Phạt 2 điểm trông xe tự phát, “chặt chém”
Dự báo lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 gia tăng, CAP Điện Biên, quận Ba Đình đã chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo TTĐT, phòng ngừa tình trạng hàng quán, “ xe ôm”, xích lô “ chặt chém” khách.
Chỉ huy CAP Điện Biên cho biết: Tính đến hết ngày 1-5, ngày cuối cùng dịp nghỉ lễ, lượng khách đến tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012, song ANTT trên địa bàn luôn được đảm bảo tốt. Để có được kết quả ấy, trước dịp nghỉ lễ nhiều tuần, CAP Điện Biên đã chủ động tham mưu cho UBND phường, BCĐ 197 dựng kế hoạch tuyên truyền đảm bảo TTĐT, VSMT, kiên quyết không để tình trạng hàng quán, “xe ôm”, xích lô “chặt chém” khách đến viếng Lăng Bác. 100% các hộ kinh doanh quán ăn, dịch vụ chụp ảnh, đồ lưu niệm đều được lực lượng công an tuyên truyền, ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, không trông giữ xe tự phát; các bãi trông xe được yêu cầu niêm yết giá, không “chặt chém”.
Song song với công tác tuyên truyền, chỉ huy CAP Điện Biên đã yêu cầu lực lượng CSTT, CSKV, CSHS hóa trang, xuống phố nắm tình hình tại các địa bàn được phân công theo dõi, kịp thời nhắc nhở những vi phạm. Hai tổ công tác hóa trang được yêu cầu nắm tình hình tại các tuyến phố xung quanh Lăng Bác như: Lê Hồng Phong, Bà Huyện Thanh Quan, Ông Ích Khiêm, sáng từ 6h -12h, chiều từ 12h – 18h30 để phát hiện các trường hợp vi phạm, báo cho lực lượng tuần tra công khai xử lý.
Sáng 30-4, lực lượng CSHS CAP Điện Biên phát hiện 2 cá nhân có biểu hiện lập bến bãi trông giữ xe tự phát, trước cửa số nhà 41 và 43B Lê Hồng Phong. Đến khoảng 9h30, lực lượng công an bắt quả tang “chủ bãi” – ông Phan Đức Thọ (SN 1961), trú ở phường Khâm Thiên, quận Đống Đa đang thu 20.000 đồng của một hành khách đến gửi xe; “bãi” xe gần đó của ông Nguyễn Hữu Thịnh (SN 1952), ở phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa bị phát hiện thu 10.000 đồng/xe. “Hai trường hợp này đều bị lập biên bản xử lý theo quy định” – đại diện CAP Điện Biên cho hay. Ngoài tuần tra, xử lý vi phạm, CBCS CAP Điện Biên cũng tích cực hướng dẫn du khách tỉnh ngoài tham quan, viếng Lăng Bác đến gửi xe tại các bến, bãi được cấp phép, qua đó hạn chế đáng kể tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, đảm bảo TTĐT, VSMT trên địa bàn dịp nghỉ lễ.
Video đang HOT
Theo ANTD
Gửi xe mùa lễ hội - "chặt chém" là chính
Được giao quản lý trực tiếp nhưng các quận huyện chỉ dừng ở mức hô hào.
Chủ điểm trông xe ở chùa Phúc Khánh thu 20.000 đồng/lượt xe máy ngay trước mặt cảnh sát đứng giữ trật tự
Theo Quyết định số 47/2011 của UBND TP Hà Nội, giá trông giữ xe máy hiện là 2.000 đồng/ lượt. Vậy nhưng tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa) những ngày qua, du khách phải trả 20.000 đồng/lượt xe máy (bằng với giá gửi ô tô tại 10 quận).
Riêng các loại xe ga, chủ điểm trông giữ từ chối với lý do xe to, chiếm nhiều diện tích, một số chủ điểm đỗ còn ra điều kiện nếu muốn gửi phải chấp nhận trả phí gấp đôi.
Ngoài dùng vé quay vòng (vé tự chế), tại các khu vực gần chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Chùa Hà... nhiều du khách bị các điểm đỗ xe thu với giá gấp 5 lần giá quy định. Vào các bãi gửi xe máy ở chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ chiều 20/2, PV cũng bị nhân viên ở đây thu với giá 10.000/lượt.
Tại Chùa Hà, được treo biển hiệu "Điểm trông xe Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng", và khách được phát vé của Cục Thuế Hà Nội in giá 2.000 đồng/lượt nhưng khi lấy xe nhân viên ở đây đã thu 5.000 đồng.
Thậm chí tấm vé PV nhận được là tờ biên lai "Liên 1" - phần vé đã sử dụng được giữa lại thanh toán cho Nhà nước nhưng nhân viên ở đây đã lấy ra ghi tiếp cho khách.
Tại Phủ Tây Hồ những ngày qua, nhiều ô tô 4 chỗ ngồi vào gửi đã bị điểm trông giữ xe ở đây thu 50.000 đồng/ lượt (dưới 120 phút). Đặc biệt, hầu hết ô tô vào đây không được phát vé.
Để tránh tình trạng loạn giá và đảm bảo trật tự đi lại tại các lễ hội mùa Xuân, hiện hầu hết các khu di tích, đền chùa đều được TP Hà Nội bố trí diện tích đỗ xe và giao cho chính quyền sở tại quản lý.
Cụ thể, Chùa Hà có điểm trông giữ xe của Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng, chùa Trấn Quốc có diện tích đất khuôn viên đường Thanh Niên, đền Ngọc Sơn có khuôn viên bờ dạo hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ có bãi đỗ ô tô, xe máy rộng hàng nghìn m2 bên cạnh... Sau khi được giao mặt bằng, chủ bãi đỗ xe hầu như không phải đầu tư gì mà chỉ việc kẻ vạch vôi, căng dây thừng và treo biển "Trông giữ xe" lên thu hút khách... Vậy nhưng hiện giá phí trông xe ở đây không chỉ cao gấp nhiều lần giá quy định của UBND TP Hà Nội, mà ô tô còn không được phát vé.
Chiều 21/2, ông Đinh Trọng Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, trong thời gian diễn ra lễ hội đầu Xuân, bãi đỗ xe tại Phủ Tây Hồ được TP giao cho quận quản lý.
Tuy nhiên khi PV đề cập các nội dung: Chủ bãi đỗ xe thu giá cao; không đưa vé (với ô tô) và số tiền thu được sử dụng ra sao?, ông Sơn đã hẹn PV hôm khác và sẽ có người trả lời cụ thể.
Còn ông Dương Cao Thanh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho rằng, trông giữ xe tại Chùa Hà được giao cho chính quyền phường Dịch Vọng chịu trách nhiệm.
Theo ông Thanh, sau khi cho lực lượng kiểm tra sự việc trên, nếu báo phản ánh là đúng quận sẽ chấn chỉnh và xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm.
Theo xahoi
TP.HCM: Người dân bị "chặt chém" giá giữ xe trong lễ hội bắn pháo hoa Lợi dụng nhu cầu của người dân đi xem bắn pháo hoa, các bãi xe tự phát đã hét giá trông giữ xe máy với giá "cắt cổ". Ngay từ chập tối, đông đảo người dân đã tụ tập về các tuyến đường như: Hàm nghị, Lê Lợi, Tôn Đức Thắng (quận 1), khu vực cầu Khánh Hội, đại lộ Võ Văn Kiệt,...