Phạt 7 nhân viên đường sắt uống rượu bia trong giờ làm việc
Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt hành chính đối với 7 nhân viên đường sắt sử dụng rượu bia trong giờ làm việc.
Đội 1, Phòng hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường sắt, Cục CSGT cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị phát hiện, xử lý 7 trường hợp nhân viên đường sắt vi phạm nồng độ cồn.
Gần đây nhất, vào lúc 14h ngày 18/9, Tổ công tác Đội 1 kiểm tra nồng độ cồn đối với 5 nhân viên đường sắt phục vụ chạy tàu trên đoàn tàu SE9, xuất phát tại ga Hà Nội.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 trường hợp sử dụng rượu bia, vi phạm nồng độ cồn cho phép (1 trường hợp: 0,255mg/l khí thở và 1 trường hợp: 0,094mg/l khí thở).
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn đối với nhân viên phục vụ tàu.
Lúc này, Tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 nhân viên nói trên.
Lực chức năng lập biên bản xử phạt 750.000 đồng/trường hợp theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo Cục CSGT, từ nay đến hết năm 2019, đơn vị sẽ thường xuyên xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt ở khu vực ga, bến tàu, đường ngang…, nhất là với các nhân viên đường sắt trước khi tàu xuất phát để ngăn chặn các vi phạm nồng độ cồn, gây ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.
Video đang HOT
Điều 59, Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt quy định xử phạt nhân viên đường sắt vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng không vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 1 tháng đến 3 tháng.
NGUYỄN PHƯƠNG
Theo VTC
Đề nghị xử lý dứt điểm sai phạm tại 8B Lê Trực, đất đai Sóc Sơn, Ba Vì
"Đề nghị TP xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực, thông báo kết luận thanh tra, xử lý các vi phạm về đất đai tại Yên Bài- Ba Vì, Minh Trí- Sóc Sơn".
Cử tri TP. Hà Nội đề nghị TP xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực.
Đó là một trong những ý kiến, kiến nghị của cử tri TP. Hà Nội trước thềm kỳ họp thứ 9 HĐND TP khoá XV được Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội tổng hợp.
Bên cạnh đó, các cử tri trên địa bàn TP. Hà Nội còn quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến quản lý đất đai.
Cụ thể, cử tri các quận Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hai Bà Trưng đề nghị UBND TP có biện pháp khắc phục và đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường sắt Nhổn - ga Hà Nội do tiến độ quá chậm, việc hoàn trả mặt đường kém... để tránh gây lãng phí thời gian và tiền của nhà nước.
Cử tri quận Bắc Từ Liêm đề nghị UBND TP xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, cán bộ liên quan và điều chỉnh quy hoạch theo 4 nội dung trong đơn kèm theo công văn của Văn phòng Chính phủ về việc chuyển 30 đơn thư của công dân TP. Hà Nội liên quan đến Khu đô thị Vibex.
Khu đô thị Vibex có diện tích quy hoạch 48,56 ha thuộc địa điểm các phường Đức Thắng, Đông Ngạc, Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Theo các cử tri, Khu đô thị vibex được quy hoạch từ năm 2010 nhưng không triển khai. Năm 2017, quy hoạch lại đã lấy ý kiến nhân dân nhưng không nhận được sự đồng thuận. Nhân dân có ý kiến nhưng không được tiếp thu, TP phê duyệt quy hoạch giữ nguyên theo đề xuất của chủ đầu tư (công ty bê tông). Công ty bê tông đã báo sai nguồn gốc đất: đất nhân dân đang sử dụng nhưng báo cáo là đất nông nghiệp; đất công ty Hà Thái được giao không thực hiện đã bị thu hồi lại báo cáo là đất cơ quan. Việc phê duyệt này đã làm ảnh hưởng xấu đến đời sống gần 200 hộ dân.
Kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 8-10/7, trong đó kỳ họp sẽ dành 1 ngày (9/7) để chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề "nóng" được người dân quan tâm.
Trong khi đó, cử tri quận Thanh Xuân cho rằng việc quản lý nhà chung cư nói chung và giải quyết những bất cập tại các khu chung cư thương mại trên địa bàn TP còn nhiều khó khăn.
Theo quy định của Thông tư 02/2016/TT-BXD, phải có trên 50% chủ sở hữu tham dự Hội nghị chung cư thì việc thành lập Ban Quản trị mới có hiệu lực. Tuy nhiên, trong thực tế, quy định rất khó thực hiện, dẫn đến Ban Quản trị được thành lập không được một số cư dân đồng thuận, không có "tiếng nói" khi điều hành các việc của toà nhà. Cử tri đề nghị TP xem xét, đề xuất điều chỉnh quy định trên.
Cử tri TP. Hà Nội đề nghị UBND TP thông báo kết quả thanh tra, xử lý các vi phạm về đất đai tại Yên Bài - Ba Vì, Minh Trí - Sóc Sơn.
Bên cạnh đó, cử tri quận Thanh Xuân đề nghị TP xem xét, thông tin đến cử tri đối với vấn đề: Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có lệnh dừng xây dựng các dự án nhà cao tầng trong quận nội thành và TP cũng đã có chủ trương hạn chế xây nhà cao tầng trong khu đô thị, nhưng thực tế nhiều nhà cao tầng vẫn mọc lên kéo theo nhiều hệ lụy khi hạ tầng không đáp ứng dẫn đến tình trạng thiếu điện, nước sinh hoạt cục bộ, vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng, nguy cơ cháy nổ cao ớ các khu chung cư và ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, đề cập đến nội dung liên quan đến cơ chế chính sách, cử tri các quận, huyện Long Biên, Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai đề nghị TP chỉ đạo hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi; chỉ đạo Ngân hàng cho giãn nợ, có cơ chế ưu tiên hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp đối với các hộ vay ngân hàng đế phát triến chăn nuôi đã bị thiệt hại do dịch bệnh; mức vốn 50 triệu/hộ hiện nay quá thấp.
Cử tri cũng nêu vấn đề trong thời điểm diễn biến dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục lan rộng và có thể đến nguồn cung thịt lợn phục vụ nhân dân thì phương án của thành phố như thế nào? Đồng thời, cử tri đề nghị Thành phố tổ chức xét nghiệm mẫu dịch tảlợn châu Phi miễn phí cho nhân dân.
Về giáo dục, văn hóa, cử tri phản ánh tình trạng quá tải ở các trường học nội thành, nhất là trên địa bàn quận Hoàng Mai, Nam Từ Liêm; đồng thời kiến nghị thành phố cho xây dựng thêm các trường học, nhất là tại các khu đô thị.
Cử tri cũng đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo tổ chức Kỳ thi viên chức giáo dục năm 2019 đảm bảo về thời gian trước khi các trường học bước vào năm học mới 2019-2020.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, cử tri đề nghị UBND Thành phố cần nghiên cứu, có biện pháp xử lý nguồn nước thải sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất... trước khi xả thải ra ao, hồ, sông, suối đảm bảo bền vững trong kết quả xử lý các hồ, sông trên địa bàn...
Theo Danviet
Tổng thầu còn "nợ" những gì tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông? Khối lượng công việc còn lại của dự án tuy không nhiều nhưng khá phức tạp, nhiều nội dung thử nghiệm phải vừa thực hiện vừa căn chỉnh. Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành thử trên tuyến chính - Ảnh: Thụy Du Ngày 26/9, Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, dự án đường sắt đô thị Hà...