanh Phong từng quyêt đinh xư phat Công ty TNHH dược phẩm Tân Bách Tùng vi đa co hanh vi thưc hiên quảng cáo thực phẩm chức năng viên nang Hamomax có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận vơi mưc phat là 25 triêu đông.
Theo Danviet
Xử phạt 25 doanh nghiệp lớn vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố quyết định xử phạt hành chính tổng tiền phạt gần 700 triệu đồng, đối với 25 doanh nghiệp vì vi phạm an toàn thực phẩm. Trong số các doanh nghiệp bị xử phạt có 15 Công ty vi phạm về quảng cáo, 03 công ty vi phạm về ghi nhãn, 03 Công...