Phát biểu bất ngờ của Bộ trưởng Quốc phòng Nga khiến Mỹ “lạnh gáy”
“Chúng ta không cần những chiếc tàu sân bay mới, chúng ta cần vũ khí để đánh chìm chúng”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết.
Phát biểu này của ông Shoigu chẳng khác nào một lời cảnh báo nhằm trực tiếp vào Mỹ – nước đang sở hữu đội tàu sân bay hùng hậu nhất, thiện chiến nhất.
Nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ
Mỹ có thể có một ngân sách quân sự vượt xa của Nga nhưng điều đó chẳng vấn đề gì bởi quân đội Nga được xây dựng để bảo vệ đất nước, không phải để tấn công các nước khác, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Ngân sách quân sự của Nga đã tăng mạnh cách đây vài năm để phục vụ cho một chương trình mua sắm vũ khí lớn của Nga. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Nga đã giảm trong những năm gần đây. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính Nga là nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ 6 của thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Ấn Độ và Pháp. Trong khi đó, Lầu Năm Góc Mỹ được cấp cơn mưa tiền dưới thời Tổng thống Trump, khiến ngân sách quốc phòng của Mỹ so với các nước khác giống như người khổng lồ so với chú lùn.
Tuy nhiên, người dẫn đầu Bộ Quốc phòng Nga cho hay, người dân Nga không có gì phải lo ngại bởi từng đồng rúp họ nộp thuế đã được Moscow sử dụng đúng đắn.
“Mỹ dành những khoản tiền khổng lồ cho các hợp đồng quân sự tư nhân, cho những chiếc tàu sân bay. Liệu Nga có thực sự cần phải có từ 5 đến 10 nhóm tàu sân bay tấn công hay không khi mà chúng ta không có ý định tấn công bất kỳ ai?”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đã nói như vậy trên một tờ báo của Nga.
Video đang HOT
Theo ông Shoigu, Nga cần các phương tiện có thể chống lại các nhóm tàu sân bay nếu đất nước Nga bị tấn công. Các phương tiện đó sẽ ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng chỉ trích Washington về thói quen luôn tiến hành các hoạt động can thiệp quân sự vào nước khác, lấy lý do là vì lợi ích của người dân ở nước mà họ tấn công.
“Ở những nước đó, họ đến “đem theo nền dân chủ” nhưng nền dân chủ có thực sự phát triển ở đó? Điều đó có xảy ra ở Iraq, Afghanistan hay Syria hay không?”, ông Shoigu thẳng thừng chất vấn. “Và người ta có thể quên về chủ quyền và độc lập sau khi Mỹ can dự vào”, ông Shoigu nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho rằng, Mỹ thích đi phá hủy các nước khác thông qua các cuộc can thiệp bằng quân sự và thông qua nhiều phương tiện khác.
Những phát biểu ở trên của ông Shoigu rõ ràng là lời cảnh báo Mỹ về việc đừng động đến Nga. Đồng thời, ông Shoigu cũng thẳng thắn lên án chính sách can thiệp của Mỹ vào các nước trên thế giới.
Lực lượng Hải quân Mỹ được cho là đang có trong tay 11 chiếc tàu sân bay – thứ vũ khí vốn được mệnh danh là bá chủ đại dương. Vì thế, sức mạnh của Hải quân Mỹ đến nay vẫn không thể bị thách thức bởi bất kỳ nước nào. Các nước đứng ngay sau Mỹ cũng chỉ có từ 1 đến 2 tàu sân bay.
Nga cho thấy họ có tính toán khôn ngoan khi không đua với Mỹ về số lượng tàu sân bay mà thay vào đó tìm cách phát triển những loại vũ khí đánh chìm tàu sân bay.
Nga và Mỹ vốn đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Hai nước đang đối đầu nhau gay gắt vì một loạt vấn đề như khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến ở Syria, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, vấn đề tấn công mạng, lá chắn tên lửa, vấn đề kiểm soát vũ khí… Những cuộc đối đầu này đã đẩy hai cường quốc hàng đầu thế giới vào một “cuộc chiến trừng phạt” bế tắc và nguy cơ xung đột vũ trang cũng dần dần tăng lên.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Tin nóng quân sự: Nga tập trận rầm rộ khiến NATO choáng váng
NATO bất ngờ trước những gì quân đội Nga và Belarus thể hiện gần Nizhny Novgorod.
Trên 12 nghìn quân nhân, hàng trăm xe bọc thép và hàng chục máy bay - cuộc diễn tập quy mô lớn "Lá chắn Liên minh-2019", do Lực lượng Vũ trang Nga và Belarus tiến hành bắt đầu vào thứ Sáu tại vùng Nizhny Novgorod.
Cuộc tập trận hoàn toàn mang tính chất phòng thủ nhưng đã làm cho phương Tây lo lắng. Về lý do tại sao NATO lại quan tâm chặt chẽ đến hoạt động này, - trong tài liệu của Sputnik. Cuộc diễn tập gần Nizhny Novgorod Cuộc tập trận sẽ diễn ra sâu trong nội địa, không xa làng Mulino ở vùng Nizhny Novgorod.
Như Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết, điều này được thực hiện một cách có chủ ý: quân đội Nga và Belarus không muốn đánh động các đối tác phương Tây và làm trầm trọng thêm tình hình châu Âu, mặc dù NATO đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập trong những năm gần đây sát gần biên giới Nga. Bản chất của cuộc tập trận là phòng thủ, một trong những mục tiêu chính - bảo vệ biên giới khỏi sự xâm lược của địch thủ.
Sau khi phân tích các cuộc xung đột vũ trang diễn trong những năm gần đây, quân đội đã đưa ra kết luận: phần lớn được bắt đầu bằng việc kích hoạt những kẻ khủng bố, ly khai và các nhóm vũ trang bất hợp pháp với sự hỗ trợ của lực lượng thứ ba. Và mặc dù các lựa chọn khác nhau sẽ được thực hiện, sẽ nhấn mạnh vào cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố và nhóm phiến quân, bao gồm cả việc giải phóng và tảo thanh các khu định cư. Có kế hoạch áp dụng rộng rãi kinh nghiệm của quân đội Nga tham gia chiến dịch ở Syria.
Các bài tập sẽ diễn ra toàn thời gian - cả ban ngày và ban đêm. Ở giai đoạn đầu tiên, các đơn vị thuộc nhóm quân khu vực dưới sự chỉ huy chung sẽ phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt các băng nhóm vũ trang bất hợp pháp, các nhóm phá hoại và trinh sát của kẻ thù. Giai đoạn thứ hai dành trọn cho việc phát triển chỉ huy và kiểm soát chung trong các hoạt động phòng thủ và ổn định tình hình chiến trường.
"Lá chắn Liên minh" năm nay được đặc trưng do sự tham gia của một số lượng lớn quân nhân và rất nhiều thiết bị quân sự. 12 nghìn quân và gần 1000 xe tăng, bọc thép đã kéo vào khu vực Nizhny Novgorod. Hỗ trợ cho các binh sĩ mặt đất, từ trên không sẽ có 70 máy bay chiến đấu và trực thăng. 4000 binh sĩ, hơn 100 xe tăng, xe bọc thép, 50 hệ thống tên lửa, pháo và súng cối, máy bay và trực thăng đã đến Nga từ Belarus. Phía Tây "nóng bỏng" Kể từ năm 2009, cuộc tập trận chung "Lá chắn Liên minh" giữa Nga và Belarus được tổ chức hai năm một lần, luân phiên trên lãnh thổ của cả hai nước. Cuộc diễn tập đầu tiên diễn ra vào năm 2006 với chủ đề xác lập Hệ thống phòng không thống nhất của Nga và Belarus.
"Lá chắn Liên minh" là một yếu tố quan trọng trong sự hợp tác quân sự giữa hai quốc gia và là giai đoạn cuối cùng của việc huấn luyện quân sự chung cho các quân nhân. Tính chất phòng thủ của các cuộc tập trận là do các nhà lãnh đạo quân sự Nga và Belarus tỏ ra lo ngại về các cuộc diễn tập tấn công của NATO. Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Belarus Oleg Belokonev, tuyên bố cho biết một phân tích về các cuộc tập trận lớn nhất của NATO, như Anaconda-2018 và Dragon-2019, cho phép kết luận về sự phát triển các lựa chọn vũ lực đối với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong không gian hậu Xô Viết.
Ngoài ra, việc huấn luyện lực lượng NATO đã chuyển trọng tâm từ phòng thủ và các chiến dịch đặc biệt sang phòng thủ và tấn công. Liên minh NATO đang thực hành việc sử dụng quân đội ở ngay gần biên giới của Nhà nước Liên minh Nga - Belarus. Bộ Quốc phòng hiện nay đặc biệt chú ý bảo vệ hướng tây. Và đó là điều dễ hiểu. NATO tiến hành hàng chục cuộc tập trận ở các quốc gia giáp với Nga.
Quân đội NATO huấn luyện chiến đấu cả trên bộ, trên không và trên biển. Đôi khi họ không cần che giấu việc coi Nga như một kẻ thù chính. Đồng minh mạnh mẽ Tình hình chính trị - quân sự ở biên giới phía tây đất nước vẫn căng thẳng. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, vấn đề được đặc trưng do sự gia tăng sự hiện diện quân sự của NATO ở Đông Âu, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở Ba Lan và Romania, mở rộng liên minh quân sự với Phần Lan và Thụy Điển.
Bộ Quốc phòng Nga đang có những hành động tương ứng. Vì vậy, để cải thiện sức mạnh chiến đấu của quân đội và hệ thống căn cứ theo hướng tây, hơn 70 đơn vị quân đội đã được thành lập. Hàng ngàn đơn vị vũ khí thiết bị mới và hiện đại hóa được trang bị cho nhóm quân đội của Quân khu phía Tây. Và, tất nhiên, việc huấn luyện lực lượng Nga và đồng minh duy nhất ở phía Tây - Belarus, đóng một vai trò quan trọng. Theo các thỏa thuận, trong trường hợp bị nước thứ ba tấn công, cả hai quân đội sẽ hành động cùng nhau. Về hợp tác kỹ thuật quân sự, Nga thuê hai căn cứ ở Belarus - Baranovichi trong hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa và Vileyka - nơi cung cấp sự tương tác với các tàu ngầm hạt nhân trực chiến ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Hơn nữa, Nga không trả một xu nào, vì các cơ sở này hoạt động vì an ninh chung của Nhà nước Liên minh. Tập trận chung Nga-Belarus Zapad-2017 trên thao trường Osipovichsky ở vùng Mogilevskiy SPUTNIK Tập trận chung Nga-Belarus "Zapad-2017" trên thao trường Osipovichsky ở vùng Mogilevskiy Về phần mình, Moskva giúp đỡ bằng mọi cách để tăng cường khả năng phòng thủ của Belarus: cung cấp cho nước láng giềng phương Tây tất cả các vũ khí và thiết bị quân sự cần thiết. Hầu hết các vũ khí được chuyển giao miễn phí hoặc với giá ưu đãi. Minsk tiếp nhận vũ khí nhỏ, pháo binh, xe bọc thép và hệ thống phòng thủ tên lửa.
Theo Danviet
Bộ trưởng Quốc phòng Nga thích thú với khoai luộc, chè xanh của Việt Nam Bộ trưởng Quốc phòng Nga tỏ ra thích thú nếm thử các món ăn dân dã của Việt Nam khi tới tham quan gian trưng bày của đoàn QĐND Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng LB Nga Sergey Shoigu hôm 17/8 tới thăm quan gian gian trưng bày của đoàn QĐND Việt Nam tại Nhà hữu nghị Army Games 2019. Bộ trưởng Sergey...