Phạt 8 năm tù giam đối với đối tượng chở 34 người nhập cảnh trái phép
Ngày 15/4, kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Chín (sinh năm 1981; ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) 8 năm tù về tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Bị cáo Phạm Văn Chính bị Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau tuyên phạt 8 năm tù giam.
Ngoài phạt tù, Hội đồng xét xử cũng quyết định tịch thu tàu cá của Phạm Văn Chín để xung công quỹ nhà nước.
Theo cáo trạng, ngày 28/1, có một người tên là Âu (chưa xác định rõ nhân thân) gọi điện thuê Phạm Văn Chín chở mỏ neo, gạo… ra biển rồi chở mực về đất liền với giá từ 1 – 3 triệu đồng/chuyến. Khi thỏa thuận xong, Phạm Văn Chín thuê Lê Văn Đạt phụ tải hàng hóa, câu mực…
Khoảng 8 giờ ngày 30/1, Âu điện thoại cho Phạm Văn Sức (chú của Chín) thuê 1 chiếc đò chở 2 tấn mực, mua 1 sim điện khác để liên hệ với Chín và người chạy đò. Đến 17 giờ cùng ngày, Chín điều khiển tàu cá CM 91651- TS cùng Đạt xuất bến theo đường sông đến cửa biển Gành Hào – Bạc Liêu đi ra biển.
Ngày 31/1, sau khi điều khiển tàu đến điểm tọa độ đã hẹn, Âu cho 2 người sang tàu cá của Phạm Văn Chín nhận đồ và đưa 34 người trên tàu của mình sang tàu Chín để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Đến khoảng 16 giờ ngày 2/2, Âu sử dụng số điện thoại nước ngoài liên hệ với Phạm Văn Sức thông báo rạng sáng hôm sau tàu chở hàng vào tới nên nhờ thuê 1 chiếc đò. Sau đó, Phạm Văn Sức cùng với chị ruột là Phạm Thị Chuộng đã liên hệ thuê đò của Phạm Văn Sang và Phạm Văn Vũ.
Khi tiếp nhận người, Phạm Văn Chín điều khiển tàu hướng về vùng biển Cà Mau. Khoảng 21 giờ ngày 2/2, Chín nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ yêu cầu điều khiển tàu đến cửa biển thuộc ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau neo đậu sẽ có người ra nhận đưa vào đất liền. Trong lúc tàu đang neo đậu, lực lượng làm nhiệm vụ Đồn Biên phòng Sông Đốc phát hiện Chín, Đạt và 34 người nhập cảnh trái phép.
Các đối tượng Phạm Hoàng Lộ, Phạm Văn Sức, Phạm Thị Chuộng, Nguyễn Ngọc Huyền và Âu có liên quan vụ án nhưng hiện nay chưa làm việc được với đối tượng Lộ và Âu nên cơ quan Cảnh sát điều tra tách ra để tiếp tục điều tra xử lý; 34 người có hành vi nhập cảnh trái phép cũng được tách ra tiếp tục điều tra…
Theo Hội đồng xét xử, trước khi ra biển, đối tượng Phạm Văn Chín có cam kết gửi Trạm kiểm soát biên phòng Gành Hào về việc thường xuyên thông báo cho lực lượng chức năng về tình hình an ninh trật tự, người nhập cư trái phép trên biển. Quãng đường từ nơi tiếp nhận đến cửa biển Sào Lưới, bị cáo có đủ thời gian để suy nghĩ về việc làm của mình nhưng vì lợi ích đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội…
Ba lần nhượng bộ nhà thầu Trung Quốc tại vụ án Gang thép Thái Nguyên
Cựu chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) Mai Văn Tinh im lặng trước câu hỏi của thẩm phán "có bao giờ có tư tưởng nể nang nhà thầu Trung Quốc không?".
Thẩm phán Trương Việt Toàn lặp lại lần nữa câu hỏi, song cả hai lần ông Tinh không trả lời. Đây là câu hỏi cuối cùng thẩm phán Toàn dành cho bị cáo Tinh, kết thúc ngày xét xử thứ hai đại án liên quan sai phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, ngày 13/4.
"Bị cáo có từng thật tâm tự hỏi, tại sao hôm nay phải đứng trước vành móng ngựa?". Ông Tinh đáp: "Tôi nhận ra, do hoàn cảnh. Tôi chỉ cố gắng làm cách nào cho tốt nhất, bởi vì...". Câu trả lời của ông bị thẩm phán ngắt lời, cho hay: "Không phải. Đấy chỉ là nguyên nhân ngoại cảnh".
Các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong phiên xét xử vụ án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Ảnh: Nam Anh
Ông Tinh hầu tòa với cáo buộc VNS (công ty mẹ) và Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO, công ty con) đã ít nhất 3 lần thoả hiệp với các đòi hỏi từ phía nhà thầu Trung Quốc trong quá trình thực hiện dự án.
42 năm sau ngày ra lò mẻ gang đầu tiên, đánh dấu lịch sử của khu Công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín, ngày 1/4/ 2005, TISCO được giao làm chủ đầu tư dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Video đang HOT
Tháng 10/ 2005, thời điểm một chỉ vàng chỉ có giá 800.000 đồng, dự án đã được phê duyệt tổng mức đầu tư tới hơn 3.800 tỷ đồng. Với dự án quy mô lớn này, TISCO bắt đầu công cuộc tìm kiếm nhà thầu quốc tế. 21 tháng sau, hợp đồng TISCO ký hợp đồng với nhà thầu MCC- Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc.
Trong nhiều nội dung ký kết, hợp đồng này nêu hai vấn đề cốt lõi: tiến độ và hình thức gói thầu. Theo đó, sau đúng 30 tháng kể từ ngày ký kết, 12/7/2007, MCC phải bàn giao dự án cho TISCO. Hợp đồng 160 triệu USD là trọn gói, không thay đổi suốt quá trình thực hiện.
Cả hai thoả thuận đều bị nhà thầu Trung Quốc phá vỡ. Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, 11 tháng sau khởi công, MCC chưa thực hiện bất cứ hạng mục nào, rút hết người về nước, đòi kéo dài thời gian và tăng giá hợp đồng.
Theo cáo buộc, lần đầu tiên, nhượng bộ đòi hỏi của nhà thầu được xác định vào ngày 11/8/2008 khi Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng ký văn bản gửi cơ quan chủ quản, Bộ Công Thương và VNS xin "cho giải quyết đặc cách" phạm vi được điều chỉnh giá thiết bị và các chi phí khác của dự án.
Nhận kiến nghị của Bộ Công Thương, Chính phủ trưng cầu nhận định bốn bên: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước.
Các cơ quan này cùng phản hồi nhấn mạnh đây là hợp đồng trọn gói, chỉ cho phép điều chỉnh giá với phần công việc do nhà thầu Việt Nam đảm nhận, theo Thông tư 09/2008 của Bộ Xây dựng. Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích, dự toán chưa có mà chỉ căn cứ đề xuất nhà thầu để điều chỉnh giá là "vô căn cứ". Bộ này kiến nghị TISCO "phạt hợp đồng, huỷ đấu thầu".
Hãng luật quốc tế được TISCO thuê để tư vấn sự việc này cũng đưa ra nhận định tương tự, khẳng định "TISCO có cơ sở khá vững chắc trong vụ việc chống lại MCC. Quy định của hợp đồng có lợi cho TISCO".
Ngày 29/9/2007, dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 chính thức khởi công. Ảnh: Tisco.com.vn
Nhưng TISCO tiếp tục đề nghị cho phép điều chỉnh chi phí xây lắp, ký hợp đồng thầu phụ theo hình thức đơn giá điều chỉnh. Tháng 11/2008, ông Mừng ký văn bản đề nghị VNS xin Thủ tướng cho phép điều chỉnh giá và hợp đồng.
Tháng 1/2009, Chủ tịch VNS quyết định thành lập Đoàn đàm phán gồm 2 thành viên VNS và 5 người của TISCO, nhiệm vụ đàm phán với MCC về việc điều chỉnh giá trị hợp đồng.
Cuộc đàm phán 3 ngày từ 4/2 đến 6/2/2009 đánh dấu lần thứ hai, VNS và TISCO nhượng bộ nhà thầu. Theo đó, TISCO đồng ý điều chỉnh giá một lần với 14 loại vật liệu được bù giá. Ngày 23/4/2009, MCC tiếp tục đề xuất, phần xây lắp sẽ do TISCO thực hiện và chịu rủi ro. Nếu giá thực tế vượt quá hợp đồng, TISCO chi trả.
Lần thứ hai trong vòng 6 tháng, TISCO nhờ đến tư vấn pháp lý của hãng luật quốc tế và cũng là lần thứ hai, hãng luật này khẳng định "MCC chấp nhận rủi ro biến động giá khi ký hợp đồng trọn gói, nên không thể đơn phương điều chỉnh và tăng giá. Nếu họ làm vậy sẽ vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại cho TISCO".
Khi đánh giá các sai phạm trongv vụ án này, VKSND Tối cao nhận định VNS và TISCO biết rõ sai phạm của MCC; hợp đồng dự án là trọn gói, không thể điều chỉnh giá song vẫn chấp nhận các đòi hỏi vô căn cứ của MCC, tìm nhà thầu phụ để thực hiện phần xây lắp. Đây cũng là tiền đề cho các lãnh đạo ngành thép sa chân vào sai phạm bị cáo buộc tiếp theo: Lựa chọn nhà thầu không có năng lực khiến dự án thất bại.
Bị cáo Trần Trọng Mừng. Ảnh: TTXVN
Ngày 16/6/2009, tại văn bản ký trước khi về hưu, Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng đề nghị chọn Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON), doanh nghiệp do Bộ Công Thương sở hữu 82,75% vốn điều lệ, làm nhà thầu phụ và được phép điều chỉnh chi phí phần xây lắp.
Ngày 31/8/2009, người kế nhiệm ông, bị cáo Trần Văn Khâm ký Phụ lục điều chỉnh lần thứ tư của hợp đồng, giới thiệu VINAINCON với MCC, hẹn ngày ký hợp đồng ba bên và chấp nhận "nếu chi phí vượt thì phần tăng thêm sẽ do Chủ đầu tư (TISCO) chịu trách nhiệm thanh toán". Ông Khâm đồng thời gửi tờ trình xin VNS điều chỉnh tăng vốn phần xây lắp hơn 15,6 triệu USD.
Một tháng sau, ông Khâm cùng Tổng giám đốc VINAINCON và đại diện MCC chính thức ký hợp đồng thầu phụ ba bên. Lần thứ ba lãnh đạo TISCO chấp nhận đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc, với điều khoản ghi trong hợp đồng: "Nếu VINAINCON vi phạm, phải đảm bảo cho MCC miễn chịu trách nhiệm về bất cứ bồi thường tổn thất nào do vi phạm này gây ra" .
Cáo trạng kết luận, những hành vi nêu trên của TISCO và VNS đã phá vỡ nguyên tắc hợp đồng trọn gói ký kết ban đầu với MCC, dẫn đến phải điều chỉnh cơ cấu và làm tăng tổng mức đầu tư. Việc này cũng gây bất lợi cho TISCO khi không ràng buộc được trách nhiệm MCC, tạo điều kiện cho nhà thầu này có lý do chối bỏ trách nhiệm.
Việc ký hợp đồng thầu phụ với VINAINCON không cứu vãn được tiến độ dự án. Vài tháng sau, doanh nghiệp này trả lại phần việc chưa khởi công, thi công cho TISCO do không đủ năng lực. TISCO sau đó tiếp tục ký 13 hợp đồng thầu phụ với 13 nhà thầu khác, song hết hạn hợp đồng, tức 31/5/2011, vẫn chưa hoàn thành.
Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 ngừng thực hiện. Sau 14 năm ký hợp đồng thi công với MCC, dự án chưa thể vận hành. TISCO chịu thiệt hại hơn 830 tỷ đồng, là các khoản trả lãi ngân hàng từ khi dừng dự án, đến khi khởi tố vụ án, cáo trạng nêu.
Trả lời xét hỏi trong 2 ngày diễn ra phiên tòa vừa qua, cựu Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng phủ định vai trò chủ mưu, nhiều lần khẳng định, khi nhận thấy sai phạm của nhà thầu Trung Quốc đã có văn bản gửi Bộ Công Thương và công ty mẹ là VNS; kiến nghị xem xét chấm dứt hợp đồng và kiện MCC ra toà án quốc tế.
Phủ nhận điều này, bị cáo Tinh khẳng định chưa từng nhận văn bản nào của TISCO với nội dung như lời khai của bị cáo.
Hiện trạng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 sau 14 năm thi công. Ảnh: Hoài Thu
Đại diện Bộ Công Thương, với tư cách cơ quan quản lý ngành, nói "rất đau lòng" khi 19 bị cáo đứng trước vành móng ngựa hôm nay đều là cựu cán bộ thuộc bộ. Vị này khẳng định Bộ Công Thương ký tất cả các văn bản đều đúng pháp luật.
"Vậy toà lưu ý, nếu Bộ Công Thương ký các văn bản đúng pháp luật cả, thì có lẽ hôm nay sẽ rất ít bị cáo đứng đây", thẩm phám Trương Việt Toàn nói.
Dù vướng mắc nhiều vấn đề với MCC, hai tuần trước khi vụ án được đem ra xét xử, TISCO đã nối lại đàm phán lại với nhà thầu này để hoàn thiện dự án, do hợp đồng còn hiệu lực. Trình bày tại toà, đại diện của TISCO chưa tiết lộ kết quả đàm phán.
Hôm nay, phiên xét xử tiếp tục, dự kiến kéo dài hết 21/4.
Khởi tố đối tượng đưa 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam Liên quan đến vụ việc 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và bị phát hiện tại Quảng Bình, cơ quan công an đã khởi tố đối tượng tổ chức cho người nhập cảnh trái phép. Ngày 13/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố...