Phạt 6 đơn vị vi phạm giá sữa
Qua công tác kiểm tra, quản lý Sở Tài chính Hà Nội đã thông báo danh sách 6 đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá sữa dành cho trẻ em với tổng mức tiền phạt là 220 triệu đồng.
Báo Hà Nội mới đưa tin Sở Tài chính Hà Nội vừa có thông báo danh sách 6 doanh nghiệp (DN) bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi năm 2015, với tổng mức tiền phạt là 220 triệu đồng.
Theo đó Siêu thị Big C the Garden thuộc Công ty TNHH Thương Mại Quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long và Công ty cổ phần thực phẩm Châu Âu bị phạt 50 triệu đồng, Chi nhánh Công ty cổ phần thương mại Bài Thơ tại Hà Nội (Siêu thị Bài Thơ): 45 triệu đồng; Công ty cổ phần sữa Dairy Goat: 40 triệu đồng; Cửa hàng Liên Đạt Số 284 Bạch Mai: 20 triệu đồng và Siêu thị thuộc công ty TNHH quốc tế B&B Việt Nam: 15 triệu đồng.
6 Doanh nghiệp sữa bị xử phạt (Ảnh minh họa)
Tờ Thời báo tài chính Việt Nam cũng cho biết ngoài 6 doanh nghiệp kinh doanh sữa nói trên, còn có 6 doanh nghiệp kinh doanh vận tải cũng bị Sở Tài chính Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính, gồm: Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại tổng hợp Việt Nam 30 triệu đồng; Công ty TNHH và Vận tải Hưng Thành 30 triệu đồng; Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và dịch vụ vận tải Kỳ Tài 45 triệu đồng; Chi nhánh Công ty cổ phần Transimex-Saigon 40 triệu đồng; Chi nhánh Công ty Vận tải Hòa Bình 30 triệu đồng; Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và vận tải Vũ Hoàng 40 triệu đồng.
2 doanh nghiệp kinh doanh khí gas bị phạt tổng cộng 50 triệu đồng, gồm: Công ty TNHH khí đốt Thăng Long 25 triệu đồng; Công ty cổ phần Thương mại dầu khí An Dương 25 triệu đồng.
Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính qua kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý Nhà nước về giá, kiểm soát yếu tổ hình thành giá, niêm yết giá của 14 doanh nghiệp đăng ký giá, kê khai giá nói trên được Sở Tài chính Hà Nội lập biên bản xử phạt trong năm 2015 là 485 triệu đồng.
Video đang HOT
oàn kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý Nhà nước về phí trông giữ xe máy đã tiến hành kiểm tra 36 tổ chức, cá nhân; lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 22 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 115,7 triệu đồng.
Trong tháng 1/2016, Sở Tài chính Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục chủ trì cùng các ngành kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý Nhà nước về giá của các tổ chức, cá nhân kê khai giá đảm bảo đúng các quy định hiện hành. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý Nhà nước về phí trông giữ ô tô, xe máy, xe đạp trên địa bàn thành phố.
HÀ THẢO (Tổng hợp)
Theo viettq
Công an xã, phường có được xử lý vi phạm giao thông?
Trưởng công an cấp xã (phường, thị trấn) có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hỏi: Tôi có đỗ xe ở lòng đường trái quy định, bị công an phường yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ. Tôi muốn hỏi thẩm quyền của công an phường trong việc xử lý vi phạm giao thông như thế nào?
MAI LOAN
Công an xã, phường có được xử lý vi phạm giao thông? - Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật, ngoài cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012 còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Về thẩm quyền các lực lượng đến đâu bạn có thể tham khảo bài viết: index.php?option=com_content&task=view&id=177127045
Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động (CSCĐ), cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát bảo vệ, và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng quyết định hoặc kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
Khi hết thời gian huy động ghi trong quyết định hoặc kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Theo Điều 8 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát khác và công an xã với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ "Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết".
Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/2010/NĐ-CP thì "Trường hợp không có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt".
Theo quy định này, khi độc lập làm nhiệm vụ (nghĩa là không phải là đi cùng lực lượng cảnh sát giao thông), công an phường chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Và công an phường chỉ có quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông trong các trường hợp: Điều khiển xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu, lưu thông đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông... hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì Trưởng công an cấp xã (phường, thị trấn) cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Dừng hoạt động vận chuyển của công ty du lịch Hoa Phượng Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, liên quan đến vụ việc cháy tàu du lịch QN-4239 trên vịnh Hạ Long, UBND tỉnh đã quyết định tạm dừng hoạt động vận chuyển khách tham quan, lưu trú của đội phương tiện thủy thuộc Công ty TNHH Hoa Phượng Đỏ, bắt đầu thực hiện từ ngày 25/12/2015 để phục vụ công tác kiểm...