Phạt 50 triệu nếu trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng
Với doanh nghiệp trả lương không đúng hạn, dự thảo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất mức phạt từ 20 – 50 triệu đồng.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng đang được công bố lấy ý kiến nhân dân. Theo đó, việc trả lương cho người lao động với thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định có thể bị phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng. Người sử dụng lao động còn phải hoàn trả số tiền lương chênh lệch và ít nhất 5 tháng lương tối thiểu vùng cho người lao động.
Đối với vi phạm không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, dự thảo đề xuất mức phạt tiền từ 10 – 25 triệu đồng.
Video đang HOT
Nếu trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động, dự thảo đề xuất mức phạt từ 20 – 50 triệu đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động phải trả cho người lao động những ngày chậm và một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Ngoài ra, dự thảo đề xuất phạt tiền từ 5 – 7 triệu đồng đối với việc trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định hoặc khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định. Mức phạt cũng được đưa ra từ 15 – 30 triệu đồng đối với hành vi trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động.
Theo VNE
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của lãnh đạo lên 5 năm
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động có trình độ chuyên môn cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt lên 5 năm so với quy định hiện nay.
Trao đổi với VnExpress sáng 31/1, Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội Trần Thị Thúy Nga cho biết cơ quan này đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ tăng cho nữ, vì hiện nay tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 55, kém 5 năm so với lao động nam. Về lộ trình, Vụ Bảo hiểm xã hội đề nghị 2 phương án, một là tăng ngay thêm 5 năm làm việc, hai là tăng theo lộ trình. Thời điểm áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu bắt đầu từ 1/1/2014.
Việc tăng tuổi nghỉ hưu cho một số người lao động nằm trong dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp giữa năm 2012. Biện pháp này nhằm giảm áp lực cho quỹ bảo hiểm xã hội và phù hợp với xu thế tuổi thọ người dân gia tăng.
Theo đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), chế độ hưu trí của Việt Nam còn nhiều bất cập, thể hiện ở tuổi về hưu sớm và một bộ phận lao động được phép về hưu trước tuổi quy định. Chuyên gia ILO tại Việt Nam từng nhận định quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020 và hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2029. Để tránh tình trạng này, ILO khuyến nghị cần tăng dần tuổi nghỉ hưu và sửa đổi cách tính lương hưu để giảm tỷ lệ chi trả.
Điều 187, Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 16/8/2012, có hiệu lực từ 1/5/2013 quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định trên. Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo VNE
PGS Văn Như Cương: Tôi nuôi lợn, sao cấm tôi? "Tôi sợ phải ăn gà thải loại, gà Trung Quốc, tôi phải nuôi một con lợn, một con gà thì đã sao? Tôi muốn nuôi để được ăn thịt sạch tại sao lại cấm tôi? Đó là chuyện quá vô lý", PGS Văn Như Cương chia sẻ. Vị PGS già Văn Như Cương với giai thoại một thời "lợn nuôi người" bật cười...