Phát biểu của Ngoại trưởng Nga khiến NATO không thể phớt lờ
Ngày 4.3, Đại sứ quán Nga đã phát thông báo về bài phát biểu gây chú ý của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tại Hội nghị lần thứ 53 về an ninh ở Munich.
Ngoại trưởng Nga Lavrov.
Toàn văn bài phát biểu như sau:
“Thưa các quý vị, 10 năm về trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu tại hội nghị này với bài diễn văn, mà nhiều người ở phương Tây đã xem như một thách thức và thậm chí là mối đe dọa, mặc dù ý chính trong thông điệp của ông là cần thiết từ bỏ các hành động đơn phương và chuyển sang hợp tác trung thực, tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế, đánh giá chung về các vấn đề toàn cầu và cùng soạn thảo các giải pháp tập thể. Trong khi đó, những cảnh báo được đưa ra về những hậu quả tai hại của các mưu toan ngăn cản hình thành một thế giới đa trung tâm, tiếc rằng, đã trở thành hiện thực.
Nhân loại ngày nay đang đứng giữa ngã ba đường. Cả một giai đoạn lịch sử, có thể định nghĩa nó như thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh”, đã đến hồi kết thúc. Kết quả chính của nó, theo ý chúng tôi, là sự thất bại của những nỗ lực nhằm thích ứng các định chế “chiến tranh lạnh” với thực tế mới. Thế giới đã không bị “phương tây hóa”, không phải là an toàn và ổn định hơn.
Để chứng kiến việc này chỉ cần nhìn vào kết quả “dân chủ hóa” ở Trung Đông và Bắc Phi, và không chỉ ở đó. Việc mở rộng NATO đã dẫn đến mức độ căng thẳng chưa từng có trong vòng ba mươi năm gần đây ở châu Âu. Nhưng chính trong năm nay là tròn hai mươi năm kể từ khi ký tại Paris “Văn kiện cơ bản” Nga-NATO và mười lăm năm – kể từ khi thông qua Tuyên bố Rome về chất lượng mới trong quan hệ Nga-NATO.
Trong cơ sở các văn kiện này có cam kết của Nga và phương Tây cùng nhau đảm bảo an ninh trên cơ sở tôn trọng các lợi ích của nhau, tăng cường tin cậy lẫn nhau, ngăn chặn rạn nứt EuroAtlantic, xóa bỏ đường phân chia. Điều đó đã không xảy ra, chủ yếu do NATO vẫn là thể chế “Chiến tranh Lạnh”.
Người ta nói rằng, các cuộc chiến tranh bắt đầu ở đầu con người. Theo logic đó, thì chúng cần phải kết thúc chính ở nơi đó. Song, với “chiến tranh lạnh” điều đó còn chưa diễn ra. Cụ thể là, nếu phán xét theo một số những bài phát biểu của các chính trị 3 gia ở châu Âu và Mỹ, bao gồm cả các tuyên bố mà hôm qua và hôm nay đã đưa ra vào lúc bắt đầu Hội nghị của chúng ta. Về việc mở rộng NATO tôi đã nói. Chúng tôi kiên quyết không đồng ý với những ai cáo buộc Nga và các trung tâm mới có ảnh hưởng toàn cầu âm mưu phá hoại cái gọi là “ Trật tự thế giới tự do.”
Cuộc khủng hoảng của mô hình thế giới này đã được lập trình tại thời điểm khi khái niệm về toàn cầu hóa kinh tế và chính trị đã được suy tính chủ yếu như một công cụ đảm bảo sự lớn mạnh của câu lạc bộ giới thượng lưu giữa các quốc gia và sự thống trị của họ lên tất cả các quốc gia khác. Sự bền vững khách quan của hệ thống như vậy không thể lâu dài. Và bây giờ các nhà lãnh đạo có trách nhiệm phải có một lựa chọn. Tôi hy vọng rằng, sẽ có một lựa chọn vì trật tự thế giới dân chủ và công bằng, nếu muốn, hãy gọi nó là “post-west”, khi mà mỗi quốc gia, dựa trên chủ quyền của mình theo luật pháp quốc tế, sẽ có tham vọng tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia mình và lợi ích quốc gia của các đối tác, đồng thời tôn trọng bản sắc văn hóa – lịch sử và văn minh của mỗi quốc gia trong đó.
Nga không bao giờ che giấu quan điểm của mình, đã và đang chân thành ủng hộ công việc bình đẳng để tạo ra không gian an ninh chung, quan hệ láng giềng tốt và phát triển từ Vancouver đến Vladivostok. Những căng thẳng trong những năm gần đây giữa Bắc Mỹ, châu Âu và Nga là không theo quy luật tự nhiên, thậm chí tôi nói là chống lại tự nhiên. Nga – cường quốc Âu-Á, liên kết nhiều nền văn hóa và dân tộc.
Video đang HOT
Khả năng dự báo và thiện chí trong quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt với các nước láng giềng, luôn cố hữu trong chính sách của chúng tôi. Chính từ các quan điểm này chúng tôi làm việc chặt chẽ trong khuôn khổ CIS, Liên minh kinh tế Á-Âu, CSTO, SCO, BRICS. Láng giềng thân thiện và cùng có lợi là cơ sở của mối quan hệ giữa chúng tôi với châu Âu. Chúng tôi là một phần của lục địa duy nhất, cùng nhau viết lịch sử, đã đạt được nhiều thành tích khi làm việc cùng nhau vì sự thịnh vượng của các dân tộc chúng ta.
Hàng triệu công dân Liên Xô đã cống hiến cuộc đời mình vì tự do của châu Âu. Chúng tôi muốn nhìn thấy một châu Âu hùng cường, độc lập trong các vấn đề quốc tế và có thái độ thận trọng đối với quá khứ và tương lai chung của chúng ta, vẫn cởi mở với toàn thế giới. Không thể vui mừng khi, EU không tìm ra cho mình nghị lực để từ bỏ việc xây dựng chính sách Nga theo nguyên tắc “mẫu số nhỏ nhất”, trong khi lợi ích thực dụng căn nguyên của các nước thành viên bị hiến dâng cho việc đầu cơ bài Nga trên nguyên tắc “tình đoàn kết”.
Chúng tôi hy vọng vào sự thắng lợi của lương tri. Những mối quan hệ nào chúng tôi muốn với Hoa Kỳ? Các mối quan hệ của chủ nghĩa thực dụng, tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết về trách nhiệm đặc biệt vì sự ổn định toàn cầu. Hai nước chúng tôi chưa bao giờ có xung đột trực tiếp, giữa chúng tôi đã có lịch sử hữu nghị lớn hơn, chứ không phải đối đầu. Nga đã làm không ít để ủng hộ nền độc lập của Mỹ, để việc hình thành của Mỹ như một nhà nước hùng mạnh duy nhất. Về lợi ích chung của chúng tôi – xây dựng các mối quan hệ Nga-Mỹ mang tính xây dựng.
Hơn nữa, Mỹ – nước láng giềng không xa hơn Liên minh châu Âu. Tại eo biển Bering phân chia chúng tôi chỉ có 4 km. Tiềm năng hợp tác chính trị, kinh tế và lĩnh vực nhân đạo là rất lớn. Nhưng tiềm năng này, tất nhiên, còn phải được thực hiện. Chúng tôi cởi mở cho việc đó trong chừng mực nào, mà Mỹ sẵn sàng. Hôm nay không có thiếu sót trong đánh giá về căn nguyên của những thách thức toàn cầu như khủng bố, buôn bán ma túy, khủng hoảng bao trùm khu vực từ Libya tới Afghanistan, những nơi như Syria, Iraq, Libya và Yemen đang đổ máu. Chắc chắn là, cuộc tranh luận tại Munich sẽ tạo ra cơ hội để xem xét chi tiết những vấn đề này, cũng như các cuộc xung đột tiếp diễn ở châu Âu. Điều chính yếu – việc giải quyết bất cứ ở đâu cũng không thể đạt được bằng giải pháp quân sự. Điều đó cũng hoàn toàn liên quan đến cuộc xung đột nội bộ Ukraine. Không có lựa chọn khác cho việc thực thi “Các biện pháp đồng bộ” Minsk 5 là thông qua đối thoại trực tiếp giữa Kiev với Donetsk và Lugansk. Đấy là quan điểm cứng rắn của Nga, phương Tây và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều quan trọng là, chính quyền Kiev có biện pháp thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngày nay, hơn bao giờ hết cần một cuộc đối thoại về tất cả các vấn đề phức tạp, hy vọng tìm kiếm các thỏa hiệp hai cùng bên chấp nhận được. Hoạt động theo hướng đối đầu, “các trò chơi tổng bằng không” sẽ không có gì là tốt. Nga không muốn xung đột với bất cứ ai, nhưng sẽ luôn có khả năng bảo vệ các lợi ích của mình. Ưu tiên tuyệt đối của chúng tôi – đạt được các mục đích của mình thông qua đối thoại, tìm kiếm sự đồng thuận trên cơ sở cùng có lợi.
Thật đúng lúc dẫn dụ về huấn thị của ngoại trưởng Nga A.M.Gorchakov tháng 7 năm 1861 đã gửi cho E.A.Stekli, phái viên Nga tại Mỹ: “không có các lợi ích khác biệt nào mà không thể hòa giải, khi làm việc nhiệt tâm và cần cù … trên tinh thần công bằng và ôn hòa”. Nếu tất cả đồng ý với cách tiếp cận này, thì chúng ta có thể nhanh chóng vượt qua giai đoạn “post-truth”, gạt bỏ những chiến tranh thông tin cuồng loạn đang áp đặt cho cộng đồng quốc tế và chuyển sang làm việc trung thực, không bị đánh lạc hướng bởi những điều dối trá và bịa đặt. Hãy coi đó là thời đại “post-fake”.”
Theo Danviet
Viễn cảnh trật tự thế giới đảo lộn dưới thời Donald Trump
Mỹ và Nga xích lại gần nhau trong khi những đồng minh thân cận của Washington hiện tại có thể bị đẩy ra xa.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: GQ
Các nhóm địa chính trị và đồng minh như Liên minh châu Âu (EU) hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đang chao đảo bởi những bình luận chê bai từ tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thời gian gần đây, theo CNN.
Giữa những ồn ào, các lãnh đạo thế giới đang nhanh chóng tìm cách tự ổn định cũng như xác định lại phương hướng nhằm đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai là trật tự toàn cầu bị đảo lộn.
Trung Quốc là một ví dụ. Đứng trước một Donald Trump không mấy thiện cảm, từng chỉ trích Trung Quốc muốn "giết chết" thương mại Mỹ, Bắc Kinh hiện cố gắng tự khắc họa bản thân như một quốc gia đi đầu về thương mại tự do, cởi mở.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khi đó trở thành tiếng nói bảo vệ tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mạnh mẽ hơn cả, bất chấp các cáo buộc nói Moscow tấn công mạng bầu cử Mỹ.
Trong thế giới Arab, các đồng minh của Mỹ đang vận dụng mọi khả năng để tránh xa khỏi "cơn bão lửa" họ vẫn lo sợ bao lâu nay nếu Trump hiện thực hóa tuyên bố khi tranh cử, rời đại sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem.
Ở nửa bán cầu Tây, một người bạn truyền thống khác của Mỹ là Mexico khăng khăng nói họ sẽ không trả tiền cho bức tường Trump tuyên bố dựng lên ở biên giới. Thậm chí Canada cũng đang rơi vào một mối quan hệ căng thẳng với láng giềng khi tổng thống đắc cử Mỹ hứa sẽ đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
Tất cả cho thấy từ đồng minh đến đối thủ hiện tại đều cảm thấy bối rối xen lẫn cảnh giác trước ngày Trump nhậm chức. Tính chắc chắn tạo nên giá trị của chính sách ngoại giao Mỹ bấy lâu nay dường như không còn được áp dụng, cây bút Stephen Collinson từ CNN nhận xét.
Trung Quốc
Các đời tổng thống Mỹ trước đây đa phần đều xây dựng chính sách đối với Trung Quốc dựa trên tiêu chí tránh để xảy ra xung đột. Tuy nhiên, nhà tài phiệt New York lại đang cho thấy hướng đi trái ngược.
Ông hoài nghi và ngụ ý có thể xem xét lại chính sách "Một Trung Quốc" vốn được Mỹ thực hiện từ năm 1979 khi Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Ông cáo buộc Bắc Kinh đang lấn lướt Washington, xây "pháo đài lớn" ở Biển Đông. Ông cũng cảnh báo sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn để đạt được các thỏa thuận thương mại có lợi hơn trước Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia chính sách ngoại giao cho rằng Washington thực sự cần rắn với Bắc Kinh, đồng thời chỉ trích chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama không nỗ lực đủ để bảo vệ lợi ích Mỹ ở châu Á. Song rất ít người đồng tình với cách làm của ông Trump khi sử dụng mạng xã hội Twitter để công kích Trung Quốc.
Nga
Hình ảnh tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được in trên một con búp bê matryoshka Nga. Ảnh: Daily Beast
Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga chưa bao giờ phức tạp như hiện nay, giới quan sát đánh giá.
Chính quyền Obama và Điện Kremlin ngày càng trở nên xa cách trước những cáo buộc cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách làm suy yếu quyền lực Mỹ cũng như chủ nghĩa tự do phương Tây hay việc các cơ quan tình báo Mỹ kết luận Nga chỉ đạo một chiến dịch tấn công mạng quy mô nhằm can thiệp bầu cử Mỹ.
Song, tổng thống đắc cử Mỹ lại dành nhiều lời khen cho Nga. Đáp lại lời hứa sẽ cải thiện quan hệ Nga - Mỹ của nhà tài phiệt New York, ông chủ Điện Kremlin cũng không ngớt lời ca ngợi tổng thống đắc cử Mỹ.
Ông Putin bác những cáo buộc nói tình báo Nga nắm giữ những thông tin cá nhân có thể gây ảnh hưởng tới tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. "Những thứ Nga bị cáo buộc rõ ràng là thông tin sai sự thật", ông Putin quả quyết.
Nhưng những trao đổi qua lại thường xuyên giữa Trump và Moscow cũng đủ khiến các chuyên gia chính sách quốc tế cảm thấy bất ngờ, đồng thời làm dấy lên những lo lắng về động cơ của tổng thống đắc cử Mỹ ở châu Âu.
Một số người lưu ý rằng Moscow sẽ là bên được lợi nhiều hơn Washington nếu quan hệ Nga - Mỹ trở nên nồng ấm.
Bình luận ông Trump đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times of London của Anh và Bild của Đức hồi cuối tuần trước đặt nghi vấn về sự đoàn kết của liên minh phương Tây và dự đoán về viễn cảnh Mỹ ngày càng xa rời EU đang gióng lên hồi chuông báo động trên toàn châu lục này.
"Những gì ông Trump phát đi trong hàng loạt các cuộc phỏng vấn gần đây... chính xác là mục tiêu và mong muốn của Điện Kremlin: làm xói mòn uy tín NATO cũng như EU", Heather Conley, giám đốc chương trình vấn đề châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nga nói về khả năng tấn công NATO Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moscow sẽ không bao giờ tấn công bất kỳ quốc gia nào trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Lavrov nói: "Ở chỗ chúng tôi không hề tồn tại bất kỳ kế hoạch nào kiểu này. Tôi nghĩ rằng mọi người trong NATO đều biết rõ như vậy, nhưng lại viện cớ...