Phạt 300.000 đồng nếu trêu ghẹo phụ nữ trên đường
Nếu có lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.
Đó là nội dung được đề cập tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, nếu có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác; Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
Mức phạt 500.000 – 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng; Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác; Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác; Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời…
Hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị xử phạt theo quy định nào?
Đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị xử phạt theo Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định?
Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử – văn hóa.
Đối với hành vi chèo kéo, ép buộc khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ?
Người có hành vi chèo kéo, ép buộc khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điều 48 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Đối với hành vi đổ rác, xả nước thải ra đường phố không đúng nơi quy định?
Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi trên.
Hành vi gây ồn ào hoặc tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh tại các khu dân cư?
Video đang HOT
Điều 10 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi gây ồn ào hoặc tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh tại các khu dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.
Đối với người có hành vi bán hàng rong trên lòng đường, hè phố?
Người có hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Đối với hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác…trên đường bộ?
Người có hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác…trên đường bộ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư?
Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
Mức phạt tiền trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Còn xuất hiện tình trạng trẻ em lang thang, xin ăn biến tướng, vậy việc xử phạt theo quy định nào?
Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định:
- Đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền với mức từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống bị phạt tiền với mức từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi bị phạt tiền với mức từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nhiều chính sách "sát sườn" có hiệu lực từ ngày 1/8
Từ ngày 1/8, một số chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân sẽ có hiệu lực như gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư bị phạt 60 triệu đồng, người nước ngoài được mang ô tô nhà ở lưu động vào Việt Nam du lịch...
Lãng phí phạt 60 triệu đồng
Nghị định số 58 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/8, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 192/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng với hành vi gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn (minh họa: Ngọc Diệp)
Theo Nghị định 58, với hành vi sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sai mục đích, tôn chỉ của quỹ do cấp có thẩm quyền ban hành, sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng. Hành vi sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước không đúng quy chế hoạt động, cơ chế tài chính của quỹ được cấp có thẩm quyền ban hành cũng bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
Nghị định 58 cũng bổ sung quy định phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng với hành vi gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật.
Với hành vi sử dụng xăng, dầu, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách nhà vượt tiêu chuẩn, định mức sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.
Phạt tiền từ 1 đến 5 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế. Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ô tô nhà ở lưu động được phép đưa vào Việt Nam du lịch
Nghị định số 57 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/8, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152, ban hành năm 2013 quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.
Ô tô nhà ở của nước ngoài sẽ được vào Việt Nam du lịch
Theo Nghị định 152, một trong các điều kiện đối với phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam là xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ ngồi trở xuống và xe mô tô. Tại Nghị định 57, điều kiện trên đã được sửa đổi, bổ sung là xe ô tô chở khách có tay lái bên trái từ 9 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái và xe mô tô.
Chậm nhất sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định, Bộ GTVT có văn bản chấp thuận phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Văn bản chấp thuận được gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 3 ngày làm việc và nêu rõ lý do.
Lái tàu làm việc không quá 9 tiếng một ngày
Ngày 5/6 vừa qua, Bộ GTVT ban hành Thông tư 21, quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt. Thông tư này quy định rõ, lái tàu, phụ lái tàu, thời gian làm việc không quá 9 tiếng trong một ngày và không quá 156 tiếng trong một tháng.
Lái tàu làm việc không quá 9 tiếng một ngày
Với trưởng tàu, nhân viên và công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu, thời gian làm việc không quá 12 tiếng trong một ngày và không quá 208 tiếng trong một tháng. Trường hợp hành trình chạy tàu dài hơn 12 tiếng thì áp dụng theo chế độ làm việc: thời gian lên ban 8 tiếng, thời gian nghỉ tại chỗ 8 tiếng. Tại các ga đông khách theo quy định thì nhân viên đang nghỉ tại chỗ có trách nhiệm tăng cường đón, tiễn khách.
Công chức phạm luật bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
Cũng từ ngày 1/8, Nghị định 56 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực. Cán bộ được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và có lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mức, lành mạnh; Có sáng kiến, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan.
(minh họa: Ngọc Diệp)
Cán bộ, công chức được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền nghiêm khắc phê bình hoặc xử lý kỷ luật theo quy định; Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Với công chức, hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm cũng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.
Xây dựng khẩn cấp công trình bảo vệ chủ quyền quốc gia
Từ ngày 5/8 tới, Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ có hiệu lực. Đáng chú ý, Nghị định quy định rõ công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách gồm công trình nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn sinh mạng cộng đồng; Công trình có yêu cầu triển khai xây dựng ngay để tránh gây thảm họa trực tiếp đến sinh mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng hoặc để không ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến công trình lân cận.
Thủ tướng cho phép người quyết định đầu tư xây dựng công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu.
Quang Phong
Theo Dantri
5 chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 8 Quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; quy định sử dụng quỹ từ Ngân sách nhà nước sai mục đích... có hiệu lực từ 1/8. Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên thông tin về vụ bắt cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí6 trường hợp không bị hoãn xuất cảnh khi thi hành án dân sựThủ tướng bổ nhiệm...