Phát 14 triệu đồng/người/tháng cho dân ở Phần Lan: Điều rút ra sau 2 năm
Thử nghiệm cung cấp thu nhập cơ bản hàng tháng cho 2.000 người ở Phần Lan, kéo dài trong 2 năm, mới đây đã có kết quả.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin.
Theo Daily Mail, trong thử nghiệm, 2.000 người được chọn ngẫu nhiên, được cấp 560 euro (khoảng 14 triệu đồng) đều đặn mỗi tháng. Các chuyên gia sau đó đánh giá xem cách thức hỗ trợ mới có hiệu quả hơn phương pháp truyền thống hay không.
“Những người tham gia tỏ ra hài lòng với cuộc sống hơn, giảm thiểu những căng thẳng, sự buồn bã, lo âu hay cảm thấy cô đơn”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tham gia thử nghiệm không tạo ra năng suất lao động cao hơn so với trước khi được hưởng thu nhập cơ bản. Do đó, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin không quyết định áp dụng phương pháp này trên quy mô toàn dân.
Video đang HOT
Phương pháp trên ban đầu được cho là sẽ giúp giải quyết vấn đề nghèo đói, sự bất bình đẳng và giúp mọi người chống lại mối đe dọa của sự mất việc. Đây còn được xem như một phương pháp đơn giản hóa hệ thống thanh toán phúc lợi phức tạp.
Những người ủng hộ mô hình cấp tiền lương cơ bản, cho rằng người dân sẽ sẵn sàng đi làm nhiều hơn, bao gồm cả những công việc bán thời gian vì luôn nhận được một khoản lợi ích nhất định. Còn theo phương pháp truyền thống, Phần Lan chỉ trợ cấp tiền cho người thất nghiệp và khoản tiền này sẽ chấm dứt ngay khi người lao động có việc làm.
Kari Hmlinen, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Kinh tế ở Phần Lan, nói phương pháp trên không hiệu quả vì vấn đề “tìm việc làm không hoàn toàn liên quan đến tài chính, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác”.
Trong khi đó, việc cấp tiền hàng tháng cho toàn bộ người dân sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho chính phủ và “không thể duy trì được”, ông Kari nói.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris, từng tuyên bố rằng chương trình thu nhập cơ bản ở Phần Lan sẽ không tạo ra hiệu quả kinh tế và thậm chí còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn do không giải quyết được vấn đề như sự lười biếng và trì trệ.
Các thử nghiệm tương tự từng diễn ra ở Kenya, Canada, Ấn Độ, Mỹ, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến vấn đề cấp thu nhập cơ bản cho người dân một lần nữa lại được đề cập đến. Những người ủng hộ cho rằng người dân có xu hướng tuân thủ các chỉ dẫn về y tế công cộng khi được đảm bảo thu nhập.
Mỹ hiện đang cấp 1.200 USD mỗi tháng cho toàn bộ người dân vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, miễn là những người này có giấy tờ hợp pháp và có thu nhập trong năm dưới 99.000 USD.
Người Phần Lan có thể làm việc 4 ngày/tuần để chăm lo gia đình
Thủ tướng Sanna Marin đề xuất kế hoạch cho phép người Phần Lan làm việc 4 ngày/tuần, 6 giờ/ngày để dành thời gian cho gia đình.
"Tôi tin mọi người xứng đáng được dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, người thân, các sở thích và những khía cạnh khác trong của cuộc sống của họ, như văn hóa", Thủ tướng Marin, 34 tuổi, nói tuần trước nhân kỷ niệm 120 năm thành lập Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) ở thành phố Turku, tây nam Phần Lan.
Người lao động Phần Lan hiện làm việc 5 ngày/tuần, 8 giờ/ngày. Tuy nhiên, tân Thủ tướng nước này muốn áp dụng một chương trình làm việc linh hoạt hơn cho người dân, trong đó cắt giảm một ngày làm việc mỗi tuần, hai tiếng mỗi ngày. "Đây có thể là bước tiếp theo cho chúng ta trong cuộc đời làm việc", bà nói.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin sau khi nhậm chức ngày 10/12 tại thủ đô Helsinki. Ảnh: AP
Bà Marin trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Phần Lan và là Thủ tướng tại vị trẻ nhất thế giới sau khi nhậm chức hôm 10/12/2019. Người phụ nữ một con đang lãnh đạo một liên minh trung tả với 4 đảng khác đều do phụ nữ đứng đầu và ba trong số những người này chưa đến 35 tuổi.
Trước khi trở thành Thủ tướng, bà từng Bộ trưởng Giao thông Phần Lan và đã đề xuất rút ngắn tuần làm việc để người dân cải thiện các mối quan hệ và năng suất lao động.
Đề xuất của bà Marin ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của Bộ trưởng Giáo dục Li Andersson, lãnh đạo Liên minh Cánh tả.
"Việc người dân Phần Lan được phép làm việc ít hơn là rất quan trọng. Đó không phải là sự lãnh đạo theo phong cách nữ giới mà là đề nghị hỗ trợ và giữ lời hứa với các cử tri", bà Andersson nói.
Tại nước láng giềng Thụy Điển, ngày làm việc 6 giờ đã được áp dụng từ năm 2015, giúp người dân cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh và năng suất hơn.
Hồi tháng 8/2019, chi nhánh Microsoft tại Nhật Bản cũng đưa ra chương trình cho phép 2.300 nhân viên nghỉ thêm ngày thứ 6 vào dịp cuối tuần nhằm giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Kết quả cho thấy năng suất làm việc của công ty trong một tháng đã tăng lên 39,9%.
Theo Anh Ngọc (VNE)
Nữ thủ tướng Phần Lan phản ứng bất ngờ khi Bộ trưởng Estonia gọi là nhân viên bán hàng Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết cô tự hào về thực tế rằng ở nước mình, ngay cả người bán hàng cũng có thể trở thành người đứng đầu chính phủ. Nữ Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin. Đây là cách bà bình luận về những lời của người đứng đầu Bộ Nội vụ Estonia, Mart Helme, khi ông bình luận...