Phạt 9 tháng “tù treo” vì giả mạo có “ông chú ở Viettel”
Giả danh “có ông chú ở Viettel” để lừa chủ thuê bao điện thoại di động nạp tiền khuyến mại “khủng” lên đến 500%, Tuấn Anh đã chiếm đoạt của các bị hại hàng triệu đồng.
Tuấn Anh sau phiên xét xử.
Ngày 19/5, TANDTP Hà Nội đã đưa vụ án “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” ra xét xử và tuyên phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo đối với bị cáo Nguyễn Tuấn Anh (23 tuổi, quê Hà Giang) – đối tượng đã giả danh “có ông chú ở Viettel” để lừa đảo nhiều người bằng hình thức nạp thẻ điện thoại.
Cơ quan tố tụng làm rõ đầu tháng 11/2014, Tuấn Anh lên mạng internet tìm hiểu cách để tích hợp thanh toán trực tuyến vào các web nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Cuối năm 2014, Tuấn Anh mua tên miền bugthecao.com, đăng ký tài khoản tại Cổng thanh toán ngân lượng điện tử Ngân lượng để tích hợp lên web bugthecao.com. Sau đó, Tuấn Anh đăng lên web bugthecao.com thông tin: “Nạp tiền điện thoại khuyến mãi 500% từ bugthecao.com” và hướng dẫn cách nạp thẻ điện thoại.
Video đang HOT
Khi khách hàng nạp thẻ sẽ chọn nhà mạng cần nạp, sau đó nhập mã số thẻ cào, số seri và số điện thoại của khách hàng lên web.Sau khi khách hàng điền đầy đủ các thông tin trên và kích vào ô nạp thẻ, hệ thống sẽ tự động nạp số tiền của thẻ vào tài khoản đã đăng ký tại Cổng thanh toán Ngân lượng và số tiền này của khách hàng bị Tuấn Anh chiếm đoạt. Còn chủ các thuê bao di động thì không nhận được bất cứ một đồng tài khoản nào.
Tài liệu tố tụng còn làm rõ, Tuấn Anh đăng thông báo: “Mãi nhân 10 mệnh giá thẻ nạp nếu nạp từ thenapdidong.com từ ngày 19/12/2014 đến hết ngày 21/12/2014″.
Những chiêu trò lừa đảo của Tuấn Anh khá phổ biến như thông tin có “có ông chú ở Viettel” hoặc một số nhà mạng khác và hướng dẫn người truy cập thực hiện các thao tác theo hướng dẫn sẽ nhận được những khoản tiền khuyến mãi “khủng”. Nếu người truy cập thực hiện thì tiền trong thẻ cào sẽ bị chuyển sang tài khoản khác và bị chiếm đoạt.
Bằng thủ đoạn này, Tuấn Anh đã lừa đảo trót lọt nhiều bị hại và chiếm đoạt 8 triệu đồng. TAND Hà Nội quyết định tuyên phạt Tuấn Anh 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Hồng Ngân
Theo Dantri
Cảnh báo nạn giả mạo số điện thoại Công an để lừa đảo
Mặc dù thời gian qua, Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành trên cả nước đã liên tục cảnh báo về loại tội phạm sử dụng điện thoại giả mạo Công an điều tra để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng mới đây tại Bình Dương, một cụ bà 62 tuổi đã bị lừa đảo chiếm đoạt 200 triệu đồng bằng thủ đoạn đã được cảnh báo từ lâu nay.
Theo điều tra, khoảng 14h30 ngày 27/4, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của bà T.T.U. (62 tuổi, ngụ phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), bọn lừa đảo gọi điện thoại giả danh cán bộ Công an rằng bà U. "dính" vào đường dây tội phạm rửa tiền quốc tế. Hiện bà U. đang bị điều tra vì liên quan đến tội phạm rửa tiền.
Ban đầu, bà U. hoang mang và nói với người bên kia điện thoại là bà không dính dáng gì đến bọn tội phạm rửa tiền. Lúc này, bọn lừa đảo nói rằng bà hãy chuyển 200 triệu đồng vào số tài khoản của cơ quan điều tra, nhằm chứng minh bà không có liên quan đến tội phạm rửa tiền.Sau khi cơ quan điều tra kiểm tra số tiền này không dính đến rửa tiền, thì ngay tức khắc số tiền 200 triệu đồng sẽ được chuyển trả ngay cho bà.
Vì nhẹ dạ, tin lời bọn lừa đảo, bà U đã chuyển 200 triệu đồng vào số tài khoản do bọn chúng đưa là 050050873... Sau khi chuyển tiền, ngồi chờ mãi vì tiền đi mà không... trở lại, bà U mới biết mình bị lừa và trình báo Công an. Để tạo được lòng tin của những người bị hại, các đối tượng dựng kịch bản, gây tiếng động, âm thanh để nạn nhân nghe qua điện thoại cứ tưởng là đang nói chuyện với cán bộ điều tra thật.
Cơ quan Công an lấy lời khai của các đối tượng lừa đảo qua điện thoại.
Đầu tháng 11/2014, cơ quan Công an nhận được đơn trình báo của bà L.T.P., trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội về việc bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền 2.350.000.000 đồng, dưới hình thức bị đối tượng gọi điện đe dọa bà nợ cước điện thoại và nói chứng minh thư của bà P. có liên quan vào vụ tiêu cực với tổng số tiền 16.000.000.000 đồng. Để giải quyết việc này, đối tượng yêu cầu bà P. chuyển tiền vào 8 tài khoản Ngân hàng Techcombank do đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt. Bà P đã rút tiền tiết kiệm và chuyển vào tài khoản của các đối tượng với số tiền 2.350.000.000 đồng. Sau đó, bà P. phát hiện đã bị lừa đảo đã báo với cơ quan Công an.
Trước tính chất phức tạp của vụ việc, để đấu tranh với ổ nhóm tội phạm này Phòng PC50 đã xác lập chuyên án, khẩn trương điều tra làm rõ ổ nhóm đối tượng gồm: Vũ Văn Đại, Nguyễn Trọng Đức (29 tuổi, trú tại Nguyễn Xiển, Thanh Xuân Hà Nội); Đỗ Đình Phương (43 tuổi, trú tại phố Hoa Lâm, phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội), nhân viên Công ty cổ phần Nhân lực An Đạt; Nguyễn Xuân Độ (25 tuổi, trú tại phường Mai Dịch, Nam Từ Liêm); Trần Nguyên Bình (26 tuổi, trú tại Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội); Trần Xuân Hòa (29 tuổi, trú tại Phú Đô, Nam Từ Liêm).
Tại cơ quan điều tra, Vũ Văn Đại khai nhận vào khoảng tháng 4/2014, thông qua mạng facebook, nhóm "Việc làm Tiếng Trung", Đại nhận phiên dịch cho 2 đối tượng người Đài Loan tại Hà Nội.
Theo Trung tá Đặng Hồng Minh, Phó Đội trưởng Đội 2 Phòng PC50 Công an Hà Nội, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác khi nghe điện thoại của người lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, thẻ tín dụng. Trường hợp có người xưng là Công an thì người dân cần đề nghị cho biết tên, nơi làm việc, giấy mời hoặc giấy triệu tập để trực tiếp liên hệ với cơ quan, đơn vị đó...
Người dân không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Nếu nghi vấn hoặc phát hiện cá nhân, tổ chức hoạt động lừa đảo hoặc số tài khoản nào được yêu cầu chuyển nộp tiền không có lý do chính đáng thì cần báo ngay cho cơ quan Công an...
Theo Công an Nhân dân
Bị lừa đảo qua điện thoại hãy gọi ngay đến số 04.800126 và 04.38700700 Trước hiện tượng lừa đảo qua điện thoại vẫn đang diễn ra tại Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước, VNPT Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước vấn nạn này. Tang vật một vu lừa đảo qua điện thoại bị công an Hà Nội triệt phá năm 2014. Ảnh: H.P Trong thời gian vừa qua,...