Phát biểu tại Kim Tượng 2018: Cổ vũ phim Hong Kong hay phản pháo những gì Thành Long đã nói?
Ngày 15.4 vừa qua, lễ trao giải Kim Tượng 2018 diễn ra thành công tốt đẹp với những màn đăng quang ấn tượng. Tuy nhiên, cũng tại lễ trao giải này, những tranh cãi đã nổ ra xoay quanh bài phát biểu được cho là phản pháo đàn anh Thành Long của Huỳnh Thu Sinh, Cổ Thiên Lạc.
Tại buổi lễ Kim Tượng ngày 15.4, Huỳnh Thu Sinh được mời trao giải ở hạng mục Biên kịch xuất sắc nhất. Trước khi xướng tên người đoạt giải, ông đã có lời phát biểu ấn tượng như sau: “Năm sau Hong Kong có phim nào mới không? Điều này bất ngờ đấy, bạn không mong chờ phải không? Dù bạn không mong chờ nhưng chúng tôi vẫn có các bộ phim Hong Kong ra mắt hàng năm”. Lời phát biểu này được cho là “đá xéo” đàn anh Thành Long.
Huỳnh Thu Sinh phát biểu trước lễ trao giải Kim Tượng 2018
Tháng 3 năm ngoái, trong Hội nghị hiệp thương chính trị Trung Quốc tại Bắc Kinh, nam diễn viên Thành Long đã có một phát ngôn về điện ảnh Trung Quốc làm dấy lên nhiều tranh cãi: “Không có dòng phim Hong Kong, chỉ có một loại phim là phim Trung Quốc”. Trước sự nhạy cảm về chính trị, người dân Hong Kong đã “gai mắt” phát biểu này và cho rằng Thành Long là người “vong ơn bội nghĩa” khi những thành tựu ông có được vốn xuất phát từ dòng phim Hong Kong. Một số người chỉ trích ông thiển cận vì đã bỏ qua sự khác biệt về bản chất giữa hai nền phim ảnh này.
Đến với Kim Tượng 2018, Thành Long cũng là một khách mời vinh dự của ban tổ chức. Thế nên, nhiều người càng tin rằng phát biểu của Huỳnh Thu Sinh chính là cố ý nhắm đến câu nói “gây sốc” năm ngoái của Thành Long. Câu chuyện nhanh chóng bị thổi bùng thành vấn đề nóng bỏng trong những ngày gần đây.
Hình ảnh Thành Long tại lễ trao giải hôm 15.4
Tờ On (Hong Kong) còn tiết lộ thêm những chia sẻ của nam diễn viên Huỳnh Thu Sinh đằng sau hậu trường: “Tại Hội nghị Hiệp thương chính trị ở Bắc Kinh, người nào đó đã dám nói không còn phim Hong Kong chỉ có phim Trung Quốc. Người này đêm nay lại có mặt tại Kim Tượng Hong Kong, không biết anh ta là đại diện cho phim Trung Quốc hay vẫn là phim Hong Kong?”. Rõ ràng, những chia sẻ này là ám chỉ Thành Long.
Không dừng lại ở đó, Cổ Thiên Lạc cũng bị đưa vào cuộc tranh cãi vì khi lên nhận giải Ảnh đế, anh đã nói: “ Điều tôi muốn nói ở đây, chúng ta là người Hong Kong, chúng ta nhất định phải đoàn kết để làm phim Hong Kong thật hay”. Thực tế, nếu câu nói này bị khép vào việc chỉ trích đàn anh thì có vẻ khiên cưỡng.
Phát ngôn của Cổ Thiên Lạc tại Kim Tượng cũng bị đưa vào vòng tranh luận
Đáp lại những ồn ào đó, tối ngày 16.4, Huỳnh Thu Sinh cũng lên tiếng đính chính. Ông nói: “Trong đêm trao giải Kim Tượng, tôi được mời lên diễn thuyết khi trao giải Biên kịch. Tất nhiên, bài diễn thuyết là do tôi tự viết trong 1 tuần sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng. Tôi cũng muốn động viên phim Hong Kong, cuối bài phát biểu tôi hy vọng mỗi năm đều có phim Hong Kong thành công”.
Ông cũng gửi lời xin lỗi đến Thành Long vì những hiểu lầm không đáng có: “Tôi không phải là một người tài giỏi, thế nên tôi không chê bai hay xúc phạm ai cả, hơn nữa đây lại là một đàn anh trong nghề. Phim Hong Kong có chết hay không không phải do lời nói của một người. Dù đó là hiểu nhầm nhưng tôi cũng xin lỗi Thành Long.”
Huỳnh Thu Sinh đã đính chính về những ồn ào này
Mặt khác, bố nuôi của Châu Kiệt Luân cũng phản ứng gay gắt trước những lời đồn thổi vô căn cứ nhằm vào mình: “Điều này thật thất vọng. Hàng ngàn người có mặt trực tiếp hôm ấy có thể làm chứng những lời nói của tôi. Trong đó một số bài báo viết tôi có nói &’người ấy có mặt tại đây là đại diện cho phim Trung Quốc hay phim Hong Kong’, điều này tôi chưa bao giờ nói ra”.
Về phía Thành Long, khi được hỏi nghĩ sao về những phát biểu chỉ trích mình, người đại diện của ông lên tiếng rằng họ không quan tâm đến những tin đồn này.
Ngôi sao võ thuật không quan tâm đến những chỉ trích
Nhìn chung, câu chuyện tạm thời khép lại khi người trong cuộc đã đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, sự việc này đã chứng minh: lời phán đoán vô căn cứ có thể tạo nên những cơn sóng dữ. Trong thế giới showbiz “lắm điều nhiều việc”, một câu nói đơn thuần cũng dễ dàng bị quy chụp xách động lòng người.
Trong giới showbiz những lời phát biểu vô hại có thể bị thêu dệt
Mặt khác, đây cũng không phải là lần đầu tiên diễn viên Huỳnh Thu Sinh bị vướng vào lời đồn “vạ miệng” với đồng nghiệp. Trước đó, ông từng xảy ra tranh cãi với fan của La Chí Tường.
Diễn viên họ Huỳnh nổi tiếng là người thẳng thắn
Theo Saostar
Đo độ "già gân" của Thành Long trong Quả tim thép
Hơn 5 thập kỷ đóng phim với hơn 103 bộ phim, "vua Kung Fu" của Trung Quốc Thành Long lần đầu thử sức ở thể loại khoa học viễn tưởng kết hợp hành động.
Với mức kinh phí đầu tư lớn, bối cảnh hoành tráng cùng dàn diễn viên sáng giá, Bleeding Steel (tựa Việt hoá: Quả Tim Thép) đánh dấu cột mốc mới trong sự nghiệp điện ảnh của ông. Vẫn các pha đánh đấm, chiến đấu mang đậm dấu ấn Thành Long được lồng ghép trong nội dung mới lạ, hấp dẫn, Quả tim thép mang đến những phút giây giải trí sảng khoái, thoả mãn nhất trong những ngày chuyển giao năm cũ và năm mới.
Thành Long tạo điểm nhấn với phim khoa học viễn tưởng đầu tiên trong sự nghiệp
Quả tim thép là hành trình theo chân đặc vụ siêu đẳng Lâm Đông (Thành Long đóng). Tác phẩm mở đầu khi Lâm Đông tức tốc đến bệnh viện vì biết được tin đứa con gái bị ung thư bạch cầu của anh đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, ngay khi đến trước cửa viện, ông nhận được một cuộc gọi khẩn từ cấp trên, ra lệnh cho ông phải ngay lập tức bảo vệ nhà khoa học James khỏi một nhóm người nhân bản. Vì nhiệm vụ gấp rút, Lâm Đông buộc phải gác lại tình thân, chiến đấu thừa chết thiếu sống để bảo vệ mục tiêu. Sau phi vụ ác liệt ấy, nhà khoa học James biến mất, đồng thời công trình nghiên cứu "quả tim thép" của ông cũng đi vào quên lãng.
Phim mang đậm chất hành động nặng đô của Thành Long
Bẵng đi nhiều năm sau đó, một quyển sách có tựa đề "Quả Tim Thép" được xuất bản, manh nha những bí ẩn về quả tim vạn năng này, khiến những người trong cuộc dậy sóng. Lần theo những manh mối, gã hacker quỷ quyệt Lý Sâm (La Chí Tường đóng) phát hiện ra Lâm Đông luôn âm thầm bảo vệ cho một cô gái có tên là Nancy (Âu Dương Na Na đóng). Trong một diễn biến khác, thế lực nhóm người nhân bản cũng nhanh chóng "đánh hơi" được và tham gia vào cuộc. Lâm Đông một lần nữa phải dùng cả tính mạng để bảo vệ nhân vật đặc biệt này.
Nhiều cảnh cháy nổ hoành tráng và mãn nhãn đậm chất Hollywood
Ở tuổi 63, Thành Long chứng tỏ mình dù đã già nhưng vẫn còn rất "gân" khi trực tiếp phô diễn hàng loạt pha hành động mạo hiểm ấn tượng. Từ những pha nhào lộn đẹp mắt cho đến những cảnh đọ súng, đua xe, rượt đuổi, Thành Long liên tục khiến người xem "thót tim" trong xuyên suốt thời lượng của phim. Ông vẫn giữ phong độ với những chiêu thức linh hoạt, đẹp mắt, dứt khoát và có chút hài hước. Là bộ phim Trung Quốc có kinh phí cao nhất được quay tại Úc, Quả tim thép có nhiều phân đoạn hành động hoành tráng, mãn nhãn và gây choáng ngợp, chẳng hạn như cảnh Thành Long giáp lá cà cùng Hắc y nữ trên Nhà hát Opera Sydney. Tuyến phản diện được xây dựng là những người nhân bản giàu sức mạnh, thông minh và nhanh nhẹn. Chúng liên tục bám giết ông xuyên suốt phim, giữ cho mạch phim gay cấn và hồi hộp từ đầu tới cuối.
Câu chuyện tình phụ tử cũng là điểm nhấn của phim
Sau The Foreigner - Kẻ ngoại tộc, khán giả lại một lần nữa rớm lệ trước câu chuyện tình cha con thấm đẫm nước mắt mà Thành Long mang đến. Nếu ở tác phẩm trước, Thành Long là một ông bố cuồng nộ trước cái chết oan uổng của con gái thì trong Quả tim thép, ông là một bố đầy khổ tâm và dằn vặt. Ông yêu thương con vô cùng nhưng lại không thể làm tròn trách nhiệm của mình. Tâm trạng của một người bố vì làm nhiệm vụ mà không thể ở bên cạnh con khi con đang hấp hối gây xót xa và xúc động mạnh. Diễn xuất tinh tế, chân thực của Thành Long tạo nên những điểm nhấn tình cảm độc đáo ngay trong một bộ phim bom tấn cháy nổ.
La Chí Tường và Thành Long tung hứng duyên dáng
Mặc dù lần đầu tiên hợp tác, Thành Long và La Chí Tường đã có màn hợp diễn ăn ý. Cầm trịch tuyến hài hước của Quả tim thép, chàng diễn viên hậu bối phát huy được sự duyên dáng vốn có của mình. Anh từng được yêu thích qua các tác phẩm của Châu Tinh Trì như Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện và Mỹ Nhân Ngư. Lần này, nhân vật của anh rất xảo trá, quỷ quyệt, đồng thời có nhiều pha đụng độ hài hước với Thành Long. Sự việc càng trở nên dở khóc dở cười khi anh bất đắc dĩ làm trợ lý cho tiền bối. Mặc dù nhân vật của anh có vẻ ngoài điển trai, vô hại nhưng lại có một vài cảnh chiến đấu chất lừ, ấn tượng.
Cặp đôi màn ảnh trai tài gái sắc Tiểu Trư và "Thần tiên tỉ tỉ" mới Âu Dương Na Na
Bên cạnh chất kịch tính và hài hước, Quả tim thép còn điểm xuyết chất lãng mạn với chuyện tình "chó với mèo" của La Chí Tường và ngọc nữ Đài Loan Âu Dương Na Na. Cả hai có nhiều màn "thả thính" nhau. Những phân đoạn của cặp đôi này giảm bớt bầu không khí điều tra nghẹt thở của phim và mang lại những giây phút ngọt ngào thoáng qua. Đôi trai tài gái sắc có nhiều màn đấu khẩu bá đạo với các tình huống vui nhộn. Gương mặt triển vọng của showbiz Hoa ngữ đã tái hiện được hình ảnh một cô gái cá tính bên cạnh Thành Long. Nhân vật của cô cũng giữ vai trò mấu chốt trong đường dây câu chuyện và đem lại nhiều bất ngờ cho khán giả.
Với kinh phí đầu tư lớn cùng những cảnh quay mãn nhãn ở Trung - Úc, Quả tim thép hứa hẹn là một siêu phẩm hành động viễn tưởng đậm chất Thành Long, đem đến những giây phút giải trí đỉnh cao với các pha hành động đẹp mắt, ấn tượng và một câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
Bleeding Steel (Quả Tim Thép) khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 9.2.2018.
Theo Trí Thức Trẻ
'Kẻ trộm thời gian': Hôn hay... chết? Có vẻ như dòng phim viễn tưởng - kì ảo đang là xu hướng mới cho các nhà làm phim TVB. Sau "Nghịch duyên" khai thác đề tài người đông lạnh thì "Kẻ trộm thời gian" (Stealing Seconds) lại triển khai ý tưởng "trộm" thời gian của người khác bằng phương thức kì diệu là... hôn môi. "Kẻ trộm thời gian" ở đây...