Phát biểu đặc biệt của Tổng thống Biden sau khi trở về từ Trung Đông
Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập nhiều vấn đề trong và ngoài nước trong bài phát biểu với toàn dân, sau chuyến công du đến Trung Đông giữa cuộc xung đột Hamas – Israel.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra thông điệp từ Nhà Trắng hôm 19.10. Ảnh AFP
Tờ The Hill ngày 20.10 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài phát biểu tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, được truyền hình trực tiếp đến người dân cả nước, trong đó có chủ đề chính là các cuộc xung đột Hamas – Israel và Nga – Ukraine.
Thông điệp liên bang dài 15 phút còn được đưa ra trong bối cảnh Hạ viện Mỹ thiếu chủ tịch kể từ khi ông Kevin McCarthy bị bỏ phiếu bãi nhiệm hôm 3.10 và đến nay đảng Cộng hòa vẫn chưa tìm được người thay thế.
Nỗ lực gộp viện trợ
Trọng tâm của bài phát biểu là nỗ lực tìm kiếm các khoản viện trợ mới dành cho Ukraine và Israel. Nhà lãnh đạo sẽ đề xuất quốc hội vào ngày 20.10 về khoản viện trợ khoảng 100 tỉ USD, trong đó còn có các vấn đề khác như viện trợ cho Đài Loan.
Giới quan sát cho rằng ông Biden tìm cách nhấn vào những điểm tương đồng giữa 2 cuộc xung đột, kết hợp thành một câu chuyện chung. Ông còn cáo buộc Iran “đang hỗ trợ Nga ở Ukraine và hỗ trợ Hamas và một số nhóm khủng bố khác trong khu vực”.
Nền tảng lập luận của ông là việc kiên quyết hỗ trợ các đồng minh là điều cần thiết để duy trì vị thế đứng đầu của Mỹ trên thế giới. Ông cho rằng Washington giúp thế giới gắn kết với nhau nên mọi thứ sẽ gặp nguy cơ nếu “chúng ta từ bỏ Ukraine, quay lưng với Israel”, và điều đó là không đáng.
Israel cho phép viện trợ đến Gaza sau yêu cầu của Tổng thống Biden
Vấn đề Israel, Palestine
Ngoài việc thể hiện sự ủng hộ đối với Israel, Tổng thống Biden còn đề cập đến một số yếu tố khác của cuộc xung đột Hamas – Israel.
Ông nói về hoàn cảnh khó khăn của người Israel và người Mỹ bị Hamas bắt làm con tin. “Chúng tôi đang làm mọi cách để đưa những người thân yêu của bạn về nhà”, ông cho biết.
Hiện chưa rõ số con tin người Mỹ, trong khi thông tin không chính thức ước tính có khoảng hơn 10 người.
Ngoài ra, Tổng thống Biden nhắc lại quan điểm của mình về mục tiêu tìm giải pháp 2 nhà nước cho Israel và Palestine. Ông khẳng định rằng Mỹ “vẫn cam kết đảm bảo quyền nhân phẩm và quyền tự quyết của người dân Palestine” và kêu gọi Israel duy trì “luật chiến tranh”.
Dập tắt thù hận trong nước
Cuộc xung đột Hamas – Israel đã dẫn đến một vụ việc đau lòng ở Mỹ, khi cậu bé Hồi giáo 6 tuổi Wadea Al-Fayoume bị chủ nhà đâm chết tại bang Illinois hôm 14.10 do động cơ thù hận.
Trong khi đó, nhiều người Mỹ gốc Do Thái cho biết họ lo sợ ngày càng nhiều trong bối cảnh ngày càng có nhiều trường hợp bài Do Thái.
Thông điệp nhiều cảm xúc nhất của ông Biden trong bài phát biểu đề cập những vấn đề này. Ông yêu cầu mọi người phải xóa bỏ chứng sợ Hồi giáo và chủ nghĩa bài Do Thái.
Tổng thống Biden đã nhắc tên cậu bé Wadea. Ông cũng vẽ ra một bức tranh sống động về các gia đình Do Thái lo lắng việc con cái mình trở thành mục tiêu ở trường học hoặc bị tấn công khi “đi ra ngoài sinh hoạt hàng ngày”.
Ông nhấn mạnh rằng trong thời điểm bất hòa và xung đột, “chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết để giữ vững những giá trị tạo nên con người của chúng ta”, đồng thời bác bỏ mọi sự thù hận đối với bất cứ ai.
Ông kết luận với lời nhắc nhở rằng Mỹ vẫn giữ tư thế dẫn đầu và kêu gọi sự đoàn kết, lãnh đạo có trách nhiệm, khi nhấn mạnh rằng Mỹ là “quốc gia không thể thiếu”.
Ngoại giao của Mỹ gặp thử thách ở Trung Đông
Ngoại trưởng Mỹ đã nỗ lực tiến hành ngoại giao con thoi ở Trung Đông để ngăn chặn xung đột Israel-Hamas lan rộng, nhưng các nhà lãnh đạo Arab chọn không đứng về bên nào.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc họp báo ở Tel Aviv, Israel ngày 12/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico của Mỹ ngày 17/10, nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Mỹ liên quan đến cuộc xung đột Israel - Hamas cho đến nay vẫn chưa thể tác động đến các nước Arab ở Trung Đông. Chuyến thăm theo kế hoạch của Tổng thống Joe Biden tới khu vực này ngày 18/10 có thể không giúp ích được gì.
Trong những ngày gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken là quan chức đại diện cho nỗ lực ngoại giao của chính quyền Tổng thống Joe Biden, đã đến thăm Israel và 6 quốc gia có đa số dân là người Arab, có nước 2 lần. Nhưng Mỹ đã không thể khiến hầu hết các nhà lãnh đạo Arab lên án Hamas về vụ tấn công Israel hoặc đưa ra những tuyên bố ủng hộ phản ứng quân sự của Israel.
Vấn đề này phần nào cho thấy ảnh hưởng của Mỹ dường như đang suy giảm trong khu vực, nơi lợi ích của các chính phủ ở Trung Đông thường khác biệt với lợi ích của Washington, trong khi cả Nga và Trung Quốc đều đang cạnh tranh giành vị thế. Sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ dành cho Israel có thể là một trong những rào cản lớn nhất với nỗ lực của Mỹ với các nước Arab.
Mặc dù vậy, Mỹ dường như đã đạt được chút tiến bộ vào sáng 17/10 ở Israel khi hai nước đồng ý phát triển kế hoạch cho phép viện trợ nhân đạo chuyển vào Dải Gaza, lãnh thổ do Hamas kiểm soát hiện đang bị Israel bao vây.
Trong khi đó, cuộc tấn công của Hamas vào Israel rất quy mô và bạo lực, khiến trên 1.200 người Israel thiệt mạng, đến nỗi nhiều nhà lãnh đạo khu vực vẫn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra lập trường của mình.
Ghaith al-Omari, cựu cố vấn của Chính quyền Palestine, cho biết: "Với thực tế là chúng ta đang ở giai đoạn đầu của diễn biến căng thẳng này, ngoại giao của Mỹ đang thành công, nhưng không nhiều như mọi người kỳ vọng. Lúc này còn quá sớm để nói về một bước đột phá lớn".
Với bối cảnh đó, chuyến thăm của Tổng thống Biden tới khu vực vào ngày 18/10 có thể làm phức tạp thêm tình hình. Ông Jonathan Schanzer, nhà phân tích của Tổ chức Bảo vệ Dân chủ ở Washington, nêu quan điểm: "Việc ông Biden đến Trung Đông sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng Mỹ đứng về phía Israel trong vấn đề này. Điều đó sẽ khiến một số nước trong thế giới Arab tức giận".
Trong vài ngày qua, Tổng thống Biden đã thay đổi, từ chỗ ủng hộ rõ ràng đối với Israel sang những lo ngại về việc bảo vệ thường dân Palestine. Ông cũng cảnh báo Israel rằng việc chiếm đóng Gaza có thể sẽ phải trả giá đắt.
Ông Khaled Elgindy, nhà phân tích của Viện Trung Đông ở Washington, cho rằng thay đổi trên của ông Biden đã xuất hiện quá muộn. Những gì Mỹ tuyên bố công khai ngay từ đầu cuộc xung đột Israel - Hamas đã gây ảnh hưởng lớn đối với người Arab.
Nhưng một số quan chức và nhà phân tích cảnh báo không nên loại Mỹ ra khỏi tình hình lúc này, lưu ý rằng các cuộc đàm phán hậu trường có thể mang lại hiệu quả hơn những tuyên bố công khai.
Xe tăng Israel cơ động gần biên giới với Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Blinken khẳng định có sự đồng thuận đáng kể về một số mục tiêu cơ bản, bao gồm mong muốn ngăn chặn xung đột giữa Israel và Hamas leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng hơn.
Ông Blinken nói với các phóng viên: "Những gì tôi nghe được từ hầu hết mọi đối tác là sự quyết tâm, quan điểm chung rằng chúng tôi phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng cuộc xung đột này không lan sang những nơi khác. Cũng có quan điểm chung là bảo vệ những người dân vô tội; viện trợ cho những người Palestine ở Gaza đang cần sự trợ giúp và chúng tôi đang nỗ lực rất nhiều vì điều đó".
Tuy nhiên, những nỗ lực của Mỹ nhằm thuyết phục Ai Cập mở cửa khẩu biên giới để người Palestine có quốc tịch nước ngoài rời khỏi Gaza cho đến nay vẫn chưa thành công. Ai Cập đổ lỗi cho Israel, cho rằng các vụ ném bom và các hành động khác của nước này đang ngăn cản Cairo gửi viện trợ nhân đạo qua cửa khẩu cho người Palestine đang cần giúp đỡ ở Gaza.
Người Ai Cập cũng cảnh giác với bất kỳ đề xuất cho phép người Palestine rời khỏi khỏi Gaza, vì sợ rằng Israel sẽ không bao giờ cho phép họ quay trở lại ngay cả sau khi nước này kết thúc chiến dịch đánh bại Hamas. Một sự kiện như vậy sẽ lặp lại những cuộc khủng hoảng trong quá khứ khi người Palestine di tản. Điều này diễn ra trước một vấn đề mà ít người tin rằng Mỹ có thể hoặc sẵn sàng tìm cách ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Gaza.
Ngoại trưởng Blinken cho biết ông đã nói với các quan chức Arab rằng "mọi việc sẽ không diễn ra như thường lệ khi Hamas ngày càng phát triển". Nhưng một số chính phủ ở Trung Đông có mối liên hệ với Hamas, và các nhà lãnh đạo ở đây nhận thức rõ rằng nhiều công dân Arab bình thường ủng hộ mạnh mẽ chính nghĩa của người Palestine.
Ví dụ, Qatar là quê hương của một số thủ lĩnh hàng đầu của Hamas và có một văn phòng chính trị của nhóm này. Quốc gia Arab này đang đóng vai trò là nhà đối thoại cho một ưu tiên ngoại giao lớn của Mỹ và các nước khác: giải phóng các con tin, một số người trong số họ có quốc tịch không phải từ Israel.
Do đó, khi ông Blinken tiến hành nỗ lực ngoại giao con thoi từ nước này sang nước khác, sự đón tiếp mà ông nhận được ở một số nhà lãnh đạo Arab là không mấy dễ chịu.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã nhấn mạnh với nhà ngoại giao Mỹ về nỗi đau khổ của người Palestine dưới áp lực của Israel.
Ông Sisi nói: "Đúng là những gì đã xảy ra trong những ngày qua là rất đau xót và chúng tôi dứt khoát lên án điều đó. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng đây là kết quả của sự giận dữ và hận thù tích tụ trong suốt 4 thập kỷ, nơi mà người Palestine không còn hy vọng tìm ra giải pháp".
Về phần mình, Ngoại trưởng Saudi Arabia Mohammed Bin Salman đã để ông Blinken phải đợi vài giờ trước khi gặp hôm 15/10. Theo biên bản cuộc họp của Saudi Arabia, Ngoại trưởng nước này đã kêu gọi chấm dứt "các hoạt động quân sự đã cướp đi sinh mạng của những người dân vô tội" - thể hiện sự phản đối các cuộc tấn công của Israel. Các nguồn tin ngoại giao cũng cho biết Saudi Arabia đang tạm dừng các cuộc đàm phán do Mỹ hậu thuẫn về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel.
Tổng thống Biden nêu lý do tái tranh cử Phát biểu tại một buổi biểu diễn gây quỹ cho chiến dịch tái tranh cử tại khu Broadway ở TP.New York ngày 18.9, Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận có nhiều người lo ngại về tuổi tác của ông nhưng ông vẫn quyết tâm tranh cử một lần nữa, theo Reuters. "Rất nhiều người có vẻ tập trung vào tuổi tác của...